Hơn 200.000 ca Covid-19 trong ngày, Ấn Độ hỗn loạn
Ấn Độ báo cáo thêm 200.739 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, khi làn sóng Covid-19 khổng lồ thứ hai “tăng tốc” khiến nhiều khu vực hỗn loạn.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm nay cho biết ca nhiễm mới trong ngày đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu tháng 4, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên hơn 14,1 triệu. Tuần này, Ấn Độ đã vượt Brazil để trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Nước này cũng ghi nhận thêm 1.038 ca tử vong, nâng số người chết lên gần 175.000. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trên đầu người ở Ấn Độ thấp hơn nhiều các nước khác do đây là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới.
Hàng loạt lễ hội tôn giáo, các cuộc biểu tình chính trị và những trận đấu cricket mở cửa đón khán giả là nguyên nhân khiến Ấn Độ đang phải trải qua sóng Covid-19 khủng khiếp với gần hai triệu ca nhiễm chỉ trong nửa đầu tháng này.
Sau đợt phong tỏa cách đây một năm gây tình trạng khốn cùng trên diện rộng và dẫn đến đợt suy thoát lớn nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào, chính phủ Ấn Độ đang liều lĩnh tránh đợt phong tỏa lần hai. Đa phần người dân Ấn Độ cũng phản đối phong tỏa.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại một ga tàu ở Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ hôm 14/4. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, nhiều bang đang thắt chặt các biện pháp hạn chế. Maharashtra, bang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và chiếm 1/4 ca nhiễm cả nước, cùng thủ phủ Mumbai tuần này đưa ra những hạn chế khắt khe hơn đối với 125 triệu dân.
Video đang HOT
Các bệnh viện và bác sĩ ở Maharashtra cũng như các khu vực khác, gồm bang Gujarat và vùng thủ đô Delhi ở phía bắc, báo cáo cảnh hỗn loạn khi các cơ sở y tế quá tải vì ca Covid-19 nhập viện tăng vọt.
“Tình hình thật kinh khủng. Bệnh viện chúng tôi có 900 giường nhưng khoảng 60 bệnh nhân đang phải chờ và chúng tôi không có chỗ cho họ”, Avinash Gawande, quan chức y tế ở bang Maharashtra, cho biết.
Các bệnh viện ở những nơi khác, gồm Gujarat, bang quê nhà của Thủ tướng Narendra Modi, đang vật lộn với tình trạng thiếu oxy. “Nếu tình trạng này kéo dài, số người chết sẽ tăng lên”, người đứng đầu cơ quan y tế ở thành phố Ahmedabad viết trong thư gửi thủ hiến Gujarat.
Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này đang sản xuất oxy hết công suất trong hai ngày qua và đã tăng sản lượng. “Cùng với việc tăng cường sản xuất của các đơn vị sản xuất oxy và lượng dự trữ sẵn có, lượng oxy hiện nay đủ dùng”, Bộ Y tế cho biết.
Trong khi đó, hàng trăm nghìn người hành hương vẫn đổ xô đến lễ hội tắm sông Hằng ở miền bắc đất nước, làm dấy lên lo ngại về đợt gia tăng ca nhiễm mới trong khu vực.
Ở vùng thủ đô Delhi, ca Covid-19 hàng ngày đang đạt kỷ lục mới, khiến thủ hiến bang phải thông báo áp lệnh giới nghiêm vào cuối tuần. Các bác sĩ cảnh báo sự gia tăng có thể còn nguy hiểm hơn năm 2020.
“Loại virus này có khả năng lây lan và độ nguy hiểm cao hơn. Chúng tôi ghi nhận những bệnh nhân 35 tuổi bị viêm phổi đang được chăm sóc đặc biệt, điều không xảy ra năm ngoái. Tình hình rất hỗn loạn”, Dhiren Gupta, bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện Sir Ganga Ram ở New Delhi, cho biết.
Ấn Độ, Campuchia phong tỏa nơi có nguy cơ lây nhiễm cao COVID-19
Bang Maharashtra phải ban bố phong tỏa trong hai ngày cuối tuần sau khi có thêm 145.384 ca mới; còn Campuchia cũng phong tỏa 14 ngày đối với một số khu vực ở thủ đô vì số ca nhiễm tăng mạnh.
Tiêm vaccine ngừa COVId-19 tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ấn Độ đã ghi nhận thêm 145.384 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 10/4 và số ca tử vong mới (794 ca) ở mức cao nhất trong vòng năm tháng, trong bối cảnh nước này đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm thứ hai, khiến chính quyền bang Maharashtra phải ban bố phong tỏa trong hai ngày cuối tuần.
Hiện tổng số ca nhiễm ở Ấn Độ đã lên tới hơn 13,21 triệu ca, đứng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Brazil.
Trong tuần qua, Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất thế giới, lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 100.000 ca/ngày vào ngày 5/4 và lặp lại bốn lần trong tuần. Chính phủ giải thích tình trạng tái bùng phát số ca nhiễm này chủ yếu là do tụ tập đông người và không đeo khẩu trang, trong khi các hoạt động kinh doanh gần như mở cửa trở lại hoàn toàn từ tháng Hai.
Maharashtra, bang có số ca nhiễm cao nhất Ấn Độ, đã phải đóng cửa các quán ăn, trung tâm mua sắm, nơi cầu nguyện và cấm hầu hết mọi người di chuyển nhằm kiểm soát dịch trước nguy cơ các bệnh viện quá tải và thiếu vaccine. Lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực đến sáng sớm 12/4.
Tại Campuchia, chính quyền thủ đô Phnom Penh thông báo phong tỏa 14 ngày đối với một số khu vực ở thủ đô khi các ca nhiễm mới COVID-19 tiếp tục tăng mạnh tại đây.
Những nơi bị phong tỏa ở Phnom Penh gồm các phường Steung Meanchey I và II (quận Meanchey), làng Troung Man (quận Sen Sok) và bảy làng thuộc quận Pou Senchey. Thời gian phong tỏa có hiệu lực từ hôm nay đến ngày 23/4.
Trong thời gian phong tỏa, mọi hoạt động đi lại và tụ tập bị hạn chế nghiêm ngặt, trừ các tình huống khẩn cấp. Chỉ có kinh doanh các mặt hàng thiết yếu được mở cửa dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Phát biểu trong cuộc họp báo tối 9/4, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng cho biết các khu vực bị phong tỏa có liên quan đến vụ việc nhà máy may mặc Din Han - nơi có gần một nghìn công nhân bị lây nhiễm trong vòng chưa đến ba ngày. Trong trường hợp cần mua đồ ăn và nhu yếu phẩm, mỗi gia đình cần báo cho lực lượng giám sát tại khu vực và chỉ được phép cử một người đi mua hàng.
Học sinh được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cùng ngày, Tỉnh trưởng tỉnh Preah Sihanouk, ông Kouch Chamroeun cũng ra thông báo tạm thời cấm ra vào một phần khu Rolok Dam thuộc làng số 3, phường 1, Preah Krong (Sihanouk), sau khi nhóm phản ứng nhanh của Sở Y tế tỉnh lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả có 19 ca dương tính với COVID-19 đang sinh sống tại nơi này.
Trong bài phát biểu được báo chí và các phương tiện truyền thông Campuchia đăng tải trực tiếp sáng 10/4, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết Chính phủ nước này sẽ chi trả hóa đơn điện, nước năm tháng cho các gia đình có người tử vong vì COVID-19, cùng với 2.500 USD và lương thực, thực phẩm do Bộ Y tế cung cấp.
Đối với gia đình có người mắc COVID-19, Chính phủ sẽ hỗ trợ thanh toán hóa đơn điện, nước trong ba tháng. Chính phủ cũng hỗ trợ tiền điện, nước hai tháng đối với các gia đình sống trong các khu vực bị phong tỏa, đồng thời trợ cấp thêm 75 USD, 20 kg gạo và một số thực phẩm.
Ông Hun Sen cũng cho biết Campuchia ghi nhận thêm 483 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này tính đến sáng nay vượt trên 4.000 ca.
Cùng với việc áp dụng hàng loạt các biện pháp chống lây lan dịch COVID-19 như giới nghiêm ban đêm, phong tỏa một số khu vực và hạn chế đi lại giữa các tỉnh, thành, Campuchia đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
Tính đến ngày 8/4/2021, tổng cộng 815.974 người ở nước này đã được tiêm phòng vaccine COVID-19, gồm lực lượng vũ trang, công chức và người dân tại một số tỉnh, thành trên cả nước./.
Phát hiện biến thể SARS-CoV-2 mang đột biến kép ở Mỹ Khu vực vịnh California ở Mỹ đã xuất hiện một biến thể mới của SARS-CoV-2 mang đột biến kép. Ảnh minh họa: Getty Images Theo Foxnews, thông qua giải trình tự gien, Phòng thí nghiệm Virus Lâm sàng Stanford đã xác nhận thông tin về ca mắc biến thể mới xuất hiện này. Biến thể có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ít nhất...