Hơn 15,6 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 15,6 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 635.000 người chết, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Mỹ và châu Phi.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 15.632.711 ca nhiễm và 635.413 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 307.505 và 10.680 trong 24 giờ qua, trong khi 9.526.464 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 4.165.363 ca nhiễm và 147.247 người chết, tăng lần lượt 77.776 và 1.329 ca trong 24 giờ qua. Mô hình nghiên cứu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cuối tháng trước dự đoán ca tử vong do nCoV ở nước này có thể tăng lên 150.000 vào tháng tới.
Trong những tuần qua, các bệnh viện trên khắp nước Mỹ đã chạm ngưỡng quá tải. Ít nhất 27 bang quyết định dừng hoặc rút lại kế hoạch tái mở cửa nhằm làm chậm tốc độ lây lan của virus. CDC ước tính ít nhất 40% số người nhiễm nCoV tại Mỹ không có triệu chứng, đồng nghĩa hàng nghìn người dân có thể đang lây nhiễm cho những người khác mà không hay biết.
Lệnh bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường đã được áp dụng tại hàng loạt địa phương. Thị trưởng Washington D.C. Muriel E. Bowser ngày 22/7 ra lệnh người từ hai tuổi trở lên phải đeo khẩu trang khi rời nhà và nhiều khả năng tiếp xúc với người khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/7 hủy chuyến thăm thành phố Jacksonville ở bang Florida, địa điểm tổ chức hội nghị quốc gia của đảng Cộng hòa, do lo ngại Covid-19.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong đã tăng lên 84.082 sau khi ghi nhận thêm 1.192 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 55.04 trong 24 giờ qua, lên 2.287.475.
Quốc gia 212 triệu dân gần đây liên tục ghi nhận hơn 1.000 ca tử vong mỗi ngày. Giới chuyên gia cho rằng số ca nhiễm ở Brazil có thể cao hơn nhiều do xét nghiệm hạn chế.
Một số cửa hàng, nhà hàng và quán bar đã nối lại hoạt động với chính sách khác nhau giữa các địa phương, trong khi toàn bộ trường học vẫn phải đóng cửa. Những bãi biển tại thành phố Rio de Janeiro đã mở cửa cho người dân tới tập thể dục và chơi thể thao dưới nước, nhưng họ thường không đeo khẩu trang hoặc tuân thủ các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 22/7 lại làm xét nghiệm nCoV và tiếp tục dương tính với virus. Văn phòng Tổng thống cho biết sức khỏe của ông đã được cải thiện.
Các bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại một bệnh viện ở thành phố Arequipa, phía nam Peru hôm 23/7. Ảnh: AFP.
Peru, vùng dịch lớn thứ hai Mỹ Latinh và xếp thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 4.546 ca nhiễm và 199 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 371.096 và 17.654.
Peru hồi tháng ba áp lệnh phong tỏa để ngăn nCoV lây lan, nhưng quá trình thực thi gặp nhiều khó khăn do tổn hại kinh tế ngày càng gia tăng. Nước này đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm vực dậy nền kinh tế, bất chấp những rủi ro của đại dịch.
Các trung tâm thương mại mở cửa với số lượng khách nhất định. Peru nối lại hàng không nội địa và xe buýt liên tỉnh từ 16/7, tất cả hành khách phải đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Mexico là vùng dịch lớn thứ bảy thế giới với 362.274 ca nhiễm và 41.190 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.019 và 790 ca. Các trường học vẫn phải đóng cửa. Cửa hàng, nhà hàng và quán bar mở cửa một phần, trong khi giao thông công cộng hoạt động bình thường.
Mexico siết chặt hạn chế tại những điểm thu hút khách du lịch. Giới chức ở Tulum, thị trấn nổi tiếng với các bãi biển, cảnh báo phạt hoặc bắt những người không tuân thủ quy định đeo khẩu trang. Bang Yucatan áp dụng lệnh giới nghiêm vào ban đêm, rút ngắn thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, cấm bán rượu và đóng cửa bến du thuyền.
Chile xếp thứ tám thế giới với 338.759 ca nhiễm và 8.838 ca tử vong, tăng lần lượt 2.357 và 116 ca so với hôm trước. Các trường học, nhà hàng và quán bar tại nước này vẫn đóng cửa. Giao thông công cộng cũng chỉ nối lại một phần trong những khung giờ nhất định và chỉ những cửa hàng bán đồ thiết yếu mới được phép tái mở cửa.
Nam Phi đã trở thành vùng dịch thứ năm thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh tại châu Phi với 408.052 ca nhiễm và 6.093 ca tử vong trong bối cảnh giới chuyên gia lo ngại châu Phi sẽ là điểm nóng dịch bệnh tiếp theo. Tổng thống Cyril Ramaphosa áp lệnh phong tỏa hồi tháng 3, nhưng bắt đầu nới lỏng một số hạn chế vào tháng 6 để cho phép hoạt động kinh tế tiếp tục.
Bộ Y tế Nam Phi cho biết khoảng 13.000 nhân viên y tế nước này đã nhiễm nCoV, trong đó hơn 100 người đã chết.
“Sự gia tăng ca nhiễm Covid-19 chúng ta đang thấy ở châu Phi gây áp lực ngày càng lớn hơn đối với dịch vụ y tế trên khắp lục địa”, Matshidiso Moeti, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực khu vực châu Phi, cho biết trong cuộc họp báo hôm 23/7. “Điều này gây hậu quả rất thực tế đối với những người làm công tác chống dịch bệnh, và không có ví dụ nào nghiêm túc hơn về số ca nhiễm là nhân viên y tế đang tăng lên”.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 147 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 12.892. Số ca nhiễm tăng thêm 5.848, lên 795.038.
Chính phủ Nga thông báo đã kiểm soát được đại dịch, nhưng vẫn sẵn sàng phương án đối phó đợt bùng phát thứ hai có thể diễn ra vào mùa thu. Một quan chức cấp cao Nga trước đó cho biết nước này có thể nối lại các chuyến bay quốc tế trong tháng 7, bằng cách tạo ra các trung tâm sân bay không có virus.
Các nhà hàng, phòng gym và đi lại nội địa được phép mở lại nhưng cần tuân thủ các chỉ thị về giãn cách xã hội. Rạp hát ở Moskva sẽ mở lại từ 1/8 sau 4 tháng đóng cửa nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất.
Tây Ban Nha báo cáo thêm 2.615 ca nhiễm và ba ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 317.246 và 28.429. Đây là một trong những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, nhưng được cho là đã kiểm soát ổn định tình hình. Quá trình nới lỏng các biện pháp hạn chế được tiến hành theo nhiều giai đoạn từ hồi tháng 5, trong đó trường học vẫn phải đóng cửa.
Tuy nhiên, Barcelona, thành phố lớn thứ hai của đất nước, ghi nhận ca nhiễm tăng mạnh trong tuần qua. Giới chức đóng cửa các rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ đêm, cấm tụ tập hơn 10 người và thúc giục người dân ở nhà từ 18/7.
Chính quyền Madrid cho biết họ có thể bắt buộc người dân đeo khẩu trang trong mọi tình huống, ngay cả khi có thể đảm bảo được giãn cách xã hội có thể được đảm bảo. Madrid và Quần đảo Canary là hai khu vực duy nhất chưa áp quy định như vậy.
Anh báo cáo thêm 769 ca nhiễm và 53 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 297.146 và 45.554.
Theo báo cáo công bố hôm 14/7 của viện Khoa học Y khoa Anh, làn sóng Covid-19 thứ hai ở nước này có thể khiến 120.000 người chết từ tháng 9 tới tháng 6 năm sau “trong trường hợp xấu nhất”. Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson bị chỉ trích phản ứng chậm với đại dịch, đáng lẽ nên phong tỏa sớm hơn và phải duy trì quá trình truy vết lây nhiễm.
Vào tháng 8, Anh sẽ phát phiếu giảm giá cho người dân với tổng giá trị 625 triệu USD để khuyến khích công chúng đến các nhà hàng, quán cà phê và quán bar đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch. Phiếu giảm giá này không thể dùng để mua rượu.
Italy ghi nhận thêm 306 ca nhiễm và 10 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 245.338 và 35.092. Đây là quốc gia châu Âu đầu tiên bị Covid-19 tấn công trong đợt bùng phát đầu tiên và chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng các con số đã giảm xuống từ cuối tháng ba.
Hành khách từ các nước trên thế giới, trừ 13 quốc gia thuộc danh sách những vùng dịch nguy cơ lớn, hiện có thể đến Italy nhưng phải chịu cách ly 14 ngày sau khi đến nơi. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết nước này có thể gia hạn tình trạng khẩn cấp sau thời hạn hiện tại là 31/7. Tình trạng khẩn cấp giúp chính phủ đẩy nhanh thủ tục hành chính nếu cần thiết để áp dụng biện pháp chống dịch.
Đức báo cáo thêm 672 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 205.142, trong khi ca tử vong là 9,187, tăng 5 trường hợp. Các cửa hàng đã mở cửa trở lại, nhưng một số bang chỉ cho phép địa điểm rộng tối đa 800 m2 hoạt động. Trường học tại nhiều địa phương cũng mở cửa để học sinh chuẩn bị cho những kỳ thi sắp tới. Các quán bar, nhà hàng và giao thông công cộng nối lại hoạt động một phần.
Tại Trung Đông, thống kê của Iran ghi nhận thêm 2.621 ca nhiễm, nâng tổng số lên 284.034, trong đó 15.074 người chết, tăng 221 ca so với hôm qua.
Ca nhiễm mới tại Iran có xu hướng tăng kể từ đầu tháng 5, khiến chính phủ ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian công cộng kín, đồng thời cho phép những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Arab Saudi ghi nhận thêm 2.238 ca nhiễm và 34 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 260.394 và 2.635. Trong những hạn chế nghiêm ngặt nhằm kiềm chế đại dịch, Arab Saudi tuyên bố chỉ cho phép khoảng 1.000 tín đồ đã có mặt tại nước này tham gia cuộc hành hương Hajj vào cuối tháng, trong khi nghi thức này năm ngoái thu hút hơn 2,5 triệu người Hồi giáo khắp thế giới.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 48.446 ca nhiễm và 755 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.288.130 và 30.645. Phần lớn ca nhiễm tại Ấn Độ tập trung ở Mumbai và New Delhi. Tuy nhiên, virus cũng đang lây lan tại những thành phố nhỏ hơn, buộc chính quyền địa phương phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Trung Quốc chưa công bố số liệu mới. Ca nhiễm và tử vong tại nước này hiện lần lượt là 83.729 và 4.634.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 93.657 ca nhiễm, tăng 1.906 trường hợp so với hôm trước, trong đó 4.576 người chết, tăng 117 ca.
Tổng thống Joko Widodo cho biết đại dịch tại Indonesia có thể đạt đỉnh vào tháng 8 hoặc tháng 9, muộn hơn 2-3 tháng so với dự báo trước đó. Ông nói thêm rằng đang thúc đẩy nội các hoạt động tích cực hơn nhằm kiềm chế nCoV. Chính phủ đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm hướng dẫn y tế, như không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai trong khu vực, ghi nhận 74,390 người nhiễm và 1.871 người chết, tăng lần lượt 2.200 và 28 trường hợp trong 24 giờ.
Bộ trưởng Nội vụ Philippines Eduardo Ano cho biết giới chức và cảnh sát nước này sẽ tiến hành tìm kiếm người nhiễm nCoV tại từng hộ gia đình nhằm ngăn chặn virus lây lan, đồng thời kêu gọi công chúng báo cáo các ca nhiễm trong khu dân cư của họ. Bất cứ ai nhiễm nCoV từ chối hợp tác đều phải đối mặt với án tù.
Philippines sẽ cho phép người nước ngoài với thị thực dài hạn, tức người sống và làm việc tại nước này, nhập cảnh từ ngày 1/8. Manila từ 15/7 duy trì phong tỏa một phần thêm hai tuần. Trường học đóng cửa, trung tâm mua sắm và quán ăn hoạt động hạn chế, người dân bị cấm tụ tập đông người và phải giãn cách xã hội trên giao thông công cộng, và trẻ em và người già được yêu cầu ở nhà.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho rằng người không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách an toàn và làm lây lan nCoV là “tội phạm nghiêm trọng”. Ông đề nghị cảnh sát không do dự khi bắt và đưa người vi phạm tới giam ở đồn để họ “nhận được bài học”. Duterte nói thêm sẽ yêu cầu lực lượng hành pháp nghiêm khắc hơn và thực hiện những biện pháp khiến người vi phạm phải ghi nhớ mãi mãi.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 49.098 người nhiễm, tăng 354 ca, trong đó 27 người chết. Singapore đang nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn. Nước này và Malaysia dự kiến nối lại đi lại cho mục đích chính thức và kinh doanh thiết yếu vào tháng tới.
Trong khi đó, họ siết chặt quy định nhập cảnh với người đi từ hay gần đây đến những vùng dịch đang tăng nhiệt trở lại, bao gồm Hong Kong, Nhật và bang Victoria của Australia. Những người này sẽ không được tự cách ly mà phải cách ly tập trung và hầu hết phải chi trả chi phí.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
1/4 dân số New Delhi nhiễm nCoV
Kết quả xét nghiệm huyết thanh tại New Delhi chỉ ra rằng khoảng 1/4 dân số thủ đô nhiễm nCoV, song các chuyên gia coi đây là "tin tốt".
Xét nghiệm được Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh quốc gia Ấn Độ phối hợp với chính quyền Delhi, từ ngày 27/6 đến ngày 10/7, với 21.387 mẫu xét nghiệm. Từ kết quả của cuộc xét nghiệm, ước tính có tới hơn 4 triệu ca nhiễm nCoV tại Delhi, cao hơn rất nhiều so với con số 123.000 ca được báo cáo.
Tuy nhiên, đây không phải thông tin tồi tệ. Theo các chuyên gia y tế, sự khác biệt đáng kể giữa số người xét nghiệm dương tính nCoV ở Delhi và những người được phát hiện có kháng thể cho thấy một số lượng lớn người dân bị nhiễm virus và đạt được miễn dịch mà không cần chăm sóc y tế. Chuyên gia nhận định điều này cho thấy Ấn Độ đang tiến tới miễn dịch cộng đồng.
Giáo sư Laxminarayan cho biết cuộc khảo sát của chính quyền ước tính khoảng 4,3 triệu người ở Delhi đã nhiễm nCoV từ giữa tháng 3 tới nay, song dữ liệu này không phù hợp với những phần còn lại của đất nước.
"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm nCoV ở các khu vực khác của đất nước chỉ nằm trong khoảng 1-6%", Laxminarayan nói với TV Today.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt cho một người dân ở Mumbai, Ấn Độ, hôm 20/7. Ảnh: AFP.
Ngay cả khi Laxminarayanan cho rằng cuộc xét nghiệm huyết thanh của chính quyền đã bị "phóng đại", ông vẫn nhận định kết quả đó chỉ ra tín hiệu tích cực. "Nhìn chung, tôi sẽ nói rằng báo cáo xét nghiệm huyết thanh là một tin tốt lành, cho thấy chúng ta đã có lượng miễn dịch khá lớn. Dù các con số có hơi phóng đại, vẫn cho thấy chúng ta đang tiến về giai đoạn cuối của miễn dịch cộng đồng", Laxminarayanan nói thêm.
Trong khi đó tiến sĩ SK Sareen cũng nhận định tin xấu là khi cuộc xét nghiệm huyết thanh của Delhi chỉ ra rằng khoảng 77% dân số thành phố vẫn có khả năng nhiễm nCoV.
Sareen nói thêm số liệu Covid-19 mới nhất cho thấy Delhi đã vượt qua đỉnh dịch và chính quyền nên thực hiện xét nghiệm quy mô lớn để xác nhận các biện pháp phòng dịch vẫn phát huy hiệu quả và chắc chắn rằng khả năng miễn dịch cộng đồng đang gia tăng.
Kết quả xét nghiệm huyết thanh của Delhi, được Bộ Y tế Ấn Độ công bố hôm 21/7, cũng cho thấy khoảng 20% dân số ở 8 trong 11 quận ở thủ đô đã phát triển kháng thể nCoV. Kết quả cũng chỉ ra rằng một số lượng lớn người nhiễm virus không có triệu chứng.
Tuy nhiên, Bộ Y tế Ấn Độ khẳng định các biện pháp như giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, rửa sạch tay và tránh những nơi đông người vẫn phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 15 triệu người nhiễm và gần 620.000 người chết. Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 1,1 triệu ca nhiễm và hơn 28.000 ca tử vong.
Chiến dịch của Trump chi gấp đôi trong tháng 6 Chiến dịch vận động tái tranh cử của Trump chi hơn 50 triệu USD trong tháng 6, gấp đôi so với tháng 5, nhằm thu hẹp khoảng cách với Biden. Ủy ban Bầu cử liên bang Mỹ ngày 20/7 cho biết chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã nhận được 113 triệu USD tiền quyên góp trong tháng 6...