Hơn 28.000 tỷ đồng bảo vệ, phát triển rừng Tây Nguyên
Sáng 24/5, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2030.
Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 diện tích rừng Tây Nguyên đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2%…với tổng vốn đầu tư hơn 28.000 tỷ đồng.
Phấn đấu diện tích rừng đạt 2,72 triệu ha
Ngày 18/3, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2030 (gọi tắt là đề án 297), với mục tiêu nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng. Đến năm 2030, diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2%…
Đề án cũng hướng tới việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng… khu vực Tây Nguyên.
Mục tiêu của Đề án 297 là đến năm 2030, diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu ha.
Ông Cao Chí Công – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm Nghiệp, Bộ NNPTNT cho biết, tính đến năm 2018, tổng diện tích đất có rừng của các tỉnh Tây Nguyên là hơn 2,5 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng đạt 46,01%. Như vậy để đạt được con số mà đề án đặt ra thì 5 tỉnh Tây Nguyên phải cố gắng rất nhiều.
Video đang HOT
Trong 4 tháng đầu năm 2019, lực lượng chức năng đã phát hiện 1.185 vụ vi phạm quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
Tuy vậy, số vụ vi phạm quy định về bảo vệ và phát triển rừng tại Tây Nguyên vẫn rất lớn, cần giải quyết sớm. Cụ thể trong 4 tháng đầu năm 2019 đã phát hiện 1.185 vụ vi phạm (giảm 247 vụ so với cùng kỳ năm 2018), diện tích rừng bị thiệt hại là 255,27 ha (tăng 46,59 ha, tương ứng tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2018).
Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Lâm Đồng là tỉnh có độ che phủ rừng cao, nhưng chịu áp lực lớn từ tác nhân gây mất rừng và suy thoái rừng đang diễn ra phức tạp, vì vậy đơn vị đã nỗ lực kết nối các lực lượng, người dân, cộng đồng, chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng Nhà nước và các doanh nghiệp, các bên liên quan để hạn chế số vụ vi phạm”.
Tây Nguyên là trọng điểm phá rừng
Phát biểu tại hội nghị, ông Hà Công Tuấn – Thứ trưởng thường trực Bộ NNPTNT nhận định: “Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và môi trường cho khu vực và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và vùng hạ lưu sông Mê Kông, với diện tích rừng chiếm hơn 46% diện tích tự nhiên của vùng”.
Nhưng cũng theo ông Tuấn, từ năm 2010 đến 2015, Tây Nguyên là khu vực có tốc độ suy giảm rừng nhanh nhất cả nước. Rừng Tây Nguyên suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, chất lượng. Độ che phủ của rừng giảm 5,8%, trữ lượng rừng giảm hơn 25,5 triệu m3 (tương ứng giảm 7,8% tổng trữ lượng). Việc chuyển đổi rừng sang mục đích khác, tình trạng dân di cư tự do, xâm lấn đất trái phép, vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng xảy ra nghiêm trọng và diễn biến phức tạp.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhận định Tây Nguyên là khu vực có tốc độ suy giảm rừng nhanh nhất cả nước.
Ông Tuấn đề nghị các tỉnh Tây Nguyên cần xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án theo các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp; chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả đề án 297. Ngoài ra các tỉnh cần có kế hoạch, kịch bản, giải pháp cụ thể để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ về bảo vệ rừng, phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, sắp xếp đổi mới công ty lâm nghiệp trên địa bàn, chỉ đạo các chủ rừng hoàn thành việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững v.v…
Được biết tổng vốn thực hiện Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2030 là 28.554 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 7.800 tỷ đồng, vốn ODA 3.750 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách 17.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
Sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp chưa có gì... mới
Chỉ có 1 trong tổng số 53 công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước ở khu vực phía Bắc được cổ phần hóa. Thông tin này cho thấy, quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp còn quá chậm.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), khu vực phía Bắc có 53 công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp, đổi mới. Trong đó có 15 công ty duy trì mô hình công ty TNHH MTV thực hiện nhiệm vụ công ích; 8 công ty sẽ chuyển thành công ty TNHH 2 TV; 17 công ty sẽ cổ phần hóa; 3 công ty sẽ sáp nhập, chuyển thành ban quản lý rừng và 8 công ty phải giải thể.
Đáng chú ý là, năm 2018 mới có 1 công ty được cổ phần hóa (Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi - Tuyên Quang). Đến nay, số công ty lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới khu vực phía Bắc là 14/51 công ty, gồm 13 công ty thuộc diện duy trì mô hình công ty 100% vốn nhà nước đã thực hiện việc sắp xếp; 1 công ty đã thực hiện cổ phần hóa.
Việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp còn chậm, kết quả kinh doanh thấp. Ảnh: I.T.
Ông Cao Chí Công-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp thừa nhận: Việc triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp tại các địa phương rất chậm. Ngoại trừ các công ty cổ phần, hầu hết các doanh nghiệp tuy đã thực hiện việc sắp xếp nhưng chưa có sự đổi mới thực sự.
Phần lớn các công ty còn khó khăn, kết quả kinh doanh thấp, không đảm bảo nguồn lực để đổi mới sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích. Nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc về tranh chấp đất đai chưa được giải quyết, trong khi đó một số vẫn tiếp tục bị lấn chiếm đất, phá rừng.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, theo ông Cao Chí Công: Đó là bởi đất đai ở nhiều nơi bị tranh chấp, lấn chiếm, cấp trùng chưa được xử lý giải quyết dứt điểm; kinh phí mà Nhà nước đầu tư cho đo đạc, cắm mốc, quản lý bảo vệ rừng, cấp bổ sung vốn điều lệ... còn thiếu; một số cơ chế chính sách như đặt hàng, giao nhiệm vụ công ích đối với các doanh nghiệp quản lý bảo vệ rừng; kinh phí quản lý bảo vệ rừng, thực hiện Đề án quản lý đất đai... chậm được triển khai, không đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Một số địa phương xây dựng phương án tổng thể chưa sát thực tế.
Bên cạnh đó, hầu hết các đơn vị đều thiếu vốn đầu tư mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong khi việc vay vốn gặp khó; nhiều công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn, sản xuất cầm chừng, thiếu kinh phí để duy trì sản xuất, quản lý, bảo vệ rừng; đời sống người lao động không đảm bảo.
Ngoài ra, nguyên nhân còn bởi bất cập trong quản lý đất đai, nguồn vốn do quá khứ để lại, ảnh hưởng tới việc xử lý tranh chấp, chống lấn đất đai, xác định mô hình, định giá lại tài sản, công nợ, bàn giao đất đai trả về địa phương...
Việc triển khai sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp tại các địa phương rất chậm; hầu hết các doanh nghiệp tuy đã sắp xếp nhưng chưa thực sự đổi mới; kết quả kinh doanh thấp, không đảm bảo nguồn lực để đổi mới kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích.
Thời gian tới, Bộ NN&PTNT xác định sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, theo phương án tổng thể của các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...
Theo Danviet
6.046 vụ vi phạm quy định bảo vệ, phát triển rừng năm 2018 Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian tới, để bảo vệ phát triển rừng, sẽ phân cấp rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp; chủ rừng phải chịu trách nhiệm nếu để mất rừng. Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) tại Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2018; nhiệm vụ,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

NÓNG: Người dân TP HCM xôn xao bởi rung lắc

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Trước thềm đám cưới ca sĩ hạng A, chồng trẻ thảm thiết kêu oan, còn mang mạng sống ra thề thốt
Sao việt
21:31:29 29/03/2025
Mỹ đẩy mạnh tinh giản, căng thẳng vụ lộ mật chưa dứt
Thế giới
21:27:28 29/03/2025
Quyền Linh phấn khích khi trai tân 42 tuổi đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm vợ
Tv show
21:22:18 29/03/2025
Ben Affleck tiết lộ 'vết nứt' trong cuộc hôn nhân với Jennifer Lopez trước khi chia tay
Sao âu mỹ
21:13:37 29/03/2025
Video: Cô gái thoát nạn trong gang tấc nhờ nhanh trí vứt xe máy bỏ chạy
Netizen
21:11:11 29/03/2025
Vẻ ngoài quyến rũ của "nữ thần gợi cảm không tuổi" Thư Kỳ
Sao châu á
21:10:45 29/03/2025
Dị ứng và đau đầu do xoang
Sức khỏe
21:06:33 29/03/2025
Không thể nhận ra ngoại hình gây sốc của Ariana Grande
Nhạc quốc tế
20:54:06 29/03/2025
Ngắm cầu Nguyễn Hoàng lung linh về đêm trên dòng sông Hương
Du lịch
20:51:00 29/03/2025
Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm
Lạ vui
20:30:03 29/03/2025