Hơn 20ha mía bị thiêu rụi
Thông tin từ UBND xã Phú Ngọc, huyện Định Quán ngày 2.12 cho biết, cánh đồng mía của bà con nông dân rộng hơn 20ha tại xã Phú Ngọc đã bị thiêu rụi hoàn toàn.
Trước đó, chiều 1.12, điểm cháy xuất phát từ ruộng mía tại khu vực Nông trường 2, sau đó lửa lan sang Nông trường 3 và cháy dữ dội. Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
Theo laodong
Liên kết tiêu thụ nông sản - giải pháp tăng thu nhập
ĐBSCL là vùng sản xuất, cung ứng nông sản chủ lực cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm (trái cây, lúa gạo, thủy sản, rau màu...) có quanh năm, nhưng việc tiêu thụ nông sản còn nhiều bất cập.
Hầu hết nông dân (ND) phải bán sản phẩm qua thương lái (TL) thương lái cung ứng cho các chủ vựa - kho... sau đó những nơi này bán cho doanh nghiệp (DN) và DN đưa sản phẩm ra thị trường...
Do qua nhiều khâu trung gian nên giá thành hàng nông sản bị đẩy lên, mất tính cạnh tranh. Còn ND - người trực tiếp làm ra nông sản - lại phải bán với giá thấp...
Nông dân chịu thiệt!
Các địa phương vùng ĐBSCL đang thu hoạch vụ mía năm 2012- 2013. Năm nay, giá mía thấp khiến ND lo lắng. Ông Trần Văn Tư - ở xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) buồn bã, cho biết: Tháng rồi thu hoạch 5 công mía bán cho TL chỉ được 800 đồng/kg, thấp hơn vụ trước 300 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư tăng cao, tính ra không có lãi.
Theo ông Tư, dù các nhà máy đường thông báo giá mua mía từ 1.000 - 1.100 đồng/kg (mía 10 chữ đường mua tại nhà máy), nhưng ND phải bán mía qua TL nên bị "đè" giá xuống thấp hơn. Không riêng gì ông Tư, hầu hết ND trồng mía ở ĐBSCL đều phải bán thông qua thương lái, không thể bán trực tiếp cho nhà máy do thiếu phương tiện vận chuyển, bán số lượng ít... Ông Nguyễn Thế Tự - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp - thừa nhận, ND trồng mía năm nay chịu nhiều thiệt thòi bởi giá thấp. Một số diện tích mía bị ngập lũ, nằm ở nơi xa... giá bán chỉ 750 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư lên đến 820 - 850 đồng/kg...
Nhiều hộ sản xuất lúa thu đông hiện nay cũng... chịu chung số phận. Ông Nguyễn Hoàng Vũ - ở thị trấn Một Ngàn (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) bức xúc: "3 công lúa thu đông thu hoạch ngay đợt mưa dầm đầu tháng 10 khiến lúa thất thoát nhiều, chi phí tăng cao..., nhưng TL chỉ trả giá 3.400 đồng/kg vì họ chê lúa ướt. Cuối cùng phải bán tháo, tính ra lỗ vốn đầu tư". Theo sở NNPTNT các địa phương vùng ĐBSCL, lúc thu hoạch rộ thì giá lúa thấp, nay tăng lên khoảng 6.000- 6.200 đồng/kg, ND đã bán hết cho TL và DN.
Liên kết: Giải pháp bền vững
Hầu hết ND trồng mía ở Hậu Giang bán sản phẩm qua khâu
trung gian.
Hạn chế lớn nhất của nông sản hiện nay là sản xuất chưa gắn với "đầu ra", tiêu thụ phụ thuộc nhiều khâu trung gian. Khắc phục việc này, theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan, cần phải gắn kết mạnh hơn nữa mối quan hệ "4 nhà", cụ thể là giữa ND - DN. Điển hình như Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang triển khai mô hình cung ứng vật tư và bao tiêu cho ND trồng lúa ở xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành, An Giang), nhờ đó năng suất lúa đạt hơn 8 tấn/ha (cao hơn bên ngoài 0,28 tấn/ha) và lợi nhuận của ND cao hơn bên ngoài 3,5 triệu đồng/ha nhờ bớt các khâu trung gian...
Tại Trà Vinh, ông Lê Văn Chính - Chủ cơ sở Lúa giống 9 Táo, ở xã Song Lộc, huyện Châu Thành - là người đi đầu trong việc liên kết với 600 ND các nơi sản xuất 400ha lúa giống chất lượng cao. Theo đó, ông Chính hỗ trợ chi phí sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, rồi thu mua lại sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 20 - 30%, đảm bảo ND có lãi. Cơ sở 9 Táo đầu tư đầy đủ máy móc, thiết bị, kho chứa... sản xuất, cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 10.000 tấn lúa giống/năm.
Hiện giống lúa chủ lực của cơ sở này là giống TTV 1 - 504 - LN (còn gọi là giống IR 504 lá nhỏ) có thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày. Giống này được phát hiện trên lúa nguyên chủng IR 50404 có đặc tính lá nhỏ (khác với giống lúa IR 50404 có nền lá to). Loại giống này đẻ nhánh khỏe, chống chịu được khô hạn, nhiễm phèn, mặn, ít nhiễm sâu bệnh, dễ canh tác. Hạt gạo dài, không bạc bụng, cho cơm xốp..., giá bán cao hơn gạo IR 50404.
Còn ông Đàm Văn Hưng - Chủ cơ sở kinh doanh trái cây Hương Miền Tây (Bến Tre) - cho biết, thời gian qua ông liên kết với hàng trăm nhà vườn trồng bưởi da xanh ở ĐBSCL, sản xuất theo Global GAP, VietGAP sau đó thu mua toàn bộ sản phẩm với số lượng 20- 30 tấn bưởi/ngày, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhờ chủ động được về sản lượng, chất lượng, thị trường tiêu thụ... nên giá bưởi da xanh luôn ở mức cao (30.000- 38.000 đồng/kg), giúp nhà vườn đạt lợi nhuận 400- 500 triệu đồng/ha...
Theo laodong
1.100ha mía bị nước nhấn chìm Chiều 18.10, UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, tính đến chiều qua toàn huyện có khoảng 106 đoạn đê bao tại nhiều xã bị triều cường phá vỡ. Có khoảng 1.100ha mía nguyên liệu của huyện bị chìm trong nước từ 0,6 - 1m, nguy cơ bị giảm năng suất. Nhiều diện tích hoa màu cũng bị nước cuốn trôi,...