Hơn 2 tháng biểu tình yêu cầu Thủ tướng Bulgaria từ chức
Suốt 2 tháng nay, Bulgaria đã diễn ra hàng trăm cuộc biểu tình lớn nhỏ tại thủ đô và nhiều thành phố lớn của nước này để phản đối chính phủ và yêu cầu Thủ tướng Boyko Borissov từ chức.
Không ngừng hô vang “Từ chức”, ngày hôm qua, người biểu tình tại Sofia tiếp tục đổ ra đường phản đối và cáo buộc chính phủ của Thủ tướng Borissov và công tố viên trưởng của nước này cố ý trì hoãn các cuộc điều tra về mối liên hệ giữa các quan chức tham nhũng và các nhóm tội phạm địa phương. Người biểu tình cũng chiếu một số hình ảnh cảnh sát đã sử dụng bạo lực đói với họ trong ngày 2/9.
Kể từ đầu tháng 7, các cuộc biểu tình diễn ra sau khi thư ký về các vấn đề pháp lý và chống tham nhũng kiêm cố vấn an ninh và quốc phòng của Tổng thống Rumen Radev bị khám xét nhà riêng và tạm giữ để thẩm vấn. Truyền thống nước này cũng cho biết cơ quan cảnh sát không chỉ sử dụng với những người biểu tình mà còn thực hiện đối với một số nhà báo và nhân viên truyền thông tham gia đưa tin về các cuộc biểu tình ở thủ đô Sofia.
Theo Trung tâm Tự do Báo chí và Truyền thông Châu Âu, cảnh sát đã không xác định được và phản ứng phù hợp với các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay nhằm cả vào những nhà báo từ các hãng truyền thông khác nhau trong các cuộc biểu tình. Tổ chức này cũng kêu gọi các nhà chức trách Bulgaria phải điều tra kỹ lưỡng và minh bạch tất cả các trường hợp được báo cáo về việc sử dụng vũ lực quá mức đối với các nhà báo và người dân và đưa những kẻ này ra công lý./.
Nhiều người trẻ Thái biểu tình đòi Thủ tướng từ chức
Các nhà hoạt động trẻ Thái Lan tập trung bên ngoài tòa nhà chính phủ, đốt ảnh của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và kêu gọi ông từ chức.
Trong tuần qua, các cuộc biểu tình quy mô nhỏ kêu gọi Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha từ chức đã diễn ra tại ít nhất 6 tỉnh, trong bối cảnh 6 thành viên nội các nước này liên tiếp từ chức.
Những người biểu tình hôm nay đã đốt các bức ảnh của ông Prayut và cấp phó của ông, Prawit Wongsuwan. Niwiboon Chomphoo, một người biểu tình 20 tuổi, nói rằng ông Prayut phải chịu trách nhiệm vì nền hiến pháp "không đáng tin và không công bằng".
Người biểu tình Thái Lan kêu gọi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức tại Pathum Thani hôm 23/7. Ảnh: Reuters.
Những người phản đối cho rằng quân đội đã soạn thảo một đạo luật cơ bản nhằm đảm bảo ông Prayut duy trì quyền lãnh đạo với tư cách là thủ tướng dân sự sau cuộc bầu cử năm ngoái, khi các thành viên quân đội trong phe của ông đều nắm những vị trí chủ chốt.
Ông Prayut cũng phải đối mặt với thách thức để vực lại nền kinh tế được ngân hàng trung ương dự đoán có thể giảm tới mức kỷ lục 8,1% trong năm nay, trong khi 7-8 triệu người có thể đã mất việc, phần lớn do tác động từ Covid-19.
Những nhà hoạt động trẻ dự kiến tiếp tục biểu tình phản đối ông Prayut vào cuối tuần này.
Ông Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ thủ tướng Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Bulgaria: Số ca nhiễm mới Covid-19 giảm đột ngột Trong 24 giờ qua, Bulgaria ghi nhận khoảng 200 trường hợp nhiễm mới Covid-19 Sau ngày ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 đạt mức kỷ lục với gần 1.000 trường hợp, ngày 19/7, tình hình dịch bệnh tại Bulgaria đã bớt căng thẳng hơn khi số ca nhiễm mới được xác nhận trong 24h qua chỉ còn khoảng 200 trường hợp, nước...