Hơn 143.000 ca nhiễm nCoV tại Đức
Đức xác nhận thêm 1.785 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên hơn 143.000, trong đó gần 4.600 người chết.
Số ca nhiễm mới tại Đức tăng nhẹ sau hai ngày giảm liên tiếp. Vào ngày cao điểm nhất hôm 27/3, nước này ghi nhận tới gần 7.000 ca mới.
Thêm 194 người chết vì nCoV, tăng so với mức 110 hôm qua, nâng tổng số lên 4.598, theo báo cáo của Viện Robert Koch, cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của chính phủ Đức.
Với 143.457, Đức là vùng dịch lớn thứ tư châu Âu, sau Tây Ban Nha, Italy và Pháp và thứ năm thế giới. Đức là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Covid-19, song lại thuộc nhóm có phản ứng nhanh nhất trước đại dịch.
Nhân viên y tế đeo mặc trang phục bảo hộ tham gia lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại trạm lưu động ở thành phố Dresden, Đức ngày 15/4. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang quyết định nới phong tỏa từ cuối tuần trước, 16 bang sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế ở mức độ khác nhau. Các cửa hàng có diện tích dưới 800 m2 được phép hoạt động từ hôm qua, song tại một số địa phương như thủ đô Berlin, các hoạt động kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục hoạt động.
Tuy nhiên, Merkel cảnh báo thành công của Đức “hết sức mong manh”. Chính phủ Đức tiếp tục đề nghị dân chúng đeo khẩu trang khi đi mua sắm và trên các phương tiện công cộng. Lệnh cấm tụ tập hơn hai người và yêu cầu duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5 m tại nơi công cộng vẫn có hiệu lực.
Các quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim, trung tâm âm nhạc bị cấm hoạt động. Các sự kiện lớn cũng bị đình chỉ đến ngày 31/8. Hầu hết các bang sẽ cho học sinh quay lại trường ngày 4/5, trừ Bavaria, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu ca nhiễm, hơn 170.000 người chết và hơn 652.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
COVID-19: Pháp có hơn 17.000 ca thiệt mạng, Đức duy trì lệnh phong tỏa đến 3/5
Số người chết do COVID-19 tại Pháp lên vượt 17.000, trong khi Đức tiếp tục duy trì các biện pháp chống dịch đến ngày 3/5.
Số ca thiệt mạng ở Pháp vượt 17.000
Ngày 15/4, Pháp ghi nhận thêm 1.438 trường hợp thiệt mạng do COVID-19, đưa số người chết lên 17.167. Hiện tổng số ca nhiễm bệnh tại Pháp cũng tăng lên 147.863 trường hợp.
Hiện tại Pháp vẫn còn 6.457 bệnh nhân phải được chăm sóc đặc biệt và có 31.000 ca hồi phục và ra viện.
Tổng số người chết lên do nCoV tại Pháp tăng lên 17.167. (Ảnh: France24)
Bộ Y tế Pháp cho biết, số người chết trong bệnh viện đã tăng thêm 514 người, tăng 5% so với ngày trước đó (541 người), qua đó nâng tổng số ca chết ở bệnh viện lên 10.643.
Tại các viện dưỡng lão, Pháp ghi nhận thêm 924 người chết, tăng 17% so với ngày trước đó (221 người), nâng tổng số người chết tại viện dưỡng lão lên 6.524.
Giới chức y tế Pháp cho rằng, bệnh nhân COVID-19 phát triển khả năng miễn dịch từ 2-3 tuần sau khi nhiễm virus.
Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế công cộng Pháp Jérôme Salomon cho biết, có những tín hiệu tích cực về dịch COVID-19 và kêu gọi người dân Pháp tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa.
" Đây là những dấu hiệu đầu tiên. Chúng tôi phải cẩn trọng và chờ đợi sự phát triển trong vài ngày tới", ông Salomon nói.
Đức duy trì lệnh phong tỏa đến ngày 3/5
Ngày 15/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ hiến các bang ở Đức họp trực tuyến bàn về các biện pháp chống dịch COVID-19 và nhất trí tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 3/5.
Thủ tướng Merkel sau đó nhấn mạnh, các biện pháp giãn cách xã hội mà chính phủ liên bang áp đặt trên toàn quốc kể từ hôm 23/3 bước đầu có hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ lây nhiễm dịch COVID-19.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: Reuters)
Các quy định như cấm tụ tập từ 2 người trở lên, hạn chế tiếp xúc với người khác, giữ khoảng cách 1,5m với người khác ở nơi công cộng, đóng cửa các trường học, nhà hàng... sẽ vẫn được áp dụng trên phạm vi toàn nước Đức.
Các sự kiện lớn như thể thao và các buổi hòa nhạc sẽ vẫn bị cấm cho đến ngày 31/8. Các quán bar, nhà hàng, nhà hát và rạp chiếu phim sẽ đóng cửa cho đến khi có thông báo mới. Các cuộc tụ họp tôn giáo cũng bị cấm.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khuyến nghị người dân nên đeo khẩu trang trên tàu, xe buýt, trong các cửa hàng và những nơi công cộng.
Theo Thủ tướng Merkel, một số biện pháp nới lỏng cách ly cũng được thảo luận, trong đó có kế hoạch từng bước mở của trường học từ ngày 4/5.
Video: Quốc đảo chưa bị ảnh hưởng bởi COVID-19 vì ít người ghé thăm nhất thế giới
Ngoài ra, chính quyền cho phép các cửa hàng bán lẻ có diện tích lên tới 800 m2 được hoạt động trở lại kể từ ngày 20/4 tới. Tuy nhiên, những cửa hàng này cần phải đảm bảo được các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh.
Theo dữ liệu thống kê từ Worldometers, đến nay Đức ghi nhận 134.753 người nhiễm virus corona chủng mới, trong đó có 3.804 ca thiệt mạng.
KÔNG ANH
Những nữ lãnh đạo 'thép' trong cuộc chiến chống Covid-19 Đài Loan, Đức và New Zealand, ba nơi được ca ngợi về cách ứng phó chủ động với đại dịch, có một điểm chung là đều do phụ nữ lãnh đạo. Tại Đài Loan, những biện pháp can thiệp sớm đã giúp hòn đảo kiểm soát thành công Covid-19, đến mức Đài Loan hiện đã chuyển sang xuất khẩu hàng triệu khẩu trang...