Hơn 200 cây xanh bị chặt để làm metro ở Hà Nội
Một số cây bị chặt vì kích thước quá lớn không phù hợp với đô thị, một số cây sẽ được đánh chuyển để “tái sử dụng” khi tuyến metro đầu tiên ở thủ đô được xây dựng.
Nhiều cây xà cừ có đường kính tới 70cm trên đường 70, cạnh khu Depot sẽ bị chặt bỏ để phục vụ dự án Metro đầu tiên ở thủ đô.Ảnh: Bá Đô
Sáng 28/11, ông Lê Huy Hoàng, Phó giám đốc Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, từ ngày mai, đơn vị sẽ phối hợp với Công ty Công viên cây xanh thực hiện việc đánh chuyển và chặt hạ 27 cây xanh trên đường Tây Tựu (đường 70) cạnh khu nhà ga chính (depot) của tuyến metro.
Theo ông Hoàng, thông qua khảo sát, tư vấn, trong 27 cây xanh ở khu vực này thì có 18 cây sẽ bị chặt vì có kích thước lớn và không đúng chủng loại cây đô thị. Còn lại 9 cây sữa đang phát triển bình thường sẽ được đánh chuyển về vườn ươm của Công ty cây xanh.
Riêng đoạn từ Nhổn đến ga S8 (trạm trung chuyển Cầu Giấy) phải xử lý 119 cây, trong đó số cây phải chặt hạ là 51 và di chuyển là 68, ông Hoàng cho biết thêm.
Đoạn nhà ga số 9 (Kim Mã – ga Hà Nội), số lượng khảo sát là 192 cây, phải chặt hạ 144 cây. Tuy nhiên, theo ông Hoàng “đây là phương án đưa ra, dựa trên kết quả của đợt khảo sát, tư vấn nhưng cần phải chờ thành phố chấp thuận”.
“Theo lộ trình, trong tháng 12 sẽ xây dựng nhà ga số 8, còn nhà ga số 9 (ga ngầm) đến cuối sang năm mới thi công, nghĩa là việc chặt hạ và đánh chuyển cây trên đoạn này có thể được thực hiện trong tháng 11/2015″, vị phó Giám đốc Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội nhấn mạnh.
Video đang HOT
Dự kiến đến cuối năm 2015, hàng cây xà cừ ven hồ Thủ Lệ sẽ bị chặt hạ để phục vụ dự án metro. Ảnh: Bá Đô.
Về việc xử lý số gỗ thu được sau khi chặt hạ cây, ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó giám đốc công ty Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, theo quy định những cây có đường kính thân lớn hơn 30 cm không bị sâu mục sẽ được Trung tâm thẩm định giá của Sở Tài chính Hà Nội định giá, tiền bán gỗ sẽ được đưa vào công quỹ.
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội cũng cấp hàng loạt giấy phép chặt hạ trên400 cây xanh cổ thụ để phục vụ dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông và dự án hầm chui Thanh Xuân.
Bá Đô
Theo VNE
Dỡ trạm xe buýt lớn nhất thủ đô để làm metro
Trạm xe buýt Cầu Giấy, một trong những điểm trung chuyển lớn vào bậc nhất ở Hà Nội, sau gần 10 năm hoạt động đã được phá bỏ, chuyển sang địa điểm khác để nhường chỗ làm nhà ga phục vụ dự án metro đầu tiên của Hà Nội.
Để xây nhà ga số 8, phục vụ dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải đã ra phương án phân luồng các phương tiện và di chuyển trạm xe buýt Cầu Giấy vốn được coi là điểm trung chuyển hành khách đi xe buýt lớn nhất thủ đô ở trước cổng Đại học Giao thông Vận tải sang vị trí khác.
Trung bình mỗi ngày, trạm tiếp nhận khoảng 20.000 lượt khách. Khung dựng bến chờ này có kết cấu bằng sắt thép, nên đội thi công phải dùng máy hàn để cắt.
Những chiếc ghế ngồi bằng ống sắt đã tróc hết sơn sau 10 năm sử dụng, giờ được bỏ đi để nhường chỗ cho dự án giao thông hiện đại hơn.
Tháng 9/2010, Hà Nội khởi công dự án xây dựng tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm. Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên sẽ đi qua huyện Từ Liêm và các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.180 triệu Euro tương đương gần 33.000 tỷ đồng, dự kiến hoạt động vào tháng 9/2017.
Bến chờ xe buýt được di chuyển sang một điểm khác, với quy mô nhỏ hơn, trên vỉa hè sát với tường rào của Đại học Giao thông Vận tải và cách điểm cũ hơn 100 m.
Một điểm theo chiều ngược lại từ Kim Mã về Cầu Giấy được đặt trên vỉa hè, sát với cổng phụ của công viên Thủ Lệ.
Ngoài việc phá bỏ trạm xe buýt, cầu vượt đi bộ cũng được tháo dỡ vào tháng 12, để chuyển sang khu Trung Kính, cách đó hơn một km.
UBND TP Hà Nội cũng vừa chấp thuận việc chặt hạ và chuyển cây xanh trên đường 70 (khu đường dẫn vào nhà ga) để hoàn thiện việc giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng khu depot (khu nhà ga, sửa chữa...) cạnh Đại học Công nghiệp (Nhổn).
Theo quan sát, khu vực này có khoảng 10 cây xà cừ cổ thụ và nhiều cây xanh các loại. Dự kiến trong tháng 11 này, Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông sẽ đánh chuyển những cây này.
Hàng cây xà cừ cổ thụ ở ven hồ Thủ Lệ cũng sẽ được chuyển sang vị trí khác để tái sử dụng. Liên quan dự án metro đầu tiên của thủ đô, mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng có văn bản yêu cầu và đốc thúc BQL đường sắt đô thị Hà Nội đẩy nhanh tiến độ hơn, đảm bảo chất lượng, an toàn giao thông, lao động, vệ sinh môi trường, không để xảy ra ùn tắc giao thông, khẩn trương lựa chọn nhà thầu thi công các gói thầu còn lại theo kế hoạch đã cam kết để đưa toàn bộ dự án về đích đúng hẹn.
Phương Sơn
Theo VNE
Tuyến metro Bến Thành Suối Tiên: Còn một doanh nghiệp chưa giao mặt bằng Chiều 11/11, chính quyền TX.Dĩ An (Bình Dương) đã có buổi gặp gỡ Công ty TNHH Vĩnh Phát và Công ty TNHH Đại Thành (P.Bình Thắng) để vận động 2 doanh nghiệp (DN) này bàn giao mặt bằng xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Đến nay "nút thắt" dự án tuyến Metro 1 Bến Thành - Suối Tiên chỉ còn...