Hơn 200 công dân Việt ở Singapore về nước
Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng Singapore đưa 200 người Việt thuộc diện ưu tiên về tránh Covid-19.
Chuyến bay này hạ cánh tại sân bay quốc tế Cần Thơ hôm nay. Hành khách và phi hành đoàn đã được kiểm tra y tế và cách ly tập trung, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Các công dân từ Singapore về là trẻ em dưới 18 tuổi, người ốm đau, người đang chữa bệnh và những người có hoàn cảnh khó khăn khác.
“Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan trong nước tổ chức một số chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế và khả năng tổ chức tiếp nhận, cách ly ở trong nước”, thông cáo cho biết.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng trên một chuyến bay của Việt Nam ngày 13/3. Ảnh: Ngọc Thành.
Ngày 23/4, Cục Hàng không Việt Nam thông báo sẽ tổ chức 13 chuyến bay đưa người Việt ở nước ngoài về. Các địa bàn chính là Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, UAE, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines. Tuy nhiên nhà chức trách không công bố số lượng người và thời gian cụ thể.
Singapore hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất châu Á xét trên tỷ lệ dân số. Tổng số ca nhiễm lên hơn 12.000, trong đó có 12 ca tử vong.
Từ giữa tháng 4, Việt Nam hợp tác với một số đối tác là Anh, Italy, Nhật Bản, để tổ chức các chuyến bay đưa người Việt về nước, sau khi các quốc gia ngưng đường bay thương mại để chặn Covid-19. Trước đó, Việt Nam đã hỗ trợ cho khoảng 1.500 công dân bị mắc kẹt ở sân bay quốc tế ở nhiều nơi, là điểm xuất phát hoặc quá cảnh trên hành trình về nước tránh dịch.
Việt Anh
Quy mô thật của dịch COVID-19 đến đâu: Từ Hong Kong, Singapore đến Indonesia
Chỉ "thay đổi trong cách tính", số ca nhiễm và người chết do virus corona chủng mới ở Trung Quốc đã tăng vọt trong ngày 13-2. Phân tích thêm dữ liệu các quốc gia khác cho thấy tình hình là đáng lo ngại.
Video đang HOT
Nhiều gia đình Trung Quốc rất vất vả mới tìm được một bệnh viện chịu tiếp nhận người thân của họ. Cô con gái của người phụ nữ trong ảnh đã đứng trên bancông nhà vừa gõ chiêng vừa la hét cầu cứu - Ảnh: SCMP/Weibo
Sáng 13-2, thế giới bị sốc khi chứng kiến số liệu thống kê dịch COVID-19 do Trung Quốc công bố trên toàn đại lục tính đến hết ngày 12-2: 15.152 ca nhiễm mới và 254 người chết. Riêng tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch, là gần 15.000 ca nhiễm mới và thêm 242 người chết.
Điều đáng nói chỉ mới một ngày trước, nhiều quan chức còn lạc quan vì dịch có dấu hiệu chậm lại, thậm chí tin tưởng nó sẽ kết thúc vào khoảng tháng 4.
Theo giới quan sát, thay đổi đột ngột trong thống kê ở Trung Quốc càng gây thêm khó khăn cho các chuyên gia trong việc xác định quy mô thật sự của dịch COVID-19, giữa lúc những hiểu biết của khoa học về chủng virus corona mới này còn rất ít.
Bên ngoài Trung Quốc, khác biệt trong thống kê của các nước khu vực cũng gióng lên hồi chuông báo động. Cụ thể, các nước tương đối phát triển ở Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan có số ca nhiễm cao (lần lượt là 50 và 33), trong khi những nước y tế kém phát triển hơn như Indonesia, Lào, Campuchia lại hầu như không ghi nhận ca nhiễm nào.
Singapore: Các bạn chưa rà soát kỹ như chúng tôi
Trong một bài phân tích đáng chú ý, báo South China Morning Post (SCMP) chỉ ra rằng thoạt nhìn thì đặc khu Hong Kong với 13 cửa khẩu giáp Trung Quốc đại lục lẽ ra dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19 hơn Singapore, quốc gia nằm cách Trung Quốc hơn 3.500km, nhưng thực tế cho thấy số ca nhiễm ở cả 2 nơi tương đương nhau (khoảng 50 ca tính đến sáng 13-2).
Cần phải bổ sung rằng đặc điểm thời tiết của Singapore là nóng và ẩm, ngày 13-2 nhiệt độ dao động 24-33 độ C, độ ẩm 70%, trong khi ở tâm dịch Vũ Hán nhiệt độ là 0-17 độ C, độ ẩm 80%.
Điều này củng cố ý kiến của một số chuyên gia rằng khả năng lây lan của dòng virus corona, nhất là các chủng mới gây bệnh SARS, MERS và COVID-19, trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau cần phải nghiên cứu thêm.
Trở lại Singapore, chuyên gia nhận xét số ca nhiễm virus cao ở đảo quốc này một phần do tiêu chuẩn khoanh vùng, phát hiện bệnh của họ tốt hơn so với khu vực. Cách tiếp cận chủ động của Chính phủ Singapore giải thích tại sao số ca nhiễm tương đương với Hong Kong.
Bác sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth Novena (Singapore), nhận xét người dân Singapore được khuyến khích đến bệnh viện khi cảm thấy không khỏe, và nhìn chung họ đủ tin tưởng chính phủ của mình để làm điều này.
"Chúng tôi đang rà soát rất kỹ, càng kiểm tra kỹ bao nhiêu, số ca lây nhiễm được phát hiện càng lớn. Tổng số ca sẽ giảm sau đó vì chúng tôi đang tích cực cách ly", bác sĩ Leong cho biết.
Cũng theo chuyên gia này, các nước láng giềng của Singapore nhiều khả năng có số ca nhiễm Covid-19 lớn hơn thống kê, nhưng phần lớn không phát hiện được vì "không rà soát kỹ".
Bộ Y tế Singapore đã ra khuyến cáo không tổ chức các sự kiện tập trung đông người sau khi nâng mức cảnh báo dịch lên màu cam hồi cuối tuần trước, mức tương đương dịch SARS hồi năm 2003, mang ý nghĩa dịch bệnh nghiêm trọng, dễ lây từ người sang người, nhưng đang được khoanh vùng tích cực và chưa bùng phát mạnh.
Kiểm tra thân nhiệt tại một sự kiện ở Singapore - Ảnh: BLOOMBERG
Những quốc gia "vắng bóng dịch"
Từ Singapore, sự chú ý của quốc tế chuyển sang Indonesia, Lào, Campuchia..., các nước trong Đông Nam Á đến nay hầu như chưa ghi nhận ca lây nhiễm virus corona nào (Campuchia chỉ 1 ca). Trong khi đây là những nước có mối quan hệ làm ăn gần gũi với Trung Quốc và hệ thống y tế tương đối khiêm tốn.
Trong một câu chuyện được báo New York Times (NYT) kể lại, một gia đình đến từ Thượng Hải, Trung Quốc, đi nghỉ mát ở Singapore hồi tháng 1. Khi nghe tin dịch bệnh bùng phát, họ khăn gói bay đến Indonesia và ở đó mãi cho đến nay, chưa có kế hoạch về nhà vì sợ virus.
"Người dân Bali đối đãi với chúng tôi rất tốt. Chúng tôi không bị kiểm tra y tế lần nào", họ khoe với phóng viên.
Các chuyên gia y tế tỏ ra bối rối khi hàng loạt quốc gia xung quanh như Philippines, Malaysia, Singapore, Úc... đều dính virus corona, còn Indonesia chưa ghi nhận trường hợp nào, dù họ nằm trong số những nước dừng các chuyến bay đến Trung Quốc trễ nhất.
Trong một báo cáo công bố tuần trước, 5 nhà nghiên cứu của ĐH Harvard đã kêu gọi Indonesia và Campuchia nhanh chóng tăng cường rà soát những trường hợp nhiễm virus, vì dựa trên các tính toán khoa học, dịch COVID-19 lẽ ra đã xuất hiện ở những nước này rồi.
Ông Jusuf Kalla, chủ tịch tổ chức Chữ Thập Đỏ Indonesia, cũng thừa nhận khả năng dịch COVID-19 đã xuất hiện nhưng người dân không ý thức được mình mắc bệnh.
"Singapore có hệ thống rất chặt chẽ mà virus vẫn xâm nhập được. Có thể đã có người nhiễm ở Indonesia nhưng họ không phân biệt được nó với sốt bình thường, hoặc sốt xuất huyết. Bệnh viện ở Jakarta không nói, còn vùng sâu vùng xa như Flores, Sulawesi năng lực y tế chỉ có hạn", ông Kalla lo lắng.
Hành khách ở sân bay quốc tế Bali, Indonesia ngày 9-2 - Ảnh: NYT
Lo những đợt bùng phát mới
Bác sĩ Leong của Singapore cho rằng số ca bệnh tương đối thấp của Hong Kong là điều đáng lo ngại, nó cho thấy mức độ rà soát như vậy là chưa đủ và các ca nhiễm bệnh âm thầm sẽ bắt đầu xuất hiện trong những tuần tiếp theo.
"Giai đoạn này, Hong Kong và Singapore còn thời gian để kiểm soát dịch. Nếu không làm quyết liệt, một khi nó bùng lên chúng ta sẽ thua chắc", bác sĩ Leong cảnh báo.
Viết trên trang Foreign Policy, nhà phân tích James Palmer nhận định điều đáng ngại là thế giới, và có lẽ cả chính quyền Trung Quốc, không tài nào xác minh được 5 triệu dân chạy khỏi tâm dịch Vũ Hán trước thời điểm thành phố bị phong tỏa (sáng 23-1) hiện đang ở đâu, đã tiếp xúc với những ai...
Theo ông Palmer, có nhiều yếu tố dẫn đến việc thống kê số người nhiễm virus corona hết sức khó khăn, trong đó phải kể đến nhiều trường hợp bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng, thời gian ủ bệnh lâu (hơn 14 ngày)...
Ngoài ra, tâm lý lo sợ bị cách ly và kỳ thị khiến nhiều người phát triệu chứng vẫn không dám đến bệnh viện hoặc khai báo với chính quyền. Trong trường hợp Singapore, sự minh bạch của nước này khiến người dân tin tưởng hợp tác, nhưng ở những nơi khác đây là điều không chắc chắn.
Nhìn chung, sau những gì diễn ra ở Trung Quốc sáng 13-2, các dự báo liên quan đến dịch COVID-19 hiện tại đều còn quá sớm. Bức tranh có thể còn thay đổi trong những tuần tiếp theo.
Theo tuoitre
EU thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam Nghị viện Châu Âu (EP) ngày 12/2 bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EU). Cụ thể, EVFTA được thông qua với 401 phiếu thuận, còn EVIPA được thông qua với 407 phiếu thuận. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh ngày 12/2...