Hơn 1.600 người về Quảng Ngãi ăn Tết phải cách ly tại nhà
Đến chiều 9/2, Quảng Ngãi thực hiện cách ly tại nhà hơn 1.600 người về từ TP.HCM và địa phương khác có ca dương tính với Covid-19.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã cách ly tập trung 84 người từ vùng dịch trở về. Những người này được cách ly tại Khu kinh tế Dung Quất.
Ngoài ra, cơ quan chức năng Quảng Ngãi còn yêu cầu hơn 1.600 người từ vùng dịch về quê ăn Tết phải cách ly tại nhà. Trong số này, 2/3 lượng người từ TP.HCM về, số còn lại là từ các địa phương khác có ca Covid-19.
Cùng ngày, Sở Y tế Quảng Ngãi cũng phát đi thông báo hướng dẫn cách ly y tế đối với người từ vùng dịch về quê ăn Tết.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh (phải) kiểm tra chốt kiểm dịch trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Ảnh: T.P.
Theo đó, sở yêu cầu cách ly tập trung F1 (người tiếp xúc gần F0/ nghi ngờ F0) hoặc người về từ vùng bị phong tỏa. Trường hợp này phải cách ly 14 ngày kể từ khi rời khỏi địa phương, xét nghiệm theo quy định.
Các địa phương cách ly tại nhà F2 (người tiếp xúc gần F1) hoặc người đến từ các xã/phường/huyện có ca bệnh lây lan cộng đồng. Những người này phải tự cách ly trong 14 ngày kể từ khi rời khỏi địa phương và được giám sát, xét nghiệm theo quy định.
Ngoài ra, những người ở 12 tỉnh, thành phố như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Hòa Bình, Bình Dương, TP.HCM, Điện Biên, Hà Giang cần khai báo, tự theo dõi tại nơi lưu trú 14 ngày tính từ ngày rời khỏi tỉnh, thành phố có công bố ca bệnh.
Dịp Tết Tân Sửu, ngành y tế Quảng Ngãi khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, thực hiện tốt “thông điệp 5K” của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, giữ khoảng cách và khai báo y tế.
Người dân không đi lại nếu bị ốm hoặc có tiếp xúc gần với người nghi mắc/mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày gần đây, không nên đi đến những vùng đang có dịch.
Mọi người cần thay đổi một số thói quen đi từng nhà chúc Tết bằng cách chúc Tết qua mạng, qua các ứng dụng Internet, nhắn tin, gọi điện…
Bão lũ gây thiệt hại 28.800 tỷ đồng tại miền Trung
Ngày 5/11, tại cuộc họp bàn tái thiết sản xuất sau mưa lũ cho các tỉnh miền Trung, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đã liên hệ với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cùng chung tay hỗ trợ người dân miền Trung sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. Bão lũ trong tháng 9, 10/2020 đã gây thiệt hại tới 28.800 tỷ đồng ở các tỉnh miền Trung.
Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, từ cuối tháng 9, đặc biệt trong tháng 10/2020, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã phải chịu ảnh hưởng liên tiếp của 5 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới (chưa kể cơn bão số 10 đang vào Nam Trung Bộ).
Đặc biệt, cơn bão số 9 mạnh nhất gần 20 năm qua đổ bộ vào đất liền (tâm bão tại Quảng Ngãi) với sức gió cấp 11-12 giật cấp 14-15. Mưa lớn đã gây ngập lụt trên diện rộng, lúc cao điểm tới 1,2 triệu người bị ảnh hưởng ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam. Đây là đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt, khi bão chồng bão, mưa chồng mưa, lũ chồng lũ, vượt lịch sử.
Đến nay, bão, mưa, lũ sạt lở đất trong tháng 9, 10/2020 đã làm 242 người chết và mất tích, trên 200.000 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái; nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng, phải mất rất nhiều thời gian, nguồn lực mới phục hồi, tái thiết lại được. Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ trong thời gian qua gần 28.800 tỷ đồng.
Hỗ trợ khôi phục sản xuất, chăn nuôi
Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai cho biết, trước mắt, cần hỗ trợ khẩn cấp cho 9 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên để khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, mưa lũ, sạt lở đất: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, với tổng kinh phí gần 9.500 tỷ đồng.
Trong đó, sẽ tập trung vào nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; hỗ trợ gia đình có người bị chết, mất tích, di dời dân cư khẩn cấp; khắc phục nhà bị sập, trôi, hư hỏng nặng do bão, mưa lũ, sạt lở đất. Hỗ trợ gạo cứu đói, giống cây trồng, cơ số thuốc, hóa chất lọc nước, vắc-xin, hóa chất khử trùng phòng, chống dịch trong chăn nuôi, thủy sản...
Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, Bộ đã huy động được nguồn hỗ trợ từ các đơn vị cho người dân các tỉnh miền Trung giống cây trồng vật nuôi, thủy sản, thuốc, thức ăn chăn nuôi... ước tính khoảng 100 tỷ đồng.
Tại các tỉnh ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ như Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quân khu IV và V sẽ được hỗ trợ để khôi phục sản xuất, đặc biệt nhanh chóng khôi phục chăn nuôi gia cầm.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Bộ đã huy động được trên 1,1 triệu con giống gia cầm, 300 nghìn tấn thức ăn chăn nuôi và vắc-xin, thuốc thú y... để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất. "Chăn nuôi gia cầm sẽ được chú trọng vì có chu kỳ sản xuất ngắn, từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ có sản phẩm. Như vậy bà con sẽ có sinh kế, kết quả tái sản xuất cho những chu kỳ sau", ông Tiến nói.
Về chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, các địa phương phải khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh thì mới tái chăn nuôi, tránh thiệt hại. Cục sẽ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia xây dựng mô hình nuôi gia cầm để tuyên truyền, phổ biến tại các địa phương.
Về thủy sản, các viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan quản lý địa phương tổ chức quan trắc môi trường vùng nuôi nhằm đảm bảo môi trường an toàn trước khi thả nuôi. Tổng cục Thủy sản kết hợp với lực lượng thú y tổ chức hướng dẫn làm sạch và quan trắc môi trường.
Xuất hiện bão Atsani giật cấp 12 gần Biển Đông Hiện nay (6/11), ở vùng biển phía Đông Bắc Philippines có một cơn bão (tên quốc tế là Atsani) đang hoạt động. Lúc 1h, vị trí tâm bão Atsani ở khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 123,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Philippines) khoảng 290km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp...