Hơn 1.660 tỉ đồng ông Danh vay của TPBank đã đi đâu?
Bị cáo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết đều xác nhận đã chuyển trả cho bà Hứa Thị Phấn hơn 600 tỉ đồng; trả lãi ngoài cho ông Trần Quí Thanh 194 tỉ đồng và bà Trần Ngọc Bích 47 tỉ đồng; tăng vốn điều lệ 200 tỉ đồng.
Ngày 17/1, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và 44 người khác về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo thừa nhận sử dụng tiền vay của TPBank trả lãi ngoài cho Trần Quí Thanh
Trong phiên tòa chiều 16/1, HĐXX thẩm vấn làm rõ việc Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc dùng tiền gửi của VNCB tại TPBank bảo lãnh cho 11 pháp nhân vay vốn để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, gây thiệt hại 1.740 tỉ đồng.
Mở đầu phiên tòa, bị cáo Phan Thành Mai thừa nhận cáo trạng quy kết mình về hành vi liên quan đến gói tín dụng này là đúng. Thời điểm đó do cần tiền chăm sóc khách hàng, trả tiền cho bà Hứa Thị Phấn, ông Trần Quí Thanh… nên ông Phạm Công Danh đã chỉ đạo bị cáo tìm cách rút tiền khỏi VNCB.
Để thực hiện việc vay tiền và bảo lãnh, Mai nhờ Nguyễn Việt Hà giúp, Mai thống nhất với ông Hà sẽ uỷ thác đầu tư sang Quỹ Lộc Việt và mượn thêm pháp nhân các công ty khác để vay tiền TPBank mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung do ông Danh thành lập.
Mai không làm việc cụ thể với lãnh đạo TPBank mà gọi điện nói chuyện, do được Hà giới thiệu trước. Về hồ sơ vay, bị cáo giao cho Hoàng Đình Quyết cùng Mai Hữu Khương chuẩn bị. Sau khi hoàn thiện, Khương và Quyết chuyển sang cho Đinh Việt Cường thông qua nhân viên giao nhận.
Video đang HOT
Trả lời HĐXX về số tiền hơn 1.660 tỉ đồng vay tại TPBank sử dụng vào việc gì? Bị cáo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết đều xác nhận đã chuyển trả cho bà Hứa Thị Phấn hơn 600 tỉ đồng; trả lãi ngoài cho ông Trần Quí Thanh 194 tỉ đồng và bà Trần Ngọc Bích 47 tỉ đồng; tăng vốn điều lệ 200 tỉ đồng.
“Bị cáo nhận thức được mình đã sai và đề nghị HĐXX thu hồi toàn bộ số tiền bị cáo đã gây thiệt hại 600 tỉ đồng thông qua 4 hợp đồng vay tại TPBank”, Quyết nói và khẳng định việc sử dụng số tiền này chi cho ông Trần Quí Thanh và con gái đều có uỷ nhiệm chi, chứng từ kế toán cụ thể nhưng chưa được tòa xem xét.
HĐXX chuyển sang hỏi ông Danh về việc có biết Công ty Hải Tiến (công ty đứng ra nhận tiền sau khi được TPBank giải ngân)? Ông Danh cho biết thời gian lâu, sức khỏe yếu nên không nhớ. Ông đề nghị tòa hỏi bà Nguyễn Thị Thu Hương (nguyên nhân viên tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh).
Theo bà Hương, Tập đoàn Thiên Thanh chuyển gần 40 tỷ đồng vào tài khoản của mình tại Agribank Lý Thường Kiệt để bà chuyển trả lãi cho Tập đoàn Thiên Thanh. Cụ thể, chuyển trả lãi vay cho Agribank – Tân Phú 2,1 tỉ đồng; Agribank chi nhánh Láng Hạ (Hà Nội) gần 32 tỉ đồng, Ngân hàng Bản Việt 337 triệu đồng, Ngân hàng Oceanbank – Chi nhánh Sài Gòn gần 2 tỉ đồng.
Tiếp đó chuyển trả ông Quách Chánh Hưng tiền mua rượu trong thời gian dài (không có chứng từ) 1,25 tỉ đồng. Còn hơn 370 triệu được Hương rút ra mang về giao lại cho ông Danh sử dụng.
Ghi nhận lời khai của các bị cáo về việc chuyển cho ông Trần Quí Thanh 194 tỉ đồng và bà Bích 47 tỉ đồng chi trả lãi ngoài, Viện KSND hỏi ông Phan Vũ Tuấn – đại diện theo ủy quyền của ông Thanh.
Tuy nhiên, người này phủ nhận việc ông Thanh đã nhận tiền như lời khai của các bị cáo. Theo ông Tuấn, số tiền 194 tỉ đồng chuyển vào tài khoản của ông Thanh là tiền Phạm Thị Trang (trang Phố Núi) vay của bà Bích chuyển trả. Trong giai đoạn 1 của vụ án, Phạm Thị Trang là một trong những kênh giúp ông Danh huy động tiền bên ngoài để chi chăm sóc khách hàng và trả nợ. Bà này sau đó bị khởi tố về hành vi đồng phạm với ông Danh nhưng đã xuất cảnh.
Xuân Duy
Theo Dantri
Luật sư lập luận Trịnh Xuân Thanh không phạm tội cố ý làm trái...
Qua phân tích, dẫn giải các bút lục lời khai, luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng Trịnh Xuân Thanh không phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Sáng 16/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận của các luật sư. Bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, luật sư Nguyễn Văn Quynh phân tích các tình tiết trong vụ án và công bố một số bút lục lời khai để chứng minh thân chủ của mình không có hành vi cố ý làm trái.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện Dự án nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 (về việc: "Thiết kế, chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm, cung cấp, đóng gói và vận chuyển, giao hàng đến công trường, thông quan hàng hoá, bảo hiểm, dỡ hàng tại công trường, xây dựng, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu, bàn giao và bảo hành Công trình NMNĐ Thái Bình 2). Từ đó, PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1,3 nghìn tỷ đồng; quyết định sử dụng hơn 1,1 nghìn tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2 gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Cơ quan tố tụng quy kết, hành vi trên của Trịnh Xuân Thanh đã phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Đối với phần tranh luận của đại diện Viện kiểm sát (VKS) liên quan đến đề nghị xem xét lại đánh giá Trịnh Xuân Thanh quanh co chối tội, luật sư Nguyễn Văn Quynh gửi lời cảm ơn đại diện VKS đã trả lời đề nghị của ông. Tuy khẳng định đó là quyền của bị cáo nhưng VKS lại không cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ.
Với việc VKS đưa ra các lập luận để nói bị cáo Thanh chỉ đạo Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC) ký hợp đồng EPC số 33, luật sư Quynh cho rằng, bản chất PVC là bên nhà thầu, Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT PVC chứ không có vai trò chỉ đạo xuyên suốt quá trình.
Theo luật sư Quynh, chủ trương thực hiện NMNĐ Thái Bình 2 là đúng và có từ năm 2007. Tuy nhiên, trong vụ án này có nhiều câu hỏi liên quan đến vai trò của PVPower, đơn vị được giao chủ đầu tư khi ký hợp đồng 33.
Luật sư Quynh cũng công bố một bút lục mà theo ông rất quan trọng nhưng chưa được công bố hay đề cập trong phiên tòa. Cụ thể, thời điểm tháng 6/2017, biên bản lấy lời khai của ông Vũ Huy Quang, nguyên TGĐ PVPower, thể hiện việc ông này biết rõ vấn đề thiếu các hồ sơ quan trọng khi ký kết hợp đồng 33. Theo luật sư, mấu chốt quan trọng của vụ án là hợp đồng 33.
"Nếu không có hợp đồng 33 với sai sót của PVPower thì không bao giờ có vụ án này." - luật sư Quynh nhấn mạnh.
Về căn cứ để ký hợp đồng EPC 33, theo lời khai luật sư Quynh công bố, ông Quang dẫn hàng loạt các văn bản nhưng luật sư Quynh khẳng định, các văn bản này đều không có thật. Ông Quang sau đó cung cấp cho cơ quan điều tra một danh sách thể hiện việc Trưởng ban Kinh tế PVPower đã lập một báo cáo gửi TGĐ PVPower, trong đó hàng loạt danh mục không có trong căn cứ làm hợp đồng 33 và việc này được Ban Giám đốc của PVPower đồng ý.
Luật sư Quynh khẳng định, nổi bật trong hồ sơ chứng cứ vụ án không thấy vai trò của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), PVC mà là vai trò của PVPower.
Từ những phân tích của mình, luật sư Nguyễn Văn Quynh đề nghị HĐXX xem xét, tuyên bị cáo Trịnh Xuân Thanh vô tội về hành vi cố ý làm trái.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Viện Kiểm sát: Ông Đinh La Thăng có vai trò chủ mưu, xuyên suốt Đối đáp lại ý kiến của các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) khẳng định, trong vụ án này, đóng vai trò chủ mưu xuyên suốt là bị cáo Đinh La Thăng, khởi nguồn từ chỉ định thầu. Vai trò của các bị cáo sau là biết nhưng vẫn thực hiện. Đó là hành vi cố ý làm trái. Ý kiến...