Hơn 150 tấn củ cải, cà chua ở Hà Nội được ‘giải cứu’
Các điểm hỗ trợ người dân đã giúp tiêu thụ gần 150 tấn củ cải, cà chua tại huyện Mê Linh. Hiện trên địa bàn vẫn còn 150 tấn nữa sắp thu hoạch trong 10 ngày tới.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) cho biết, những ngày qua nhiều người dân đã liên hệ với Hợp tác xã Đông Cao thu mua hàng trăm tấn củ cải. Sau đó, họ tổ chức các điểm bán hàng hỗ trợ người dân. Qua đó, gần 150 tấn củ cải và cà chua đã được tiêu thụ. Trong 10 ngày tới, sẽ có khoảng 150 tấn củ cải đến thời điểm thu hoạch cần được tiêu thụ.
Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Công văn về tăng cường hỗ trợ tiêu thụ củ cải và nông sản của xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Theo đó, Sở Công Thương đề nghị các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi, cửa hàng thực phẩm chủ động liên hệ với Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao để hướng dẫn thủ tục, khai thác củ cải, nông sản của xã Tráng Việt đưa vào kênh phân phối trên địa bàn thành phố và cả nước. Trường hợp các sản phẩm nông sản khó khăn trong việc tiêu thụ như trong giai đoạn hiện nay, ưu tiên hỗ trợ mọi hình thức bán hàng: Vận chuyển, bán không lợi nhuận, bố trí các khu vực thuận tiện mua bán…
Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi, cửa hàng thực phẩm triển khai ký hợp đồng nguyên tắc về bao tiêu sản phẩm củ cải, nông sản tại xã Tráng Việt để hợp tác xã, hộ nông dân yên tâm sản xuất. Đồng thời, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền sản phẩm củ cải và nông sản xã Tráng Việt, huyện Mê Linh tại kênh phân phối của đơn vị để nhân dân, người tiêu dùng được biết, ưu tiên lựa chọn.
Liên quan đến nhiệm vụ trên, các ban quản lý, đơn vị kinh doanh khai thác chợ các quận nội thành chủ động cung cấp thông tin, tình hình sản xuất, đầu mối tiêu thụ củ cải và nông sản xã Tráng Việt đến các tiểu thương kinh doanh mặt hàng nông sản tại chợ để tổ chức kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, Ban quản lý chợ các quận khu vực nội thành để cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị xuống thu mua, tiêu thụ trong các mùa vụ; lập danh sách các xe chở hàng nông sản thuộc đơn vị gửi Sở Công Thương để phối hợp với Công an thành phố, Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông vào thành phố tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, tích cực vận động các hộ nông dân sản xuất tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa thành viên hợp tác xã với doanh nghiệp phân phối, chủ động đề xuất, tổ chức giải pháp hỗ trợ tiêu thụ trong các mùa vụ với Sở Công Thương Hà Nội, UBND huyện Mê Linh.
Video đang HOT
1.000 đồng/kg không ai mua, nghìn tấn ế đầy đồng, dân Mê Linh kêu cứu
Giá các loại rau củ xuống thấp chỉ 1.000 đồng/kg, nhưng không có người mua. Người nông dân phải phá bỏ.
Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), do diễn biến tình hình dịch bênh ảnh hưởng đến việc kết nối tiêu thụ nông sản. Giá thành rau, củ quả xuống thấp. Củ cải 1.000 đồng/kg, cà chua 1.000-1.500 đồng/kg, cà rốt 2.000 đồng/kg.
Tiêu thu chậm, việc đưa ra vào các trường học, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ truyền thống đã bị ngừng lại. Các thương lái bỏ cọc không thu mua, doanh nghiệp liên kết e ngại việc tiêu thụ do không thể xuất hàng đi các tỉnh khác, nước bạn. Nếu tình trạng tiêu thụ nông sản chậm kéo dài có thể nhiều rau, củ quả trên địa bàn sẽ quá lứa, giảm chất lượng và không thể sử dụng.
Năm 2020, tổng diện tích gieo trồng năm 2020 của Mê Linh là 14.559 ha.
Rau củ giá rẻ khiến người nông dân gặp khó khăn
Tính đến 25/2, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân 2021 toàn huyện khoảng 5.900 ha, trong đó lúa 3.800 ha, rau các loại khoảng 355 ha trồng tập trung chủ yếu ở các xã Tiền Phong, Tiến Thắng, Văn Khê, Tráng Việt, Thanh Lâm, hoa các loại khoảng 670 ha trồng tập trung tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Thanh Lâm, Đại Thịnh, cây trồng khác 1.100 ha.
Diện tích rau các loại vụ đông năm 2020 đang trong giai đoạn thu hoạch khoảng 700 ha, sản lượng khoảng 14.500 tấn.
Tại xã Tráng Việt (Mê Linh), sản lượng rau các loại trên địa bàn khoảng 40.000 tấn với các loại chủ yếu như củ cải, cà chua, cà rốt và các loại rau ăn lá khác.
Hàng năm thời điểm chuyển từ vụ Đông sang vụ Xuân, đặc biệt là giai đoạn sau Tết, sản lượng rau tăng, giá thành rau, củ quả, thường giảm do các trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, nhà hàng nghỉ sau Tết nên việc tiêu thụ gặp khó khăn, giá rau củ quả xuống thấp.
Thống kê tại thôn Đông Cao (xã Tráng Việt) diện tích rau đến thời điểm thu hoạch và chuẩn bị thu hoạch khoảng 69 ha, bao gồm 37 ha củ cải với sản lượng ước đạt khoảng 1.500 tấn. Cà chua 10ha, sản lượng khoảng 20 tấn; cải ăn lá các loại khoảng 17ha, sản lượng khoảng 390 tấn. Cà rốt khoảng 5ha, sản lượng khoảng 43 tấn. Một số diện tích củ cải quá lứa ra hoa giảm chất lượng nên người dân phải thu hoạch để sơ chế, tiêu huỷ làm phân hữu cơ.
Bên cạnh triển khai các giải pháp để tiêu thụ nông sản, UBND huyện Mê Linh kiến nghị Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục giới thiệu các đơn vị thu mua, các đơn vị thiện nguyện, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố xây dựng các điểm hỗ trợ tiêu thụ, giúp đỡ huyện giải quyết đầu ra cho sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn để vận động nhân dân phục hồi sản xuất.
Tại buổi làm việc, quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở đã đề nghị các hệ thống phân phối đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho xã Tráng Việt nói riêng và huyện Mê Linh nói chung để địa phương kịp thời chuẩn bị điều kiện gieo trồng cho vụ sau.
Đồng thời, xây dựng hệ thống phân phối thu mua ổn định lâu dài nhằm giúp đỡ bà con nông dân và đến thời điểm này, các hệ thống phân phối đã sẵn sàng đồng hành cùng các địa phương đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm.
Bà Lan cũng đề nghị địa phương thu hoạch đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm, đối với những sản phẩm không đạt phải tiêu huỷ theo đúng quy trình, tránh trường hợp vứt bỏ giữa cánh đồng gây hiểu lầm trong dư luận nhân dân.
Nông sản Hà Nội cũng cần 'giải cứu' Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các địa phương có nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông tin với Sở để có giải pháp. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa tình trạng "giải cứu", những vụ thu hoạch sắp tới, địa phương cần chủ động làm việc, thông tin tới các đơn vị phân phối về sản lượng,...