Hơn 3 tấn thuốc Bắc “bẩn” suýt tuồn trót lọt vào nội địa
Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đang tiến hành điều tra, làm rõ một vụ vận chuyển hàng tấn thuốc bắc và nấm khô không rõ nguồn gốc qua địa bàn.
Theo thông tin ban đầu, ngày 15/1, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phối hợp cùng Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch động vật tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ trên QL 1A, đoạn qua địa phận xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang.
Phát hiện xe ôtô BKS 30C – 380.69, do Trần Văn Khương (SN 1984), trú tại Trung Mầu, Gia Lâm, Hà Nội điều khiển có biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng đã tiến hành dừng xe kiểm tra.
Thời điểm trên, phát hiện phương tiện đang vận chuyển 3.500kg hàng hóa gồm nấm khô và thuốc bắc, lái xe cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số hàng trên.
Thuốc Bắc không rõ nguồn gốc xuất xứ bị lực lượng chức năng bắt giữ (Ảnh minh họa).
Cùng ngày, trên Quốc lộ 1A đoạn thuộc địa phận phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tổ công tác liên ngành cũng đã tiến hành kiểm tra xe ôtô BKS 98H-3947 do Trần Đức Mạnh (SN 1972), trú tại huyện Cao Lộc, Lạng Sơn điều khiển. Cơ quan chức năng đã làm rõ BKS được gắn trên phương tiện là biển số giả, chiếc xe trên mang BKS 12C – 002.05.
Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng còn phát hiện trên xe đang vận chuyển 4.000 con gia cầm giống (gà con) không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và giấy chứng nhận kiểm dịch. Chủ hàng của số gia cầm lậu trên là Đỗ Văn Thảo, trú tại thôn Sậm, xã Tân Thịnh (Lạng Giang, Bắc Giang).
Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản và thu giữ toàn bộ số gia cầm trên để tiêu hủy, đồng thời xử phạt hành chính 15 triệu đồng đối với chủ hàng Đỗ Văn Thảo.
Video đang HOT
Hiện, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã lập hồ sơ, bàn giao hai vụ việc trên cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
X. Thái
Theo Dantri
"Cảnh sát mạng" Thủ đô: Giải mã tội phạm online
Họ - những chiến sỹ Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn được đồng đội và nhân dân nhắc đến bằng cái tên quen thuộc: "Cảnh sát mạng" hoặc "Cảnh sát bàn phím".
Dù mới thành lập nhưng đơn vị trẻ này đã liên tiếp lập nhiều chiến công xuất sắc trên mặt trận phòng chống tội phạm đồng thời giữ vai trò quan trọng trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong CATP Hà Nội.
Lực lượng "Cảnh sát mạng" CATP Hà Nội sử dụng thiết bị công nghệ trong công tác chuyên môn
Đánh án xuyên biên giới
Hơn một năm trước, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PCTPSDCNC) CATP Hà Nội được thành lập thí điểm. Đây là đơn vị cấp phòng duy nhất trên cả nước trực thuộc công an địa phương có chức năng phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi gây mất an ninh, an toàn thông tin, sử dụng công nghệ cao để phạm tội.
Chỉ sau thời gian ngắn, mô hình thí điểm đã cho thấy hiệu quả, cũng như nhu cầu cấp thiết cần triển khai lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tại địa bàn trọng điểm như Thủ đô Hà Nội. Khi hàng loạt vụ án công nghệ cao được khám phá, bên cạnh việc ghi nhận, biểu dương thành tích của một đơn vị trẻ, người dân cũng giật mình nhận ra những nguy cơ tiềm tàng đến từ tội phạm sử dụng mạng internet.
Đại tá Lê Hồng Sơn - Trưởng phòng Cảnh sát PCTPSDCNC cho biết, việc bùng nổ công nghệ thông tin là một trong những nguyên nhân khiến tình hình tội phạm liên quan đến an ninh mạng, an toàn thông tin diễn biến phức tạp.
"Đặc thù của tội phạm công nghệ cao là có tính chất quốc tế và phạm tội không giới hạn về lãnh thổ địa lý. Tội phạm có thể từ ngoài biên giới gây án nhằm vào bị hại là người Việt Nam, hoặc chọn Việt Nam làm nơi điều hành các đường dây tội phạm liên quan đến cờ bạc, cá độ qua mạng internet... Gần đây, tội phạm công nghệ cao trong nước cũng lợi dụng mạng máy tính để gây án từ xa mà không cần giao lưu, tiếp xúc với bị hại".
Với sự phối hợp chặt chẽ của Cục Cảnh sát PCTPSDCNC (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ của CATP, lực lượng "Cảnh sát mạng" đã bí mật nắm thông tin về nhiều băng nhóm, hoạt động tội phạm, bắt giữ hàng loạt đối tượng nước ngoài trục lợi phi pháp thông qua mạng viễn thông, mạng máy tính. "Đánh án không biên giới", cụm từ ấy chính xác với đặc thù công việc của lực lượng "Cảnh sát mạng".
Mới đây, các trinh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao đã kỳ công xác minh làm rõ đối tượng mang quốc tịch Nigeria giả danh quân nhân Mỹ đang làm nhiệm vụ tại Afghanistan để lừa đảo qua mạng xã hội đồng thời bắt giữ nhóm đối tượng người Trung Quốc lập "công ty ma" sử dụng thẻ tín dụng tự chế để chiếm đoạt tài sản.
Lực lượng "Cảnh sát mạng" CATP Hà Nội sử dụng thiết bị công nghệ trong công tác chuyên môn
Âm thầm phá nhiều vụ án khó
Năm 2014 ghi dấu nhiều thành công của lực lượng Cảnh sát PCTPSDCNC trên trận tuyến đấu tranh phòng chống tội phạm. Đình đám nhất phải kể đến "Cảnh sát mạng" CATP Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện vụ "nghe lén" quy mô lớn chưa từng có, trong đó Công ty Việt Hồng có hành vi cài đặt trái phép phần mềm giám sát hơn 14.000 điện thoại di động. Song không phải ai cũng biết, "Cảnh sát mạng" còn âm thầm góp công lớn trong việc khám phá nhiều vụ trọng án khác.
Như vụ án mạng xảy ra đêm 10-7, tại đầu ngõ 176 phố Trương Định (quận Hai Bà Trưng), nạn nhân bị một thanh niên không rõ tên tuổi sử dụng hung khí chém nhiều nhát. Do thời điểm xảy ra vào đêm khuya nên không có bất cứ thông tin nào về đối tượng gây án. Việc rà soát các mối quan hệ liên quan đến bị hại cũng không mang lại kết quả. Đúng lúc này, lực lượng Cảnh sát PCTPSDCNC đã khôi phục được dữ liệu từ camera an ninh của một hộ dân ven đường. Căn cứ diễn biến vụ án và lời khai của những người liên quan, cơ quan công an đã làm rõ hung thủ giết người là Phạm Tuấn Anh (29 tuổi, quê ở Thường Tín, Hà Nội, tạm trú ở gần hiện trường vụ án).
Mới đây, việc tìm ra đối tượng trong vụ chiếm đoạt trẻ em xảy ra ở huyện Thanh Trì có phần đóng góp của Phòng Cảnh sát PCTPSDCNC. Trực tiếp tham gia phối hợp điều tra xác minh, lực lượng "Cảnh sát mạng" đã thu thập được hình ảnh của nữ đối tượng điều khiển xe máy bắt cóc bé gái 3 tuổi. Ngay sau đó, những hình ảnh liên quan được phát tán rộng rãi trên mạng và cung cấp cho các đơn vị thuộc CATP. Chưa đầy 24 giờ sau khi hình ảnh được truyền đi, CAQ Hà Đông phối hợp với người dân đã bắt giữ đối tượng, giải cứu an toàn cháu bé.
Công nghệ hóa công tác công an
Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất trong năm 2014 của Công an Thủ đô là đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công tác phục vụ nhân dân. Bên cạnh yếu tố con người, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ngay sau khi thành lập thí điểm, Phòng Cảnh sát PCTPSDCNC đã bắt tay vào nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực của CATP. Theo đánh giá, các đề án công nghệ thông tin mà lực lượng Cảnh sát công nghệ cao đang triển khai đã thể hiện được quy mô, đồng bộ và gắn kết ứng dụng khoa học công nghệ giữa tất cả các lĩnh vực công tác, phục vụ yêu cầu chiến đấu, góp phần cải cách hành chính một cách sâu rộng, bền vững và lâu dài.
Hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung (hệ thống SAMS) của CATP Hà Nội là kết tinh của tâm huyết và nỗ lực của Công an Thủ đô trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành tác nghiệp. Nhờ một hệ thống tích hợp tất các cơ sở dữ liệu và ứng dụng nghiệp vụ, lực lượng công an có thể dễ dàng quản lý, tra cứu thông tin về dân cư, vật chứng, phương tiện giao thông...
Cũng kể từ khi công nghệ thông tin được áp dụng sâu rộng trong CATP, người dân Thủ đô đã cảm nhận rõ những chuyển biến tích cực trong công tác tiếp dân của lực lượng công an. Không còn cảnh người dân phải vất vả chờ đợi làm hộ chiếu, đăng ký, thay đổi nhân khẩu. Giờ đây, với mô hình "cấp hộ chiếu trực tuyến", người dân Hà Nội có thể đăng ký thông tin cá nhân qua mạng internet. Chỉ trong 15 phút, người làm thủ tục đã có thể hoàn tất hồ sơ, sau đó nhận kết quả tại nơi cư trú. Cũng nhờ tiên phong ứng dụng khoa học kỹ thuật, hàng loạt thủ tục hành chính của CATP liên quan đến chứng minh nhân dân, đăng ký phương tiện đã được rút ngắn thời gian trả kết quả, hạn chế tối đa việc đi lại của người dân. Những chuyển biến này khiến người dân cảm thấy hài lòng, tin tưởng thêm ở lực lượng công an Thủ đô.
Với lực lượng cảnh sát công nghệ cao, còn có một nhiệm vụ khác nhằm góp phần nâng cao năng lực cán bộ, chất lượng chuyên môn và hiệu quả công tác phục vụ nhân dân là "đứng lớp" đào tạo, tập huấn tin học, công nghệ. "Không được đào tạo bài bản về kỹ năng sư phạm nhưng sự mới lạ, hấp dẫn và liên tục đổi mới của công nghệ đã khiến các học viên luôn chăm chú dõi theo từng nội dung tập huấn. Nhờ đó, những chiến sỹ cảnh sát công nghệ cao vào vai "thầy giáo" cũng thành công ngoài sức tưởng tượng" - chỉ huy Phòng Cảnh sát PCTPSDCNC chia sẻ.
Theo Bá Chiêm
An ninh thủ đô
Lập Quỹ phòng chống tội phạm Ngày 27/12, UBND TP Đà Nẵng tổ chức tổng kết công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2014 và công bố Quỹ phòng chống tội phạm TP Đà Nẵng. Năm 2014, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn Đà Nẵng tiếp tục được giữ vững. Công tác tuyên truyền...