Hơn 18.000 người chết vì nCoV tại Mỹ
Mỹ ghi nhận thêm 1.602 người chết vì nCoV, nâng tổng số lên 18.350, trong hơn 492.000 ca nhiễm toàn quốc.
Đại học Johns Hopkin cho biết 492.240 ca nhiễm được xác nhận tại Mỹ, tăng 30.803 ca so với hôm qua, trong đó 28.790 người đã hồi phục.
New York ghi nhận thêm 10.575 ca nCoV, tổng số ca nhiễm tại bang này là 170.512, cao hơn cả vùng dịch lớn thứ hai thế giới là Tây Ban Nha với hơn 158.000 ca nhiễm. Thêm 777 người chết tại New York, giảm nhẹ so với mức tăng kỷ lục 799 hôm trước, nâng tổng số lên 7.844.
Nhân viên y tế phun dung dịch sát khuẩn lên túi đựng mẫu bệnh phẩm xét nghiệm nCoV tại trạm lưu động ở Foxborough, Massachusetts ngày 5/4. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng tối 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói 60.000 người có thể chết vì nCoV tại Mỹ, thấp hơn nhiều so với số dự báo 100.000 trước đó. “Thật khó tin rằng nếu chỉ có 60.000, bạn không thể hạnh phúc, nhưng điều đó thấp hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã nói và nghĩ lúc đầu”, Trump cho biết.
Giám đốc Viện dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia Anthony Fauci nói đường cong dịch bệnh ở Mỹ đang được làm phẳng như tại Italy vào khoảng một tuần trước nhờ tình hình được cải thiện ở bang New York. Tuy nhiên, Fauci cảnh báo Mỹ chưa đạt đỉnh dịch.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 1,7 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 102.000 người chết và gần 376.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Indonesia đặt mục tiêu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 300.000 người/tháng
Chính phủ Indonesia đã nhập các thiết bị xét nghiệm từ Thuỵ Sĩ với khả năng xét nghiệm 300.000 mẫu bệnh phẩm mỗi tháng.
Bộ doanh nghiệp nhà nước Indonesia vừa nhập 20 máy phản ứng chuỗi Polymerase (PCR). Với các thiết bị này, Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu xét nghiệm 300.000 mẫu bệnh phẩm mỗi tháng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP
Các nhà nghiên cứu thuộc Học viện công nghệ Bandung (ITB) cho rằng, Indonesia có thể sẽ đạt đỉnh dịch Covid-19 sớm hơn sau khi Chính phủ nhập các thiết bị xét nghiệm PCR.
Kể từ khi trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên được Tổng thống Joko Widodo công bố vào ngày 2/3/2020, cho đến ngày 9/4/2020, Indonesia ghi nhận 3.294 ca mắc Covid-19, trong đó có 240 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chưa phản ánh chính xác thực tế số ca mắc Covid-19 tại Indonesia. Bởi tính đến ngày 8/4, mới có 14.354 người Indonesia được xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tổng số 270 triệu dân. Có nghĩa là cứ 1 triệu dân Indonesia thì chỉ có 52 người được xét nghiệm.
Phát ngôn viên chính phủ Indonesia chuyên biệt về Covid-19, ông Achmad Yurianto cho biết, nước này không tiến hành xét nghiệm dựa trên quy mô dân số, mà dựa trên dấu vết của các trường hợp dương tính và những người đến các cơ sở y tế khi có triệu chứng Covid-19.
Chính phủ Indonesia cũng đang tiến hành xét nghiệm nhanh trên diện rộng, tuy nhiên theo phát ngôn chính phủ Indonesia phương pháp này chỉ sử dụng để sàng lọc những người có nguy cơ mắc Covid-19 chứ không cho kết quả chính xác như xét nghiệm phản ứng chuỗi (PCR).
Tiến sĩ, Nuning Nuriani, Người đứng đầu Trung tâm mô phỏng toán học, Học viện công nghệ Bandung (ITB) dự đoán rằng với số lượng thử nghiệm lớn như vậy, dịch Covid-19 ở Indonesia có thể đạt đến đỉnh điểm lây lan vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, với điều kiện: 90% dân số tự thực hiện cách ly độc lập.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cho rằng, mục tiêu xét nghiệm 300.000 người mỗi tháng chưa thể thực hiện ngay bởi cần có thời gian để cải thiện các cơ sở thí nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực ở cấp tỉnh. Hiện nay, tỷ lệ xét nghiệm SARS-CoV-2 ở Indonesia thuộc hàng thấp nhất thế giới./.
Hương Trà
Mất việc vì giấu triệu chứng Covid-19 khi lên máy bay Bị sốt nhưng nói dối phi hành đoàn về tình trạng sức khoẻ trên chuyến bay từ Mỹ về Trung Quốc, người phụ nữ họ Li vừa bị sa thải vừa bị điều tra hình sự. Phi hành đoàn mặc đồ bảo hộ, cung cấp nước rửa tay khô cho hành khách trên một chuyến bay ở châu Âu hồi tháng 2. Ảnh:...