Hơn 14.500 ha sắn ở Phú Yên mắc bệnh khảm lá virus
Ngày 31/8, ông Nguyễn Lê Lanh Đa, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, niên vụ sắn 2022 – 2023, nông dân tỉnh Phú Yên đã trồng 25.191 ha sắn nhưng hiện nay, bệnh khảm lá virus đang phát sinh gây hại trên 57% diện tích, ở giai đoạn sắn phát triển thân lá và tích lũy bột.
Bệnh khảm lá virus xảy ra trên các giống sắn: KM419, KM98-5, KM440, KM94, KM140… Tỷ lệ bệnh phát sinh gây hại từ 5 – 100%/cây. Diện tích sắn bị nhiễm bệnh nhẹ là 430 ha, diện tích nhiễm bệnh trung bình 5.900 ha, diện tích nhiễm bệnh nặng 8.200 ha.
Bệnh khảm lá virus gây hại trên cây sắn tập trung ở các huyện: Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa và Tuy An; trong đó, huyện Sông Hinh có diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus nhiều nhất với 5.700 ha (tỷ lệ nhiễm bệnh từ 6 – 50%/cây). Tiếp đến là huyện Đồng Xuân với diện tích sắn nhiễm bệnh là 4.200 ha (tỷ lệ nhiễm bệnh 5 – 50%/cây), huyện Sơn Hòa 3.030 ha, huyện Tây Hòa 1.400 ha, huyện Phú Hòa 100 ha, huyện Tuy An 100 ha…
Ông Nguyễn Lê Lanh Đa cho biết, bệnh khảm lá virus trên cây sắn ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch và hàm lượng tinh bột trong củ sắn tùy theo mức độ và thời gian nhiễm bệnh. Bệnh do virus gây ra, hiện chưa có thuốc phòng trừ nên Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây sắn và phòng trừ các loại sâu bọ là trung gian gây bệnh.
Video đang HOT
Đặc biệt, giải pháp quan trọng nhất để loại trừ hoàn toàn bệnh khảm lá virus trên cây sắn là sử dụng các giống sắn mới chưa nhiễm bệnh để thay thế cho các giống sắn đã nhiễm bệnh. Hiện nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên đang tham mưu cho UBND tỉnh khảo nghiệm một số giống sắn kháng bệnh khảm lá virus để nhân rộng cho người dân trồng.
Theo ông Nguyễn Lê Lanh Đa, hiện nay, một số giống sắn được đánh giá có khả năng kháng bệnh khảm lá virus như: HN1, HN3, HN5. Tuy nhiên, các giống này chỉ được Cục Trồng trọt công bố lưu hành giống tại khu vực Đông Nam Bộ. Do đó tỉnh Phú Yên rất khó trong việc triển khai đưa những giống mới này về địa phương để sản xuất. Các giống sắn này cũng chỉ mới được trồng khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh và chưa nhân rộng trồng đại trà.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không trồng giống sắn HL-S11 nhiễm bệnh nặng, sử dụng các giống ít nhiễm bệnh để thay thế; khi phát hiện bệnh khảm lá virus trên cây sắn phải áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật phòng trừ của Cục Bảo vệ thực vật; không được vận chuyển thân, lá sắn ra khỏi vùng nhiễm bệnh; không lấy giống từ những khu vực bị nhiễm bệnh đề trồng trên diện tích mới.
Trong thời gian qua, cây sắn được trồng tại Phú Yên thường xuyên bị bệnh khảm lá virus. Niên vụ 2018 – 2019, diện tích sắn trên toàn tỉnh bị nhiễm bệnh là 114,6 ha; niên vụ 2019 – 2020, diện tích nhiễm bệnh là 6.197 ha; đến đầu năm 2022, bệnh khảm lá virus gây hại với tổng diện tích là 9.122 ha.
Tường Quân (TTXVN)
Sâm Ngọc Linh ở Kon Tum chết vì nấm
Sáng 6/7, ông Nguyễn Hoài Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum cho biết, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung (thuộc Cục Bảo vệ thực vật) đã có kết quả giám định bước đầu về nguyên nhân sâm Ngọc Linh chết.
Theo đó, kết quả giám định của Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung với lá sâm Ngọc Linh của cây bị bệnh ở xã Ngọc Linh và Măng Ri (huyện Tumơrông) đều phát hiện nấm Puccini sp; trên mẫu củ sâm Ngọc Linh thu tại xã Ngọc Linh phát hiện nấm Rhizoctonia sp. Ngoài ra, trong mẫu đất thu tại xã Ngọc Linh có tuyến trùng ký sinh thực vật, mẫu còn lại tại xã Măng Ri không có tuyến trùng gây hại.
Từ kết quả giám định ban đầu của Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum khuyến cáo các địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, trừ sinh vật gây hại trên cây sâm Ngọc Linh.
Cụ thể, người dân cần thường xuyên kiểm tra vườn nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại và chủ động phòng, trừ bệnh sớm. Vệ sinh vườn cây để thạo độ thông thoáng, tách những cây bị bệnh ra khỏi luống và trồng vào giá thể mới để tránh bệnh lây lan; sửa chữa, bổ sung mái che cho luống trồng để mưa không tác động trực tiếp vào cây sâm nhằm hạn chế nấm lây lan bệnh. Cùng đó, bổ sung mùn núi đã được xử lý bằng các chế phẩm sinh học từ 3-6 tháng/lần để tăng dinh dưỡng cho cây....
Hiện tại, một số vườn cây, số cây sâm Ngọc Linh chết vẫn còn. Dạo quanh một số vườn sâm Ngọc Linh ở huyện Tumơrông, tại các vườn cây 1-3 năm tuổi, số cây sâm bị vàng lá, héo dần, thối củ vẫn còn xuất hiện tại vườn cây.
Là một người có thâm niên trồng sâm Ngọc Linh, mấy tháng qua, chị Y Bắp, làng Đăk Viên, xã Tê Xăng huyện Tumơrông vẫn lo lắng từng ngày trước tình trạng sâm chết nhiều ở các vườn sâm.
Theo chị Y Bắp, trước khi xuống giống để trồng, người dân không biết được những cây sâm Ngọc Linh lại bị bệnh như thế này. Khi cây bắt đầu lên mầm trông rất đẹp, phát triển tốt. Đến khoảng tháng 3-4 năm nay thì mưa nhiều quá, lá cây sâm Ngọc Linh bắt đầu chuyển sang màu vàng, héo dần. Người dân kiểm tra thì thấy một số củ bị hư một nửa, có củ hư toàn bộ. Thấy cây sâm bị bệnh bà con rất lo lắng nhưng không biết cứu chữa thế nào.
Diện tích sâm Ngọc Linh bị bệnh chết rất nhiều, thường tập trung ở cây 1-2 tuổi. Sốt ruột khi thấy cây sâm Ngọc Linh bị bệnh chết và tình trạng này đã kéo dài nhiều tháng nay, song gia đình chị Y Bắp cũng như những hộ dân khác ở làng Đăk Viên vẫn đang rất lúng túng trong việc tìm cách cứu cây sâm Ngọc Linh.
Có thể nói, cây sâm Ngọc Linh bị bệnh đang gây thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với người dân, nhất là với các vườn ươm năm nay. Hiện mỗi cây sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi có giá bán trên thị trường khoảng 300 nghìn đồng và cây từ 3 năm tuổi trở lên là hàng triệu đồng. Việc hàng chục nghìn cây sâm chết, gây thiệt hại rất lớn cho người dân nơi đây...
Vải thiều Lục Ngạn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu các thị trường Đến nay, vải thiều Lục Ngạn bước vào chính vụ. Cơ quan chuyên môn đã lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả vải tươi, kết quả cho thấy đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Anh Nguyễn Văn Quyên, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) đóng gói vải thiều, bán với giá 30-35 nghìn đồng/kg. Theo Chi cục Trồng...