Hơn 20.000 người xếp hàng dài chia sẻ máu đào tại Lễ hội Xuân hồng 2016
Tại Lễ hội Xuân hồng năm nay, có khoảng 20.000 người đã đến tham gia hiến máu nhân đạo, góp phần giảm bớt tình trạng khan hiếm máu trầm trọng sau dịp Tết Nguyên đán.
Ngày 28/2, Lễ hội Xuân Hồng lần thứ IX đã được tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội. Đây là lễ hội hiến máu lớn nhất cả nước, được Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương khởi xướng từ năm 2008. Trải qua 8 năm tổ chức, lễ hội Xuân hồng đã trở thành sự kiện thường niên đầy ý nghĩa trong cộng đồng, nhận được sử ủng hộ và sẻ chia giọt máu đào của hàng ngàn người vào mỗi dịp đầu năm.
GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết: “Trình trạng thiếu máu đã xảy ra ngay từ tuần đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, một mặt do nguồn máu dự trữ đã được sử dụng liên tục trong các ngày nghỉ, trong khi nguồn máu tiếp nhận vào hầu như không có. Mặt khác, một bộ phận người dân còn rất e ngại việc hiến máu đầu xuân. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng cùng chung tay chia sẻ với người bệnh cần truyền máu trong thời điểm khó khăn này”.
Đáp lại lời kêu gọi, trong ngày diễn ra lễ hội Xuân hồng, đã có khoảng 20.000 người tham gia và tiếp nhận 8.000 đơn vị máu, lập kỷ lục của những tấm lòng nhân ái. Bên cạnh chương trình trọng tâm là hiến máu tình nguyện Hiến giọt máu đào, lễ hội còn bao gồm nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như nhạc hội Tình người mùa xuân, triển lãm Khoảnh khắc Xuân hồng, hội trại Phố xuân hồng, Dạ hội mùa xuân…
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ tại lễ hội: “Không giống với hàng trăm lễ hội đầu xuân khác, Lễ hội Xuân hồng là nơi để mọi người cùng sẻ chia và tiếp nhận tình yêu thương, nhân ái khi cho đi những giọt máu đào. Đây cũng là lễ hội nhân đạo cần được lan tỏa, nhân rộng trong cộng đồng nhằm cứu giúp những người bệnh”.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ hội Xuân hồng lần thứ IX:
Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại buổi khai mạc Lễ hội Xuân hồng
Video đang HOT
Các bạn trẻ đến tham gia hiến máu sẽ được cân nặng và nhận phiếu để điền thông tin
Mới chỉ 8h sáng, lượng người đến đăng kí hiến máu đã chật kín
Hàng người xếp dài để được vào kiểm tra sức khỏe và thử máu trước khi hiến
Bên trong tòa nhà Hội nghị Quốc gia, số lượng người kiểm tra sức khỏe luôn được kiểm soát để đảm bảo trật tự trong quá trình hiến máu Những người đến hiến máu được kiểm tra sức khỏe để biết được có đủ khả năng hiến máu hay không Rất đông người ngồi đợi đến lượt để lấy máu xét nghiệm sau khi đã khám sức khỏe Các bạn trẻ sau khi đã xét nghiệm máu đủ tiêu chuẩn, sẽ được uống trà đường và nhận bịch đựng máu cùng phiếu đợi Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp, vậy nên nhiều người rất phấn khởi khi được chia sẻ giọt máu đào Trong lúc hiến máu luôn có các bác sĩ, y sĩ và tình nguyện viên ở bên người hiến máu để động viên tinh thần
Dự kiến có khoảng 8.000 đơn vị máu được tiếp nhận trong lễ hội Xuân hồng năm nay
Những món quà rất dễ thương được dành tặng cho các những ai đến tham gia hiến máu
Xung quanh tòa nhà Hội nghị Quốc gia, nhiều hoạt động, hội trại được tổ chức Quốc gia, Hà Nội.
Theo_VTV
Lễ hội: Bội thực và mất phương hướng
Tranh, giành, đoạt, cướp, giât..., đó là những đông từ có tân sô xuât hiên cao nhât khi miêu tả vê không ít lê hôi của chúng ta những năm qua.
Lễ hội vừa là biểu hiện, vừa là nguồn mạch có giá trị bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, không phải bất cứ cái gì xưa đều có giá trị truyền thống và được duy trì bằng mọi giá.
Không cứ xưa là truyền thống
Trong tác phẩm nổi tiếng Vũ trung tùy bút của nhà phong tục học Phạm Đình Hổ (1768-1839) có hai câu chuyện rất đáng lưu ý.
Một là Thần trẻ con, kể chuyện ở làng Dương Xá có đứa trẻ bị ngỗng đuổi, ngã xuống hố chết, sau hiển linh làm thần làng nên làng ấy có tục nghiêm cấm việc nuôi ngỗng vì sợ phạm vía. Phạm Đình Hổ viết: "Ta nghe chuyện, lấy làm buồn cười. Đời xưa cúng tế, ngoài các vị thiên thần địa kỳ ra, thì chỉ người nào có công đức mới thờ làm thần, hay vị nào có cứu giúp được đại tại, đại hoạn cho dân thì, mới được lập đền thờ (...). Cái người khi sống đã không chống chọi được với loài cầm thú, thì khi chết sao có thể giáng phúc cho dân được? (...), thế tục sinh ra lắm điều mê tín (...)".
Thanh niên lao vào ẩu đả ở lễ hội cướp phết Hiền Quan, Phú Thọ. Ảnh: V.THỊNH
Hai là Miếu bà Chúa Ngựa, kể chuyện ở huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Phúc có miếu thờ bà Chúa Ngựa. Tục truyền người đàn bà này có tính dâm, hễ gặp đàn ông là tư thông, mà không ai làm xuể được lòng dục. Chuyện đến tai quan, quan bắt đan một cái giỏ hình con ngựa, nhét người đàn bà ấy vào để cho thông dâm với ngựa đực. Người đàn bà ấy chết và thành thần, cầu đảo được nhiều điều ứng nghiệm. Nhà phong tục học Phạm Đình Hổ than: "Ôi! Là một đứa dâm phụ như thế mà lại được hương hỏa thiên thu thì có khác gì đền Phạm Nhan ở Đông Triều, thực là quái đản". Từ đó, ông đề xuất: "Các quan bộ Lễ, nếu không xem xét mà triệt bỏ, thì sao không dời đi mà hợp lại, đừng để làm mê hoặc lương dân mới phải".
Phạm Đình Hổ là tiền nhân của chúng ta. Từ hồi ấy ông đã kêu lên như thế. Không biết tục, miếu trên ngày nay còn không? Nếu còn thì đó là truyền thống ư? Thiết nghĩ, bây giờ các vấn nạn liên quan đến tình dục đã đến mức báo động, nếu có lễ hội bà Chúa Ngựa thì đời sống sẽ đi về đâu?
Lễ hội là nơi để xả xú báp?
Trong biết bao nhiêu lễ hội đã và đang phục hoạt đến mức sôi réo như hiện nay, những lễ hội nào thực sự là tiêu biểu cho bản sắc Việt, thể hiện hồn cốt nhân văn Việt?
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, môi trường văn hóa của chúng ta "còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, (...), tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI). Một vụ quẹt xe, một cái nhìn không dễ chịu trong quán nhậu, một câu nói hơi khó nghe... đã là nguyên nhân của một vụ án mạng, ít nhất cũng là một vụ xô xát dẫn đến trọng thương.
Trong bối cảnh đó, phải chăng một số lễ hội có trò cướp sẽ là giọt nước làm tràn ly tâm lý bạo lực đang bùng phát trong xã hội chúng ta? Nói cách khác, lễ hội là chỗ xả xú báp, tạo điều kiện luật tục hóa, chính thức hóa bạo lực để những người có máu này được dịp "thi thố" công khai?
Làm gì có niềm tin nào đối với những thanh niên mặc quần jean đáy ngắn, ở trần trùng trục khoe đầy hình xăm, tóc nhuộm vàng hoe nhảy lên đầu đồng bào mình một cách hung hãn để đoạt vật thiêng. Nếu cho rằng khuyến khích sức mạnh chính đáng thì chúng ta đã có các sới vật đầu xuân. Chưa kể, bao nhiêu thanh niên hung hãn nện nhau chí tử để giành vật thiêng kia sẽ hăng hái, tự giác lên đường nhập ngũ hay bỏ chạy mất dép khi có giấy báo nghĩa vụ quân sự?
Mặt khác, ngay những lễ hội không có trò cướp thì việc chúng diễn ra suốt tháng Giêng hoặc hơn nữa cũng phần nào lạc điệu trong bối cảnh hội nhập nếu xét về kỷ luật lao động. Trong khi những người nghèo phải bóp bụng, tất tả đi làm, thậm chí công nhân gốc Bắc phải bịn rịn rời người thân để vào miền Nam thì có người chơi suốt mùa như thế, đó là gì nếu không phải là phân hóa và phân tầng?
Mác từng nói muốn thưởng thức nghệ thuật thì trước hết phải được giáo dục về nghệ thuật. Thưởng lãm và tham dự lễ hội cũng có bản chất tương tự. Cho đến nay, chúng ta mới làm được việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Chúng ta chưa làm được điều này với lễ hội. Do đó, loạn chuẩn là một hệ quả tất yếu, nhất là khi chúng ta chưa đủ phương án khả thi trong tổ chức lễ hội.
Tiếng kêu của Phạm Đình Hổ còn văng vẳng đâu đây. Đây không chỉ là trách nhiệm của bộ lễ (Bộ VH-TT&DL) mà là của cả hệ thống. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần có sự phúc quyết của toàn dân đối với lễ hội?
Chúng ta tán thành chủ trương thống nhất trong đa dạng nhưng có nên chấp nhận sự đa dạng đến mức gần như ngoài tầm kiểm soát như hiện nay? Có cơ quan nào thống kê xem chúng mang về hay làm gia tăng bao nhiêu doanh thu cho ngành du lịch, dịch vụ? Và đồng thời chúng gây ra bao nhiêu mất mát cho diện mạo, nhân tâm Việt Nam? Huy Cận là người đã nói rất hay, rất trúng bản sắc Việt: "Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa". Dân tộc ta đánh giặc từ buổi bình minh của lịch sử nhưng là đánh giặc ngoại xâm để tự vệ, để tồn tại. Đó là chuyện bất đắc dĩ. Việt Nam chuộng võ và thượng võ, tuyệt nhiên không chuộng bạo lực; trái lại Việt Nam rất tài hoa. Mỹ học Việt chuộng vẻ đẹp thanh mảnh, tao nhã, vi tế... Với những gì đang diễn ra, liệu lễ hội có làm du khách ngoại quốc hiểu sai về bản sắc Việt? Tranh, giành, đoạt, cướp, giật..., đó là những động từ có tần số xuất hiện cao nhất khi miêu tả về không ít lễ hội của chúng ta những năm qua. Tiêu điểm 8.000 là con số lễ hội diễn ra trong năm ở nước ta. Trong đó 2/3 lễ hội diễn ra trong tháng Giêng. Tại Hà Nội có đến 543 lễ hội lớn nhỏ diễn ra tại nhiều thời điểm trong năm ở các quận, huyện, riêng trong tháng Giêng đã có hơn 150 lễ hội được tổ chức.
Theo_Eva
Đặc sắc lễ hội bắp nếp ở phố cổ Hội An Sáng 23/2, làng nghề trồng bắp nếp phường Cẩm Nam (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) tổ chức Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam lần thứ 3 - năm 2016. Đây là lần thứ 3 Hội An tổ chức ngày hội bắp nếp nhằm tôn vinh những người nông dân trồng bắp (ngô) Cẩm Nam. Ngày hội đã có hàng ngàn người dân...