Hơn 200 “kịch bản” của nhóm “siêu” lừa đảo nước ngoài
Với hơn 200 “kịch bản” dựng sẵn, nhóm người gồm 52 đối tượng là người nước ngoài đã sử dụng công nghệ cao để lừa đảo những người Trung Quốc sống tại đại lục, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á.
Các đối tượng người nước ngoài lừa đảo bị bắt đưa về trụ sở công an.
Ngày 7/12, các phòng ban nghiệp vụ của công an thành phố vẫn đang phối hợp với Công an quận 2 làm rõ hành vi phạm tội của 52 đối tượng, trong đó đa phần là người Đài Loan, Trung Quốc do liên quan đến việc sử dụng công nghệ cao nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bước đầu, cơ quan điều tra đã xác định được 7 người cầm đầu trong băng nhóm này.
Sau một thời gian theo dõi, sáng 6/12, lực lượng chức năng đã đột kích vào 2 căn biệt thự trên đường Nguyễn Văn Hưởng (phường Thảo Điền, quận 2) bắt quả tang hàng chục người nước ngoài đang sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo.
Tại biệt thự thứ nhất, công an bắt quả tang 27 đối tượng (22 nam, 5 nữ) là người Đài Loan và Trung Quốc đang sử dụng các thiết bị công nghệ cao như voice IP, bộ đàm, internet để lừa đảo. Tại hướng biệt thự F13 trong khu biệt thự Thảo Điền 1, công an bắt quả tang thêm 24 đối tượng (19 nam, 4 nữ) cũng đang dùng công nghệ cao để lừa đảo. Thời điểm các trinh sát ập vào hai địa điểm trên khá nhiều đối tượng leo qua cửa xổ, nhảy xuống ao tìm đường tẩu thoát nhưng vẫn bị bắt giữ.
Video đang HOT
Tang vật bị thu giữ gồm: 21 laptop, 18 modem dùng kết nối internet, 58 voice IP, 77 điện thoại bàn, 25 ĐTDĐ các loại, 77,8 triệu đồng Việt Nam, trên 6.000 USD, 127.400 nhân dân tệ. Đặc biệt, công an phát hiện thu giữ tại 2 căn biệt thự trên có hơn 200 kịch bản được dùng để lừa đảo.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, đây là băng nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia. Nạn nhân của chúng thường là người Trung Quốc sinh sống ở một số thành phố lớn tại Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia…
Bằng các “kịch bản” đã dựng sẵn, bọn chúng giả cảnh sát, nhân viên ngân hàng, ngành thuế… gọi về cho các doanh nghiệp ở Trung Quốc dựng lên câu chuyện thông báo khẩn về việc số tài khoản của nạn nhân đang bị hacker, tội phạm tấn công rút trộm tiền nên cung cấp mật mã tài khoản gấp để lên kế hoạch phong tỏa tài khoản bảo vệ.
Trong lúc nạn nhân trò chuyện, băng tội phạm bật còi hú giống như đang làm việc tại cục cảnh sát và để một số đối tượng khác nói vọng vào điện thoại là đã bắt tên người nay người kia để tạo sự tin tưởng từ “con mồi”.
Những đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo xuyên quốc gia này
Để thực hiện những “màn kịch” trên, băng nhóm này đã lựa chọn phương án thuê biệt thự làm “căn cứ” để lừa đảo, sau đó, bọn chúng thiết kế các phòng cách âm, tạo tiếng động giả. Thậm chí, để “con mồi” tin tưởng hoàn toàn, khi gọi vào vùng Bắc Kinh, băng tội phạm dùng người Đài Loan để gọi vì nơi này sử dụng tiếng phổ thông.
Khi gọi về khu vực Quảng Đông, thì chúng dùng người Trung Quốc (quê Quảng Đông). Thủ đoạn của băng nhóm này giống hệt nhiều băng nhóm khác trước đây bị Công an TP.HCM và Bộ Công an triệt phá.
Để qua mặt lực lượng cảnh sát quốc tế, băng nhóm này liên tục luân chuyển địa bàn hoạt động. Tất cả việc nhập và xuất cảnh đều thông qua visa du lịch. Trong 52 đối tượng bị bắt giữ, có 49 người Đài Loan, 3 người Trung Quốc.
Hiện vụ án đang được mở rộng điều tra làm rõ.
Theo Dantri
Nhóm làm giả hàng loạt bằng cấp của ngành giáo dục lĩnh án
Do thấy nhiều người có nhu cầu sử dụng giấy tờ và bằng cấp giả nên nhóm ba đối tượng đã làm giả hàng loạt con dấu giấy tờ của nhiều cơ quan, tổ chức.
Ngày 14/11, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với nhóm đối tượng Phan Thị Tuyết Nga (24 tuổi), Chu Ngọc Bộ (27 tuổi) đều ngụ phường Long Bình, TP Biên Hòa; Trần Công Khanh (18 tuổi) ngụ Thiện Tân (Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Cả ba đối tượng bị xét xử về tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Theo cáo trạng, từ đầu cuối tháng 03/2112 đến 05/04/2012, Chu Ngọc Bộ đã làm giả 90 Giấy chứng nhận học Luật lao động của Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm Thanh Niên. Đồng thời bán cho Phan Thị Tuyết Nga 23 giấy Chứng nhận sức khỏe giả có chữ ký và mộc dấu mang tên bệnh viện đa khoa của TP Biên Hòa.
Cũng theo cáo trạng, từ đầu tháng 02/2012 đến 05/04/2012, Phan Thị Tuyết Nga đã nhận tiền và thông tin cá nhân của những người có nhu cầu làm giấy tờ rồi đưa cho một người tên Phú (chưa rõ lai lịch) để làm giả. Trong thời gian 2 tháng Nga và Phú đã nhận làm giả 9 chứng chỉ Tin học và chứng chỉ tiếng Anh của Trung tâm tin học - Trường Đại học khoa học tự nhiên và trường ĐH Sư phạm TP HCM. 2 bằng tốt nghiệp cao đẳng của Trường Cao đẳng Công thương TP HCM; 1 bằng trung cấp nghề và 1 chứng chỉ Tiếng Anh của trường Cao đẳng nghề số 8.
Ngoài ra Nga còn làm giả hàng chục bản sao có chứng thực của UBND phường Long Bình, UBND phường Bình Đa. Nga còn lôi kéo em chồng là Trần Công Khanh vào làm và giao giấy tờ giả cho khách.
Với tội danh trên, HĐXX Tòa án Nhân dân TP Biên Hòa đã tuyên phạt Phan Thị Tuyết Nga 1 năm 6 tháng tù. Chu Ngọc Bộ 1 năm tù, Trần Công Khanh 9 tháng tù.
Theo Dantri
Bắt nhóm buôn bán phụ nữ ra nước ngoài làm gái bán dâm Công an tỉnh Đắk Nông vừa phối hợp với các trinh sát Bộ Công an (thường trực phía Nam) bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi buôn bán người. Các đối tượng gồm: Lưu Thị Ngọc Hiền (SN 1971, trú phường Long Thành Mỹ, quận 9, TP Hồ Chí Minh), Bùi Thị Mai Lan (SN 1970, trú phường Nghĩa Phú, thị...