Hơn 23,5 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 23,5 triệu người nhiễm, hơn 812.000 người chết do nCoV, nhiều nước từng chống dịch hiệu quả đang đối phó làn sóng Covid-19 lần hai.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 23.575.568 ca nhiễm và 812.118 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 219.617 và 4.467 ca sau 24 giờ, trong khi 16.069.345 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 5.872.531 ca nhiễm và 180.570 người chết, tăng lần lượt 31.103 và 396 ca so với một ngày trước đó. Bác sĩ Nhà Trắng Brett Giroir cho biết ca nCoV đang giảm trên toàn quốc trong tuần này, có thể một phần nhờ biện pháp đeo khẩu trang và cách biệt cộng đồng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nhiều vùng dịch lớn tại Mỹ có nguy cơ tăng các ca nhiễm mới trở lại từ mùa thu, khi các trường học mở cửa và thời tiết lạnh giá khiến mọi người tụ tập trong nhà nhiều hơn.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong tăng lên 114.744 sau khi ghi nhận thêm 467 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 23.085 trong 24 giờ qua, lên 3.605.783.
Cơ quan quản lý y tế Brazil tuần qua đã phê duyệt thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba loại vaccine Covid-19 thứ tư, từ công ty dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson. Vaccine sẽ được thử nghiệm trên 7.000 tình nguyện viên đến từ 7 bang của Brazil.
Trước đó bang Parana của Brazil cũng ký bản thỏa thuận để thử nghiệm và sản xuất vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga, loại vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất. Các nhà nghiên cứu cần thử nghiệm vaccine Covid-19 tại những quốc gia là vùng dịch đủ lớn để đánh giá chính xác hiệu quả và Brazil chính là một trong những lựa chọn lý tưởng nhất.
Mike Ryan, phụ trách mảng phản ứng khẩn cấp của WHO, hôm 21/8 nhận định số ca nhiễm hàng tuần ở Brazil đã ổn định, tốc độ lây lan đang chậm lại và các khoa chăm sóc tích cực chịu ít áp lực hơn.
Mexico, vùng dịch lớn tại Mỹ Latinh, báo cáo 556.216 ca nhiễm và 60.254 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.482 và 644 trường hợp. Chính phủ Mexico hôm 19/8 cho biết có dấu hiệu cho thấy nước này đã đạt đỉnh dịch và các ca nhiễm, tử vong do nCoV đang liên tục giảm.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mức độ xét nghiệm thấp khiến khó có thể đánh giá tình hình ở Mexico, một trong những vùng dịch chết chóc nhất toàn cầu.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Miami Beach, Florida, Mỹ, hôm 24/7. Ảnh: AFP.
Chile ghi nhận 397.665 ca nhiễm và 10.852 ca tử vong, tăng lần lượt 1.957 và 60 trường hợp so với hôm trước. Chile dỡ phong tỏa trung tâm thủ đô từ 17/8, sau khi đã dỡ phong tỏa ở các khu vực ngoại ô phía đông và phía nam hai tuần trước. Thị trưởng Santiago Felipe Alessandri khuyến cáo người dân vẫn nên ở trong nhà, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thường xuyên rửa tay.
Nam Phi, vùng dịch thứ năm thế giới, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi với 609.773 ca nhiễm và 13.059 ca tử vong, tăng lần lượt 2.728 và 72 ca.
Covid-19 khiến nền kinh tế của Nam Phi ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là ngành công nghiệp bán lẻ, khi phải chịu tác động từ việc đóng cửa hàng và sức mua giảm mạnh.
Chính phủ Nam Phi đã dần nới lỏng các hạn chế ngăn Covid-19 để cho phép hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế mở cửa trở lại. Tuy nhiên, Tổng thống Cyril Ramaphosa cảnh báo rằng ca nhiễm có thể gia tăng nếu mọi người lơ là cảnh giác.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 73 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 16.383. Số ca nhiễm tăng thêm 4.852, lên 956.749. Tình hình dịch bệnh tại Nga dường như đã được kiểm soát, khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Nga tuần này bắt đầu đợt thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nhằm đánh giá an toàn và hiệu quả của vaccine Sputnik V, với sự tham gia của 40.000 tình nguyện viên thuộc nhiều nhóm khác nhau tại hơn 45 trung tâm y tế.
Video đang HOT
Pháp đang chứng kiến sự gia tăng ca nhiễm với 4.987 ca nhiễm mới. Các cụm dịch chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị. Tổng cộng nước này ghi nhận 242.899
ca nhiễm, trong đó 30.513 người chết, tăng một ca so với hôm qua.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết việc người dân không duy trì các biện pháp giãn cách và không đeo khẩu trang nơi công cộng đã khiến ca nhiễm mới tăng trở lại. Ông cảnh báo thêm việc Pháp dần nới lỏng biện pháp hạn chế từ ngày 11/5 đã gây ra cảm giác “tự tin quá mức”.
Hai thành phố Paris và Marseille hiện bị chính quyền Pháp liệt vào danh sách đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao. Anh từ 15/8 cũng tái áp đặt yêu cầu cách ly hai tuần với những du khách đến từ Pháp.
Iran báo cáo 20.643 người chết sau khi ghi nhận thêm 141 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.113, lên tổng cộng 358.905 ca. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran có xu hướng tăng trở lại từ cuối tháng 6.
Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín, các tỉnh cũng được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn và phong tỏa.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 61.749 ca nhiễm và 846 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 3.105.185 và 57.692. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo tình hình dịch ở nước này còn nghiêm trọng hơn nhiều so với báo cáo.
Các bang và thành phố Ấn Độ, bao gồm cả Haryana và Punjab, nơi các ca nhiễm nCoV đột biến trong những tuần gần đây, đã phải tái áp đặt biện pháp hạn chế để ngăn Covid-1.
Khi các ca nhiễm nCoV ngày càng lan rộng tới các thị trấn nhỏ và khu vực nông thôn, các nhà dịch tễ học cảnh báo tình hình dịch ở Ấn Độ có thể phải vài tháng nữa mới chạm đỉnh. Điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã quá tải tại quốc gia này.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 189.601 ca nhiễm và 2.998 ca tử vong, tăng lần lượt 2.352 và 32 ca. Giới chức nước này đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang và tấm chắn tại nơi làm việc sau khi phát hiện cụm dịch tại một căng tin cơ quan.
Philippines cũng quyết định hoãn ngày khai giảng thêm 6 tuần tới tháng 10 khi đối mặt các ca nhiễm tăng nhanh và dự định chuyển đổi các lớp học thành những cơ sở cách ly. Học sinh nước này sẽ “học kết hợp” giữa các lớp học trực tuyến, học trên truyền hình và đài phát thanh.
Nước này tuyên bố sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine Nga vào tháng 10 và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ được tiêm vào tháng 5 năm sau. Ông Duterte từng tuyên bố tình nguyện tiêm vaccine do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 153.535 ca nhiễm, tăng 2.037 trường hợp so với hôm trước, trong đó 6.680 người chết, tăng 86 ca.
Thủ đô Jakarta kéo dài các biện pháp hạn chế đến 27/8, yêu cầu nhà hàng, nơi thờ tự và giao thông công cộng hoạt động với công suất hạn chế. Giới chức thủ đô cũng thử nghiệm chiến thuật trưng quan tài rỗng trên đường phố để cảnh báo nguy hiểm của Covid-19.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết đã đặt 40 triệu liều vaccine từ công ty Trung Quốc Sinovac. Lô vaccine có tên CoronaVac sẽ được cung cấp cho chính phủ Indonesia từ tháng 11/2020 tới tháng 3/2021. Bộ trưởng Nghiên cứu Indonesia Bambang Brodjonegoro cho biết thêm nước này đang phát triển vaccine của riêng mình, được gọi là vaccine “đỏ và trắng” theo màu quốc kỳ.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 56.353 người nhiễm, tăng 87 ca, và 27 người chết vì nCoV. Singapore hai tuần trước hoàn tất xét nghiệm lao động nhập cư sống trong ký túc xá. Các biện pháp hạn chế dần được dỡ bỏ để phục hồi kinh doanh và kích thích kinh tế.
Singapore sẽ mở biên cho người đi từ New Zealand và Brunei từ 1/9 – những bước nới lỏng đầu tiên sau khi đóng biên từ hồi tháng ba.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã so sánh Covid-19 với đại dịch cúm Tây Ban Nha, kéo dài từ tháng 2/1918 đến tháng 4/1920, và hy vọng nó có thể kết thúc trong hai năm.
“Nhược điểm của chúng ta là toàn cầu hóa, gần gũi, tiếp xúc nhiều, nhưng lại có lợi thế về công nghệ tốt hơn, nên chúng ta có thể hy vọng sẽ chấm dứt đại dịch này trong chưa đầy hai năm”, Tedros nói.
Gần 800.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 22,8 triệu người nhiễm nCoV, gần 800.000 người chết, khi WHO cảnh báo thế giới còn cách miễn dịch cộng đồng rất xa.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 22.812.285 ca nhiễm và 795.927 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 285.545 và 6.780 ca sau 24 giờ, trong khi 15.492.282 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 5.743.192 ca nhiễm và 177.319 người chết, tăng lần lượt 48.513 và 1.154 ca so với một ngày trước đó. Bác sĩ Nhà Trắng Brett Giroir cho biết ca nCoV đang giảm trên toàn quốc trong tuần này, có thể một phần nhờ biện pháp đeo khẩu trang và cách biệt cộng đồng.
Theo Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci, chính phủ sẽ không bắt buộc sử dụng bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào trong tương lai đối với công chúng, dù các khu vực pháp lý địa phương có thể quy định bắt buộc đối với một số nhóm như trẻ em.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính phủ liên bang sẽ cung cấp tới 125 triệu khẩu trang có thể tái sử dụng cho các học khu trên khắp Mỹ, đồng thời thúc giục các bang cho phép học sinh quay lại trường, bất chấp cảnh báo cần thận trọng của giới chức y tế. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trẻ em nhiễm nCoV ít có triệu chứng nặng, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nhóm này vẫn có khả năng lây truyền virus.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong tăng lên 112.423 sau khi ghi nhận thêm 1.234 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 44.684 trong 24 giờ qua, lên 3.505.097.
Các cơ quan quản lý y tế Brazil đầu tuần này cho biết họ đã phê duyệt vaccine Covid-19 thử nghiệm của Johnson & Johnson cho giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng. Đây là loại vaccine thứ tư được thử nghiệm rộng rãi ở quốc gia này.
Kết quả cuộc khảo sát được công bố hôm 15/8 trên tờ Folha de Sao Paulo cho thấy 47% người tham gia tin rằng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19 tại đất nước, trong khi 11% có quan điểm ngược lại, coi đây là lỗi của ông. Giới chức chính phủ hy vọng có thể bắt đầu tiêm phòng Covid-19 cho một số người dân Brazil trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2021.
Nhân viên Bộ Y tế Peru kiểm tra và xét nghiệm Covid-19 cho một phụ nữ ở thủ đô Lima hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Mexico, nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh và là vùng dịch lớn thứ ba khu vực, báo cáo 537.031 ca nhiễm và 58.481 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 5.792 và 707 trường hợp. Giới chức Mexico cho biết nước này cần khoảng 200 triệu liều vaccine Covid-19 và có thể bắt đầu tiêm cho người dân từ tháng 4/2021.
Mexico nói với Moskva ngày 19/8 rằng họ muốn tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba cho vaccine Sputnik V do Nga sản xuất.
Chile ghi nhận 391.849 ca nhiễm và 10.671 ca tử vong, tăng lần lượt 1.812 và 93 trường hợp so với hôm trước. Chile dỡ phong tỏa trung tâm thủ đô từ 17/8, sau khi đã dỡ phong tỏa ở các khu vực ngoại ô phía đông và phía nam hai tuần trước. Thị trưởng Santiago Felipe Alessandri khuyến cáo người dân vẫn nên ở trong nhà, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thường xuyên rửa tay.
Người dân có thể rời khỏi nhà vào các ngày trong tuần mà không cần sự cho phép của cảnh sát như trước đây. Họ có thể tụ tập nhóm nhỏ, trong khi các doanh nghiệp có thể dần mở cửa trở lại.
Nam Phi, vùng dịch thứ năm thế giới, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi với 599.940 ca nhiễm và 12.618 ca tử vong, tăng lần lượt 3.880 và 195 ca.
Trung tâm tài chính Gauteng cùng hai tỉnh phát triển du lịch là Tây Cape và Đông Cape đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mạnh mẽ trong nhiều tháng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize tuần trước cho biết ba điểm nóng này đang dần hạ nhiệt trong những tuần gần đây, dù chưa rõ đỉnh dịch tại nước này đã qua hay chưa.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 110 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 16.099. Số ca nhiễm tăng thêm 4.785, lên 942.106. Tình hình dịch bệnh tại Nga dường như đã được kiểm soát, khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Đợt thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả, khả năng tạo miễn dịch và độ an toàn của vaccine Sputnik V sẽ bắt đầu tại Nga từ tuần sau, với sự tham gia của 40.000 người tình nguyện thuộc những nhóm nguy cơ khác nhau tại hơn 45 trung tâm y tế
Bộ Y tế Nga cuối tuần qua thông báo quá trình sản xuất vaccine phòng chống nCoV do Viện Nghiên cứu Khoa học về Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya phát triển đã bắt đầu.
Giới chức Nga cho hay họ có khả năng sản xuất tới 500 triệu liều vaccine Sputnik V trong 12 tháng tới. Quy trình sản xuất dự kiến cũng được tiến hành ở nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm triển khai ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Arab Saudi và Philippines.
Tây Ban Nha ghi nhận 387.985 ca nhiễm, trong khi ca tử vong tăng 16 ca lên 28.813. Sau một thời gian yên bình, nước này lại đang dẫn đầu về số ca nhiễm mới ở châu Âu trong vài tuần qua sau khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.
Quan chức Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm 20/8 cảnh báo "mọi thứ đang diễn ra không tốt" trong cuộc chiến chống Covid-19 khi ca nhiễm tiếp tục gia tăng. Quan chức này nhấn mạnh rủi ro chính là các bệnh viện có thể bị quá tải và kêu gọi thanh niên nâng cao nhận thức, cảnh giác với dịch bệnh.
Các chính quyền khu vực đã tái áp đặt các hạn chế đối với cuộc sống về đêm và giao thông công cộng. Madrid, Catalonia và Basque Country đều triển khai các chương trình sàng lọc quy mô lớn nhằm xác định và cách ly những người nhiễm nCoV không triệu chứng.
Số người chết tại Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, đã vượt 20.000, ở mức 20.264 sau khi ghi nhận thêm 139 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.279, lên tổng cộng 352.558 ca. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Trung Đông, với những số liệu bị nghi ngờ về tính chính xác.
Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran có xu hướng tăng trở lại từ cuối tháng 6. Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín, các tỉnh cũng được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn và phong tỏa.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 68.507 ca nhiễm và 980 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 2.904.329 và 54.975.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 11/8 kêu gọi các lãnh đạo địa phương tăng cường xét nghiệm và truy vết tiếp xúc, trong bối cảnh giới chuyên gia lo lắng hệ thống y tế vốn chịu nhiều gánh nặng không thể đối phó được đại dịch khi virus tràn lan trong cộng đồng.
Theo nhà chức trách thành phố Pune, phía nam Mumbai, nơi sinh sống của khoảng 3,5 triệu dân, kết quả xét nghiệm kháng thể tại 5 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 ở thành phố cho thấy 51,5% số người được khảo sát đã có kháng thể nCoV, cho thấy tỷ lệ lây lan của virus cao hơn so với báo cáo.
Trung Quốc chưa công bố số liệu. Tính đến 20/8, Trung Quốc đánh dấu ngày thứ tư liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 178.022 ca nhiễm và 2.883 ca tử vong, tăng lần lượt 4.339 và 88 ca. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 18/8 quyết định nới phong tỏa đối với thủ đô Manila và 4 vùng lân cận Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan sau khi lệnh phong tỏa hai tuần để ngăn Covid-19 hết hiệu lực.
Philippines hôm 14/8 cấm nhập khẩu thịt gia cầm từ Brazil sau khi hai thành phố Trung Quốc phát hiện nCoV trên hàng đông lạnh, bao gồm cánh gà từ Brazil. Họ không cho biết lệnh này kéo dài bao lâu. Brazil chiếm khoảng 20% lượng thịt gia cầm nhập khẩu của Philippines.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 147.211 ca nhiễm, tăng 2.266 trường hợp so với hôm trước, trong đó 6.418 người chết, tăng 72 ca.
Thủ đô Jakarta kéo dài hạn chế xã hội đến 27/8, yêu cầu nhà hàng, nơi thờ tự và giao thông công cộng hoạt động với công suất hạn chế. Giới chức thủ đô đang thử nghiệm chiến thuật gây sốc để cảnh báo sự nguy hiểm của Covid-19 bằng cách trưng quan tài rỗng trên ngã tư đông đúc. Dòng chữ "nạn nhân Covid-19" màu đỏ được sơn trên quan tài giả
Trong khi đó, Bali, một trong những trung tâm du lịch của Indonesia, đang lên kế hoạch đón du khách nước ngoài từ ngày 11/9.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 56.099 người nhiễm, tăng 68 ca, và 27 người chết vì nCoV. Singapore hai tuần trước hoàn tất xét nghiệm lao động nhập cư sống trong ký túc xá và đang tiến hành nới lỏng các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khẳng định thế giới còn cách miễn dịch cộng đồng rất xa. Ông khẳng định ngăn chặn các ổ dịch lây lan trong cộng đồng là chìa khóa để đối phó Covid-19.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng tình trạng các nước đặt lợi ích riêng lên trên hết trong việc đảm bảo nguồn cung vaccine Covid-19 khiến đại dịch tồi tệ hơn.
"Việc chia sẻ nguồn cung ứng hữu hạn một cách có chiến lược trên phạm vi toàn cầu thực sự là vì lợi ích của mỗi quốc gia. Không ai được an toàn cho đến khi tất cả an toàn", ông phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 18/8, kêu gọi chấm dứt "chủ nghĩa dân tộc vaccine".
Nguyên nhân khiến Indonesia không kiểm soát được dịch Covid-19 Tỷ lệ xét nghiệm thấp, truy vết tiếp xúc ở mức tối thiểu, hạn chế phong toả và kiểu chữa trị không khoa học khiến Indonesia bị virus corona lấn lướt. Ảnh: Reuters Mới chỉ tuần trước, Bộ trưởng Hàng hải Indonesia Luhut Pandjaitan đồng thời là người thân thiết với Tổng thống Indonesia còn ca ngợi nước măng cụt thảo dược là...