Hơn 2.000 km và 14 ngày băng qua thảo nguyên Tây Tạng
Rong ruổi trên hành trình dài hơn 2.000 km, ê ẩm, mỏi nhừ, nhưng bù lại tôi đã được mãn nhãn ngắm nhìn khung cảnh bao la, tuyệt đẹp của Tây Tạng.
Thảo nguyên Tây Tạng huyền bí hiện lên qua ô cửa xe
Tọa lạc phía đông bắc dãy Himalaya, trên độ cao trung bình 4.900 m so với mực nước biển, khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) được mệnh danh là “ Mái nhà của thế giới”. Với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ, nơi đây trở thành đích đến lý tưởng cho những người đam mê chinh phục, yêu thích trải nghiệm. Trong hành trình khám phá vùng đất mơ ước này, chúng tôi dành phần lớn thời gian cho việc di chuyển. Qua ô cửa của chiếc xe vượt đường dài, tôi cảm thấy thế giới hoang sơ, vắng vẻ ngoài kia dường như thật huyền bí. Những đỉnh núi quanh năm phủ tuyết trắng, những dải đất khô cằn không gì có thể mọc, những thảm cỏ úa vàng trên thảo nguyên mênh mông, bao la… tất cả như một bức tranh nối tiếp nhau, cuộn tròn, dài vô tận giữa mùa đông khắc nghiệt. Trong khung hình đó, chúng tôi hệt một nét chấm tròn nhỏ bé, băng qua những mênh mông núi đồi, lọt thỏm giữa thiên nhiên hùng vĩ. Thi thoảng, tôi tưởng như mình có thể bị không gian rộng lớn này nuốt chửng, bay biến bất cứ lúc nào.
“ Con đường mây trắng” dẫn đến vùng đất thiêng của các Lạt Ma
Cuốn sách Con đường mây trắng của Govinda đã thôi thúc tôi trên chặng đường chinh phục mảnh đất huyền bí. Trong đó, nhà văn có viết: “Không ai có thể tiếp tục sống đời chật hẹp, cả về vật chất lẫn tâm hồn khi đã nhìn thấy và cảm nhận sự bao la, hùng vĩ của rặng Tuyết Sơn”. Từ thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, chúng tôi di chuyển hơn 1.200 km theo đường bộ về hướng Tây để đến với ngọn núi thiêng Kailash. Với độ cao hơn 5.600 m so với mực nước biển và những trở ngại lớn như không khí loãng, nhiệt độ âm, tuyết rơi… việc đi vòng quanh núi Kailash 3 ngày đêm là một thử thách khó khăn với du khách. Để chinh phục hành trình này, bạn phải có sức khỏe, tính bền bỉ, khả năng chịu áp lực cao. Bởi vậy, rất nhiều người đã phải bỏ cuộc và lựa chọn một điểm đến khác dễ dàng hơn. Tôi cũng không ít lần trăn trở những câu hỏi “Đi hay chuyển hướng?, Kailash hay tính mạng của mình?, Không lẽ bản thân sẽ chẳng bao giờ thực hiện được điều đó?…”. Cuối cùng, sự đam mê chinh phục đã chiến thắng trong tôi. Vượt qua quãng đường 60 km nguy hiểm với nhiều đèo, vách đá, suối khe, nghỉ đêm và ăn uống lây lất tại các nhà tạm… tất cả sẽ là kỷ niệm đáng nhớ của tôi trong hành trình này. Ngoài ra, nếu đến đây, bạn cũng có thể ghé thăm những tu viện, các thánh hồ như Yamdrok, Manasarovar, Namtso…
Video đang HOT
Chiêm nghiệm cuộc sống đời thường của người Tây Tạng
Trên vùng đất cao nhất thế giới với khí hậu quanh năm khắc nghiệt, sự yêu đời, lạc quan, giản dị của người dân Tây Tạng đã để lại trong lòng tôi những ấn tượng khó phai. Em bé Tây Tạng mặt lấm lem bùn đất, ngây thơ nhìn vị khách lạ lẫm với đôi mắt đen trong veo, nụ cười hồn nhiên và làn da cháy sạm bởi cái nắng hanh khô của miền thảo nguyên. Chiếc xe công nông chuyên dụng chạy khắp vùng quê vang lên âm thanh nghe rộn rã, bình yên đến lạ. Người nông dân chăm chỉ cày bừa dưới cánh đồng khô cằn sỏi đá. Tất cả đều thu hút ánh nhìn của tôi. Nền kinh tế Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cấp với các loại lương thực như đại mạch, thịt bò và trà bơ. Mặc dù là quê hương của người Tạng, nơi đây cũng tập trung các dân tộc khác như Môn Ba, Khương, Lạc Ba, Hán, Hồi. Càng đi sâu vào trong làng, tôi càng cảm nhận rõ sự bình yên, cuộc sống thú vị, khác lạ, đậm đà bản sắc văn hóa của người Tạng hơn. Chẳng hiểu sao tôi thấy yêu những con người nơi đây đến thế, chắc có lẽ bởi sự thuần túy, mộc mạc, gần gũi toát lên từ dáng vẻ bề ngoài đặc biệt của họ.
Theo zing
Khám phá Tây Tạng Trải nghiệm đáng nhớ nhất trong đời
Khi nhắc về Tây Tạng, Thế giới sẽ chia làm hai phần. Một phần cho rằng Tây Tạng là vùng đất của sự nghèo túng, khắc khổ, thời tiết khắc nghiệt, địa hình trắc trở và nguy hiểm. Phần còn lại - những người thích chinh phục thì nuôi giấc mơ đặt chân đến và khám phá Tây Tạng để hoàn thành mục tiêu cuộc đời mình.
Tây Tạng là nơi nào?
Tây Tạng là một cao nguyên rộng lớn ở phía Đông Bắc dãy Himalaya thuộc châu Á. Đây là vùng đất sinh sống của người Tạng, người Khương, người Môn Ba, Lạc Ba, một số ít người Hán và người Hồi.
Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ vô cùng của Tây Tạng
Người dân Tây Tạng chủ yếu sống bằng nông nghiệp tự cấp. Những năm gần đây khi ngành du lịch phát triển, Tây Tạng bằng những vốn liếng tự có của mình, cũng bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch thế giới.
Người Tây Tạng theo Đạo Phật là chính. Tại đây cũng có nhiều công trình mang đậm nét tôn giáo này. Những đền đài, tu viện được xây dựng nên cùng đức tin về Phật vô cùng mãnh liệt.
Cung điện Potala
Hay còn gọi là cung điện của Bồ Tát. Nơi này được kể rằng là nơi sống, làm việc của các vị Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần đáng kính của người Tây Tạng. Cung điện Potala được ca ngợi là bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng.
Cung điện tọa lạc trên một ngọn đồi cao 91 mét. Tổng thể cung điện cao 117m, chiều dài 360m, rộng 270m. Cung điện có 13 tầng với hơn 1.000 căn phòng nhỏ bên trong.
Cung điện Potala trường tồn với thời gian
Cung điện cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất khi đến Tây Tạng. Tín đồ Phật Giáo mỗi năm đều tập trung về đây để đi bộ quanh cung điện ít nhất một lần, vừa đi vừa cầu nguyện những điều tốt lành và may mắn.
Cung điện mùa hè NorbulingKa
Cách Potala một khoảng không xa là cung điện mùa hè NorbulingKa hiện lên giữa khu vườn đầy ắp hoa lá. Cung điện mùa hè có kiến trúc đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần tinh tế.
Cung điện nằm giữa khu vườn hoa lá tươi đẹp
Đền Jokhang
Đây cũng là địa điểm được khuyên là không nên bỏ lỡ. Đây còn được coi là điểm hành hương phải đến ít nhất một lần trong đời của các tín đồ Phật giáo. Đền được xây dựng từ thế kỉ thứ 7 với khoảng 25.000 mét vuông. Trong đền có vô số bức tượng Phật tuyệt đẹp.
Đền Jokhang
Các tu viện như Drepung, Sera du khách lại càng không nên bỏ qua.
Tây Tạng với bức tranh thiên nhiên vô cùng xinh đẹp mà ít ai biết
Tây Tạng nằm toàn bộ trên dãy Himalaya - nơi núi cao quanh năm tuyết phủ. Đến Tây Tạng là đến với một nền không khí khô loãng, nhưng nắng trong veo và bầu trời xanh ngắt. Đường đi đã được xây dựng rất rộng rãi nên không hề khó đi chút nào. Những cung đường đều đẹp đến ngỡ ngàng. Các bình nguyên xanh ngát được núi non ôm vào lòng, các khúc cua đẹp tuyệt đỉnh, rất thích hợp cho những tín đồ yêu sự xê dịch khoáng đạt, ưa thử thách.
Những cung đường đẹp hấp dẫn các phượt thủ thích chinh phục thiên nhiên
Nếu không quen, du khách sẽ dễ bị đau đầu và thở gấp do áp suất không khí thấp, tuy nhiên điều này chẳng là gì cả, nếu đến đây mà bạn có thể được tận mất chứng kiến cảnh đẹp như thế, mọi khó khăn trải qua đều đáng giá.
Có lẽ vẫn nhiều người chưa biết, Tây Tạng nơi đây chính là khởi nguồn của các con sông lớn nhất châu Á như sông Hằng, Dương Tử, Hoàng Hà, Mekong...
Đến Tây Tạng là đến với không gian đẹp đẽ vô vàng, tĩnh lặng và bình yên kì lạ. Tiết trời không quá khắc nghiệt như nhiều người vẫn tưởng. Nắng đẹp và gió cũng hiều, những đồng cỏ đẹp, những bình nguyên rộng lớn, những cánh đồng hoa cải, lúa mì, những đàn bò ung dung gặm cỏ. Nhịp sống ở đây vẫn 24h như thế, nhưng sao cảm giác lại chậm hơn, nhịp nhàng hơn.
Hồ thiêng Namtso là điểm đến tiếp theo mà quý khách cần ghé qua. Cung đường có thể khiến các phượt thủ khó chiều nhất thế giới cũng phải "phải lòng" ngay lần đầu tiên bởi sự đẹp đẽ không diễn tả thành lời. Nước hồ thiêng xanh như một dải lụa, mềm mại trải dài hàng chục cây số, ngồi bên bờ ngắm hoàng hôn, chờ những tia nắng cuối cùng chợt tắt cũng là một trải nghiệm đáng nhớ của cuộc đời.
Hồ thiêng hiện lên với vẻ đẹp trầm tĩnh, yên bình
Đến Tây Tạng là đến gần hơn với đỉnh núi cao nhất thế giới Everest. Kể cả không đủ sức chinh phục đỉnh cao nhất, bạn vẫn sẽ có kí ức để đời và rất đáng tự hào.
Ở Tây Tạng cũng giống như bao nhiêu vùng đất khác, cũng có đặc trưng ẩm thực riêng. Uống một tách trà ngọt, nhắm hờ mắt cảm nhận nhịp sống chậm rãi nơi này cũng là một thú vui tao nhã. Lúc uống trà còn có thể nghe người dân kể vài ba câu chuyện về vùng đất nơi đây.
Các món ăn như bánh mì chay, thịt bò rừng, thịt dê ... được làm với công thức riêng chỉ Tây Tạng mới có sẽ mang lại cho du khách trải nghiệm chưa từng có. Còn gì tuyệt hơn sau một ngày dạo chơi mỏi mệt, bạn được nghỉ chân và được thưởng thức những món ăn tuyệt vời?
Chỉ có khi đến Tây Tạng bạn mới được thưởng thức những món ăn này
Ở Tây Tạng cũng có những quán bar độc đáo mở loại nhạc Tạng, nhạc Ấn Độ tuyển chọn vô cùng hay. Chìm mình trong không gian âm nhạc và thưởng thức các loại nước uống hiện đại, ai dám nói Tây Tạng tách biệt với thế giới nữa nào?!
Nếu bạn nghĩ rằng Tây Tạng là vùng đất không an toàn, thế thì phải tìm hiểu lại thật kĩ. Thực tế, ở Tây Tạng an toàn đến độ người dân ban đêm không cần chốt cửa. Người dân theo đạo Phật với tấm lòng lành, chẳng ai gây ra điều gì nguy hiểm cho ai, đặc biệt là vô cùng tốt bụng, hiếu khách. Du khách đến đây cứ như về thăm người bạn cũ. Chẳng có gì là nguy hiểm cả.
Ta thường hay gán cho một thứ gì đó cái mác không an toàn bởi vì ta không hiểu về nó. Một khi đã hiểu, thay vì lo lắng, sợ hãi, ta sẽ thích chinh phục nó hơn. Tây Tạng cũng không ngoại lệ. Nếu muốn tìm đến một vùng đất bình yên và khác biệt, hãy chọn khám phá Tây Tạng. Tin rằng những trải nghiệm tại nơi này sẽ khiến du khách thỏa mãn vô cùng.
Quý khách có thể đi du lịch Tây Tạng theo nhóm, hoặc đi theo tour để được hướng dẫn chi tiết.
Theo trí thức trẻ
Sân bay đẹp nhất nhì thế giới có gì đặc biệt? Sân bay này nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao 1.371 m so với mực nước biển và trải rộng hơn 800 m2. Bao quanh sân bay dài 1,75 km là các thung lũng xanh tươi. Hôm 24/9, Thủ tướng Narendra Modi khánh thành sân bay thứ 100 của Ấn Độ ở bang Sikkim, miền đông bắc nước này. Đây được cho là...