Hơn 200 người dân Phú Quốc không hiến được máu vì… thiếu túi đựng
Số người đến hiến máu tăng đột biến nên túi máu ban tổ chức chuẩn bị sẵn bị thiếu. Nhiều người dân đã phải bỏ về vì không được hiến máu, một số tỏ vẻ không hài lòng vì mất thời gian chờ đợi.
Nhiều người phải ra về sau khi nghe thông báo hết túi đựng máu – ẢNH: HOÀNG TRUNG
Sáng 25.10, hàng trăm người là công nhân viên chức, người lao động làm việc tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đã đến Tung tâm văn hóa huyện để tham gia hiến máu tình nguyện.
Đây là đợt hiến cuối cùng của năm 2018. Theo đó, ở 2 đợt trước, toàn huyện đã hiến được 391 đơn vị máu, vì vậy đợt này chỉ cần lấy thêm 259 đơn vị nữa là đạt chỉ tiêu tỉnh giao.
Video đang HOT
Rất nhiều người Phú Quốc đến hiến máu tình nguyện sáng 25.10 – ẢNH: HOÀNG TRUNG
Tuy nhiên, trong hai ngày 24 – 25.10, người dân đến hiến máu quá đông nên số lượng túi máu chuẩn bị sẵn không đủ. Trước tình hình trên, Hội Chữ thập đỏ H.Phú Quốc đã phải thông báo từ chối nhận máu của hơn 200 người thuộc các xã Hàm Ninh, Bãi Thơm, Trường Trung cấp Việt – Hàn và khu vui chơi nghỉ dưỡng Vinpearl Land.
Ngoài ra, vào sáng 25.10, tại Trung tâm văn hóa Phú Quốc, nhiều người dân tỏ vẻ khó chịu khi phải chờ đợi rất lâu để hiến máu nhưng đành phải ra về vì ban tổ chức thông báo… hết túi đựng máu.
Trao đổi với Thanh Niên, bác sĩ Lâm Quang Diệu, Phó khoa Huyết học, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, cho biết chỉ tiêu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang giao đợt này cho H.Phú Quốc là 300 đơn vị máu, dự trù lấy 350 và chuẩn bị 420 túi. Tuy nhiên, số túi máu vẫn thiếu.
Theo bác sĩ Diệu, việc thiếu túi là do không dự trù trước được số lượng người đến hiến máu, bởi những đợt hiến máu trước đó cũng chỉ đạt khoảng gần 300 đơn vị mà thôi. Không ngờ lần này số người đến đăng ký đông quá.
Bác sĩ Diệu còn cho biết việc tổ chức hiến máu còn liên quan đến chế độ bồi dưỡng cho người hiến máu nên phải chuẩn bị kinh phí từ trước.
Theo thống kê của ban tổ chức, trong hai ngày 24 và 25.10, người dân Phú Quốc hiến được 440 đơn vị máu. Cộng với 2 đợt hiến máu trước thì Phú Quốc đã vượt chỉ tiêu tỉnh giao.
Theo thanhnien
Bệnh viện Việt Đức lên tiếng về tình trạng 'cò máu' lộng hành
Giám đốc bệnh viện khẳng định không có trường hợp bệnh nhân nào không được phẫu thuật nếu người nhà không hiến máu tình nguyện.
Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc các "cò máu" hoạt động ngang nhiên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và có thông tin bệnh viện không cho bệnh nhân phẫu thuật nếu người nhà không hiến máu tình nguyện.
Trước thông tin trên, Bộ Y tế đã có công văn gửi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về việc "Xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến hiện tượng cò máu". Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - GS.TS Trần Bình Giang vừa có công văn trả lời Bộ Y tế, lên tiếng về sự việc.
Theo đó, bệnh viện khẳng định không có trường hợp bệnh nhân nào không được phẫu thuật nếu người nhà không hiến máu tình nguyện, không có chủ trương, quy định nào về việc người nhà bệnh nhân phải cho máu mới được phẫu thuật, không có cá nhân hay tổ chức nào trong bệnh viện mưu lợi hay tiếp tay cho những trường hợp "cò máu". Theo GS Giang, khi bệnh viện phát hiện các đối tượng này đều tiến hành giao cho cơ quan công an để xử lý theo pháp luật.
Người nhà bệnh nhân chỉ cho máu trong trường hợp cần nhóm máu hiếm đòi hỏi phải cùng huyết thống hoặc người nhà tình nguyện hiến khi nguồn cung không đủ.
Đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết Trung tâm Truyền máu là một trong số ít đơn vị trong cả nước thực hiện đồng thời các nhiệm vụ lấy, chiết tách các thành phần máu, lưu trữ bảo quản và cung cấp máu, các chế phẩm máu phục vụ kịp thời điều trị bệnh nhân. Với đặc điểm thường xuyên phải tiến hành các ca mổ cần cung cấp lượng máu lớn ngay tức thì, cơ sở này đã góp phần cứu sống nhiều người bệnh hiểm nghèo.
Hiến máu là nghĩa cử tốt đẹp. Ảnh: VH.
Tại cơ sở y tế này nguồn máu đến từ 3 nguồn chính là tiếp nhận máu từ những người hiến máu trong cộng đồng, từ Viện huyết học truyền máu Trung ương và tại điểm hiến máu cố định trong bệnh viện bao gồm cán bộ y tế, nhân dân quanh khu vực và người nhà bệnh nhân.
Bệnh viện Việt Đức đặc thù là bệnh viện ngoại khoa, hàng năm số lượng ca mổ tăng lên khoảng 10% (năm 2017 tổng số phẫu thuật trên 65.000 ca). Hơn nữa, bệnh viện đảm nhận nhiệm vụ điều trị cấp cứu tuyến cuối của cả nước với những trường hợp tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hay tai nạn lao động rất phức tạp và nặng nề.
Hàng ngày, bệnh viện này mổ trung bình 150 ca mổ phiên, khoảng trên 30 ca mổ cấp cứu, hầu hết cần truyền máu. GS Giang khẳng định nhu cầu cung cấp đủ máu cho điều trị bệnh nhân rất lớn, chủ yếu từ nguồn hiến máu lưu động. Việc duy trì điểm hiến máu cố định tại bệnh viện chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội về vai trò hiến máu tình nguyện, giải quyết nguồn khan hiếm máu vào những thời điểm thiếu máu cục bộ, vận động tiếp nhận máu trong những trường hợp người bệnh có nhóm máu hiếm Rh(-) hay nhóm máu AB mà không có được sự hỗ trợ từ Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.
Theo Zing
2 dịch bệnh chồng nhau ở TP HCM Bệnh nhi sởi tăng nhanh, trong khi dịch bệnh tay chân miệng vào mùa khiến nhiều viện nhi ở TP HCM quá tải. Chiều 5/10, giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM kiểm tra công tác điều trị trẻ bị tay chân miệng, sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và họp bàn về công tác phòng chống...