Hơn 23.000 cảnh sát Anh đi làm thêm
Cảnh sát Anh phải đi làm nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập – Ảnh: AFP
Trên 23.000 cảnh sát Anh phải làm nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập, từ dạy múa cột cho đến làm dịch vụ mai táng.
Con số này tương đương với tỉ lệ cứ 10 cảnh sát viên thì có một người đi làm thêm ngoài giờ, theo tờ Daily Mail ngày 30.12.
Các cảnh sát này làm đủ mọi nghề như: giáo viên dạy múa cột, huấn luyện viên trượt tuyết, bán kem, làm dịch vụ mai táng…
Video đang HOT
Và con số cảnh sát Anh đi làm thêm gia tăng 20 % vào cuối năm 2012 so với đầu năm.
Theo Daily Mail, cảnh sát viên chỉ được làm thêm nếu được cấp trên cho phép, tuy nhiên có nhiều cảnh sát viên đi làm thêm mà không hề xin phép.
Cơ quan thanh tra ngành cảnh sát của nước Anh đã tiến hành cuộc điều tra này cho biết trong năm 2012 có 23.043 trong số tổng số 201.575 cảnh sát Anh đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập.
Trong quá trình cơ quan này thực hiện cuộc điều tra, đã có 65 cảnh sát bị cảnh cáo, 10 cảnh sát bị sa thải và một số người bị án tù do lơ là trong công việc chính hoặc lợi dụng chức danh cảnh sát để có lợi cho công việc làm thêm.
Daily Mail cho biết sở dĩ nhiều cảnh sát Anh đi làm thêm là do lịch công tác của họ quá “thoải mái”.
Hiện mỗi cảnh sát ở Anh chỉ phải làm việc 4 ngày hoặc 4 đêm/tuần và có 4 ngày nghỉ trực, theo Daily Mail.
Ông Steve Williams, quyền Chủ tịch Liên đoàn Cảnh sát Anh cho biết: “Đã đến lúc cần suy nghĩ lại việc phân bổ lịch công tác và tiền lương cho cảnh sát vì họ cũng như bao người dân khác phải đi làm việc để kiếm sống”.
Bộ Nội vụ Anh tuyên bố sẽ xem xét bản báo cáo và vào cuộc điều tra, nhằm chấn chỉnh lại những tồn đọng trong ngànhcảnh sát nước này.
Theo TNO
Hàn Quốc: Sinh viên đua nhau xin nghỉ bảo lưu để đi tìm việc
Theo số liệu của Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc, có gần 1 triệu sinh viên đại học ở Hàn Quốc đã xin bảo lưu để đi kiếm việc làm. Chuyên gia nhận định nghỉ bảo lưu là điều "không thể tránh khỏi" để SV tích lũy kinh nghiệm nhằm kiếm tiền đóng học phí.
Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc (KEDI) cho biết tính đến ngày 1/4 năm nay, có tổng cộng 932.703 sinh viên Hàn Quốc đã xin nghỉ bảo lưu. Có nghĩa là khoảng 1/3 tổng số sinh viên đại học trên toàn quốc (2.980.000 sinh viên) đã tạm nghỉ học.
Bảo lưu đang ngày càng trở nên phổ biến với sinh viên Hàn Quốc vì các sinh viên nước này cố gắng để kiếm được việc làm thêm trong một thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt và quá bão hòa. Khi đi làm kiểu này, các sinh viên có thể kiếm được các giấy chứng nhận liên quan đến công việc tương lai của họ và tích lũy kinh nghiệm hoặc xin chỗ thực tập, đồng thời lại có tiền để chi trả cho khoản học phí đắt đỏ.
Kể từ khi số lượng sinh viên xin bảo lưu vượt quá con số 900.000 vào năm 2001, con số này không bao giờ thấp dưới mức này.
Ngày càng có nhiều sinh viên ở Hàn Quốc xin nghỉ bao lưu để kiếm việc làm thêm.
Một khảo sát mới đây của tờ Chosun Ilbo với 8.069 khoa trong 216 trường đại học đào tạo bốn năm cũng cho thấy rằng trong số 95 trường học, tức 44% các trường được khảo sát, tỷ lệ sinh viên xin bảo lưu là hơn 30%.
Trong phỏng vấn sâu với 100 sinh viên là những người đang xin nghỉ bảo lưu, có tới 90% nói rằng giờ đây nghỉ bảo lưu là điều "không thể tránh khỏi" để xây dựng các kỹ năng và kinh nghiệm nhằm kiếm tiền đóng học phí.
Các chuyên gia đang lo ngại về các vấn đề xã hội mà xu hướng này có thể tạo ra.
Chae Chang-kyun tại Viện Nghiên cứu Hàn Quốc về Giáo dục và Đào tạo Nghề cho biết: "Xu hướng này trì hoãn việc người trẻ thực sự thâm nhập vào thị trường lao động, theo đó cũng có nghĩa là họ kết hôn và sinh con muộn hơn và sẽ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu. Tóm lại, xu hướng sinh viên xin nghỉ bảo lưu gây tác hại cho xã hội xét về toàn thể".
Xuân Vũ
Theo dân trí
TQ: "Địa ngục" giam phụ nữ làm nô lệ tình dục Những hình ảnh bên trong căn hầm của kẻ giam giữ 6 phụ nữ làm nô lệ tình dục tại Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Cuối tuần trước, người đàn ông 35 tuổi, Li Hao đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã lĩnh án tử hình sau khi cơ quan cảnh sát phát hiện một đường hầm mà...