Hơn 1,5 triệu người xem ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ ảnh thời trẻ, xuất hiện ở trường cũ cùng 2 nhân vật “sừng sỏ” trong lĩnh vực giáo dục
Video chia sẻ hình ảnh về thăm trường cũ của ông Hoàng Nam Tiến nhận được sự quan tâm trên mạng xã hội.
Mới đây, ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT đã chia sẻ nhiều khoảnh khắc ý nghĩa khi về chương trình “Về thăm trường xưa” tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cũ ở phố Nam Cao (nay là trường Nguyễn Trãi) trên kênh TikTok cá nhân.
Ông Hoàng Nam Tiến cùng 2 bạn học đại diện cho các cựu học sinh thực hiện nghi lễ kéo cờ
Ông Hoàng Nam Tiến, lớp trưởng lớp chuyên Toán khóa 1985 -1986 và 2 bạn học cùng thế hệ đầu tiên của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đại diện cho các cựu học sinh thực hiện nghi lễ kéo cờ trong chương trình.
Thông tin về 2 người bạn xuất hiện trong video của ông Hoàng Nam Tiến khiến nhiều người trầm trồ: bà Lê Mai Lan, cựu học sinh chuyên Lý, hiện là Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni và bà Dương Tú Anh, cựu học sinh chuyên Văn đang giữ vị trí Phó Hiệu trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Video đang HOT
Bà Lê Mai Lan và bà Dương Tú Anh là những cựu học sinh xuất sắc của THPT chuyên Ams
Theo thông tin trên trang web của VinUni, Tiến sĩ Lê Mai Lan còn là Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Phó Chủ tịch Quỹ VinFuture và Chủ tịch Hội đồng Hệ thống giáo dục Vinschool. Bà tốt nghiệp Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Tổng hợp Berlin, Đức và Tiến sĩ quản lý giáo dục của Học viện Quản lý Giáo dục.
Cư dân mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ với thành tích học tập, sự nghiệp của ông Hoàng Nam Tiến và các bạn học. Những bức ảnh và kỷ niệm thời học sinh cũng được Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT tiết lộ trong lần về thăm trường cũ.
Hình ảnh thời trẻ của ông Hoàng Nam Tiến được tiết lộ
Một số bình luận dưới video của ông Hoàng Nam Tiến: “Anh Tiến thời trẻ nhìn như diễn viên TVB”, “Ngày xưa chú Tiến đẹp trai, giờ nhìn tri thức”, “Anh Tiến vừa đẹp trai vừa giỏi, là tấm gương cho thế hệ trẻ phấn đấu”…
Trong một số cuộc phỏng vấn trước đây, ông Hoàng Nam Tiến từng tâm sự về “cơn ác mộng” mang tên trượt đại học sau khi tốt nghiệp cấp 3: “Tôi là lớp trưởng lớp chuyên Toán của trường chuyên Amsterdam. Năm 18 tuổ.i, tôi không thi đỗ đại học. Tôi cũng không hiểu tại sao năm ấy mình không thi đỗ, dù năm sau, đương nhiên là thi đỗ rồi.
Nhưng khi đó lần đầu tiên trượt, tôi có nói với ba tôi: Con muốn trở thành phi công. Lúc đó thì ba tôi lắc đầu: Muốn làm phi công cũng được, nhưng việc đầu tiên thất bại ở chỗ nào thì đứng lên chỗ ấy”.
Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT mong muốn truyền cảm hứng cho giới trẻ về tinh thần không bỏ cuộc khi thất bại. Sau khi nghe lời khuyên của bố, ông Tiến đã quyết định thi lại vào năm sau và trúng tuyển Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp ngành CNTT.
Ông gia nhập Tập đoàn FPT từ năm 1993, trải qua nhiều vị trí lãnh đạo tại tập đoàn như Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT (2007 -2012), Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phân phối FPT (2003 – 2008).
Đến năm 2012, ông Hoàng Nam Tiến giữ vị trí Chủ tịch FPT Software. Trong 8 năm, FPT Software dưới sự điều hành của ông đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 30%, trở thành một trong 500 công ty phần mềm lớn nhất thế giới, Top 100 Nhà cung cấp dịch vụ ủy thác hàng đầu thế giới. Đầu năm 2023, ông Hoàng Nam Tiến rời chức Chủ tịch CTCP FPT Telecom để chuyển sang làm Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT.
Trượt đại học 2 lần, cô gái vẫn được mời về làm việc tại 3 công ty đa quốc gia nhờ khả năng này
Một cô gái ở Trung Quốc nhờ bỏ túi được những kĩ năng này mà được các công ty đa quốc gia chú ý. Việc trượt đại học không còn là rào cản khiến cô không có được những cơ hội mới.
Cao Tiểu Khiết là một cô gái đến từ một ngôi làng hẻo lánh ở Trung Quốc. Dù điều kiện gia đình khá khó khăn, ba mẹ cô vẫn không ngừng động viên con gái phải chăm chỉ học tập.
Để có thể thoát nghèo, cô không ngừng học tập, dù vậy may mắn không mỉm cười với cô khi cô thi 2 lần đều trượt đại học. Cao Tiểu Khiết vô cùng chăm chỉ nhưng cô nhận ra rằng các kiến thức được học chỉ trong sách giáo khoa cơ bản, ít được tiếp xúc với các kiến thức nâng cao.
Cao Tiểu Khiết dù trượt đại học nhưng vẫn có cơ hội làm việc ở công ty đa quốc gia.
Vào năm 2025, Tiểu Khiết trượt đại học. Đối mặt với khó khăn, cô không bỏ cuộc. Cô quyết định học và thi lại với hy vọng thay đổi được kết quả. Không chỉ áp lực bởi chuyện thi cử, cô còn phải đối mặt với những áp lực vô hình từ người thân và gia đình. Sau 1 năm ôn lại, cô vẫn trượt đại học.
Sau đó, từ lời khuyên của giáo viên, cô đã quyết định đăng ký chuyên ngành phát triển phần mềm của trường Cao đẳng Phần mềm Giang Tây. Nhận thức được rằng ngôn ngữ lập trình và tiếng Anh là những kỹ năng quan trọng trong xã hội hiện đại, cô nỗ lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân.
Cô không ngừng phát triển khả năng tiếng anh và thông thạo ngôn ngữ lập trình. Ngoài giờ học trên lớp, cô còn tham gia lớp học kỹ thuật phần mềm của Ấn Độ. Đồng thời cô cũng nâng cao trình độ kỹ năng của mình thông qua việc giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế.
Không ngừng nỗ lực để gặt hái thành công.
Cao Tiểu Khiết đã không ngừng thể hiện khả năng của mình, hoàn thành xuất sắc các dự án. Cô đã vượt qua hàng loạt các ứng viên khác để trở thành thực tập sinh tại IBM - một gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào thời điểm đó.
Dù gặp khá nhiều khó khăn nhưng trong 10 tháng làm việc, cô đã cso cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài. Cô còn thể hiện khả năng lãnh đạo và tổ chức vô cùng xuất sắc. Dù chỉ tốt nghiệp cao đẳng nhưng với trình độ cũng như thái độ ham học của mình, Tiểu Khiết được nhiều nhà lãnh đạo ở IBM chú ý và đán.h giá cao.
Câu chuyện của Tiểu Khiết chính là điển hình cho việc những ai biết đứng lên sau thất bại. Không ngừng học hỏi, trau dồi các kỹ năng ở lĩnh vực mà mình theo đuổi thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công. Như vậy cần phải nâng cao ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết để từ đó tự mở cho mình nhiều cơ hội để phát triển toàn diện bản thân, có thêm nhiều va chạm để khẳng định chính mình.