Hơn 20 người chết và bị thương do lũ tại miền Trung
Nhiều tỉnh tại miền Trung tiếp tục mưa to, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi tiếp tục dâng cao, đã có hơn 20 người chết và bị thương trong đợt mưa lũ đang diễn ra.
Đêm 16 rạng sáng ngày 17/11, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi trời tiếp tục mưa, môt số nơi mưa to, lũ trên các sông dao động ở mức cao, nhiều vùng còn bị chia cắt.
Mưa lớn tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã làm 10 người chết, 10 người bị thương, hàng ngàn héc-ta hoa màu bị ngập úng, nhiều công trình giao thông, thủy lợi hư hỏng nặng.
Tại Huế, do thuỷ điện tiếp tục xả lũ nên mực nước các sông tiếp tục dâng lên, khiến nhiều nhà dân ngập trong nước
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nước từ thượng nguồn đổ về cùng với việc xả lũ nên mực nước các sông tiếp tục dâng lên xấp xỉ mức báo động 3, 7 tỉnh lộ bị ách tắc cục bộ do nước ngập sâu gần 1 mét. Quốc lộ 1A bị ngập gần nửa mét đi lại rất khó khăn. Quốc lộ 49B đoạn từ Mỹ Chánh đi Vân Trình ngập hơn 1 mét.
Mưa lớn kèm lũ đã nâng số lượng người chết trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế lên 3 người, trong đó, ông Lê Văn Giành (SN 1958, trú thôn Giáp Kiền, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà) bị nước lũ cuốn trôi; cháu Đặng Phương Anh (SN 2008, trú Quảng An, Quảng Điền), bị chết đuối tại Trường Mầm non Đông Phú khi đang nghỉ trưa và em Hồ Thị Thảo (học sinh lớp 8 trường Phò Ninh xã Phong An, huyện Phong Điền), bị chết đuối khi đi giữ trâu.
Hàng ngàn ngôi nhà tại miền trung tiếp tục chìm trong lũ
Trong khi đó, tại Quảng Nam, cầu Gò Nổi trên tỉnh lộ 610B qua xã Duy An, huyện Duy Xuyên bị lún sụt, gãy nhịp cầu. Cảnh sát giao thông Quảng Nam cùng chính quyền địa phương không cho người và phương tiện lưu thông.
Mưa lũ cũng làm sạt lở hàng chục điểm trên Tỉnh lộ 616 từ huyện Bắc Trà Mỹ lên Nam Trà My. Đường từ trung tâm huyện Nam Trà My, huyện Nông Sơn về các xã cũng bị chia cắt. Một số khu dân cư vùng thấp trũng, ven sông nằm ở hạ lưu sông Vu Gia tiếp tục ngập trong lũ. Hồ Phú Ninh, huyện Phú Ninh xả lũ với lưu lượng lớn.
Video đang HOT
Cầu Gò Nổi trên tỉnh lộ 610B qua xã Duy An, huyện Duy Xuyên bị lún sụt, gãy nhịp cầu.
Mưa lớn xuất hiện trong mấy ngày qua tại Quảng Nam đã làm 4 người chết và mất tích do nước lũ cuốn trôi. Nạn nhân là anh Võ Văn Nhân, thôn 3 xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước) bị nước lũ cuốn trôi khi đang đi qua cầu Chìm gần chợ Tiên Phước hôm 12/11 và gần nhất là anh Quang (SN 1985, trú Tiên Kỳ, Tiên Phước) bị ngã xuống sông và mất tích.
Trong đêm qua, ở tỉnh Quảng Ngãi, công tác di dời dân tiếp tục được triển khai khẩn cấp.
Mưa lũ diễn ra trên diện rộng, làm gần 9000 ngôi nhà ở Quảng Ngãi tiếp tục bị ngập, hơn 2.000 hộ dân đã được di chuyển đến nơi an toàn.
Người dân Quảng Ngãi buộc phải di dời khẩn cấp trong đêm
Ở 6 huyện miền núi đã xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở gây cô lập nhiều xã. Riêng tuyến đường tỉnh lộ 622 Trà Bồng-Tây Trà bị sạt lở nặng gây tắc nghẽn giao thông. Các điểm sạt lở núi có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của gần 200 hộ dân trong vùng nguy hiểm cần được di dời khẩn cấp.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Công điện khẩn yêu cầu lãnh đạo các địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách phòng ngừa rủi ro, thảm họa cho nhân dân vùng ngập sâu, có nguy cơ sạt lở đất; đồng thời ngừng ngay các cuộc họp để tập trung chỉ đạo phòng tránh mưa lũ.
Hiện, sáng ngày 17/11, việc đi lại trên nhiều tuyến giao thông ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi còn nhiều trở ngại.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xe khách bị lũ cuốn: Trách nhiệm của ai?
Ngày 16/11, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Đại tá Phan Văn Đán - Trưởng công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) về trách nhiệm liên quan vụ xe khách chở 37 người bị nước lũ cuốn trôi.
- Vụ tai nạn xe khách mang BKS 48K-5868 khiến 20 người chết và mất tích, 17 người may mắn thoát nạn xảy ra được gần 1 tháng. Đến nay, cơ quan điều tra đã làm rõ các nguyên nhân tai nạn cũng như trách nhiệm, thưa ông?
Bây giờ chỉ có thể nói sơ bộ về lái xe vi phạm cái gì, số người chết và mất tích cũng như số người đã được cứu sống, còn kết luận cụ thể chưa trả lời được vì cơ quan điều tra đang làm. Chỉ có kết luận ban đầu là lái xe vi phạm an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng. Sự việc đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với lái xe Trần Văn Trường.
- Sự việc đã xảy ra và vụ án đã khởi tố, vậy về tường trình của người điều khiển phương tiện kể lại lúc bị tai nạn như thế nào thưa ông?
Cái đó bây giờ là dài dòng, đoạn nào ai lái, lái như thế nào, ai thu tiền, ai chính chủ... nó dài dòng lắm mà tôi không có thời gian. Chỉ biết đoạn đường đó nước ngập lụt cọc tiêu, tài xế điều khiển xe trật bánh trước xuống vệ đường (bánh trước trật khỏi đường QL1A) tại Km475 340 thì cả xe bị đổ và nước cuốn trôi. Nếu tài xế đi giữa đường thì lại không việc gì.
Chiếc xe khách được trục vớt lên hôm 22/10
- Như vậy, vụ tai nạn xảy ra là do lỗi lái xe không thể quan sát được đường?
Trời tối, cọc tiêu lại thấp, chỉ có cọc đo mực nước (cao 1m4, vị trí cách nhau giữa 2 cọc là 80m), một phần nữa là do nước ngập, nên đèn làm ánh sáng điều tiết bị nhòe.
Đoạn đầu vượt qua không việc gì bởi nhà hàng liền kề, sân nhà hàng bám sát với đường QL1A. Khi xe đi gần qua hết đoạn đường ngập nước lập tức xảy ra tai nạn. Lý do cơ bản thuộc về lái xe vì sáng ra vẫn còn mấy xe khác nằm chết trên đường.
- Nhưng đoạn đường này đã bị cấm và có lực lượng làm nhiệm vụ chốt chặn, vậy tại sao có rất nhiều xe vượt qua được?
Cấm hay không thì ta nói trực tiếp là... người lái xe, trao đổi với báo chí chỉ ngắn gọn vậy thôi. Lỗi trực tiếp gây hậu quả là do lái xe, ngoài xe đó còn có một số xe khác cùng đi nhưng người ta không bị bị lũ cuốn vì đi đúng đường.
- Hiện dư luận đặt ra câu hỏi, vụ tai nạn này một phần trách nhiệm một phần thuộc về cơ quan công an, ý kiến lãnh đạo huyện mình như thế nào thưa ông?
Cái đó đang trong quá trình điều tra, chúng tôi chưa thể trả lời được, việc dư luận đặt câu hỏi là quyền của dư luận, chúng tôi là cơ quan điều tra chứ không phải là cơ quan hành chính. Vì thế trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải thu thập tài liệu, chứng cứ.
Trách nhiệm chính là lái xe, mối quan hệ hình luật là mối quan hệ nhân quả, hậu quả đó trực tiếp ai gây ra chứ không thể nói gián tiếp. Ví dụ, mình đuổi tội phạm hoặc đuổi bạn đi qua chiếc cầu, người đó hãi nhảy xuống sông không may bị chết thì không thể kết luận cái chết do người đuổi.
- Nếu ta đem mối quan hệ hình luật vào giả thiết CSGT đuổi xe khách, vậy có phải CSGT vô can?
Cái đó chưa kết luận, tranh luận về luật giờ tôi không có thời gian. Còn lúc nãy mình chỉ nói đó là một ví dụ cảnh sát hoặc dân thường đuổi tội phạm hoặc nghịch ngộ đuổi nhau, người bị đuổi không may vấp hòn đá hoặc một vật gì đó làm tử vong, ý tôi nói như thế, thì cũng không kết luận được người đó giết người.
Vì không phải trường hợp nào đuổi cũng như thế, hậu quả phải tất yếu, tức là trường hợp nào đuổi cũng xảy ra chết cả thì mới kết luận được người ta có tội.
- Ngoài nguyên nhân trực tiếp do lái xe, khi quy trách nhiệm những cơ quan nào liên quan thưa ông?
Đầu tiên là người tổ chức giao thông, cụ thể chính là cơ quan quản lý đường bộ 4 (trực tiếp là 474). Tiếp theo là thanh tra giao thông và cuối cùng mới đến Cảnh sát giao thông.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước có 3 cơ quan trên, nhưng ai sai là một việc, sai như thế nào và có sai hay không cũng là một việc. Trong đó cấm đường thuộc về quản lý đường bộ 4; hướng dẫn, đảm bảo trật tự thuộc về CSGT; Tranh tra giao thông có quyền đề xuất, kiến nghị. Lúc đó có rào chắn hay không thì cũng chưa trả lời được, nói chung đang trong quá trình điều tra chưa có gì vội vàng.
Xin cảm ơn ông!
Theo VTC News
Lũ tại miền Trung tiếp tục lên nhanh Chưa kịp khắc phục với đợt lũ cũ, người dân các tỉnh miền Trung tiếp tục phải khẩn trương đối phó với đợt lũ mới đang ở mức báo động. Mưa lớn trong ngày 15/11 tại Thừa Thiên Huế đã gây ngập úng xã vùng ven đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Các tuyến tỉnh lộ đi qua các huyện Quảng Điền, Phong...