Hơn 14 tỉ đồng “nợ xấu” trong HS-SV Quảng Nam
Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam cho biết căn cứ doanh số cho vay từ chương trình tín dụng đối với học sinh – sinh viên (HS-SV) trong tỉnh trong vòng 5 năm qua, đối tượng vay là HS-SV tại các huyện miền núi chỉ chiếm 14% trong tổng số gần 57.000 HS-SV vay hơn 972 tỉ đồng.
Thống kê tại các huyện miền núi nghèo, số tiền giải ngân còn thấp hơn, chỉ hơn 5,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, mối lo hiện nay của địa phương chính là hiệu quả của công tác thu hồi nợ, khi Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cảnh báo về tình trạng gia tăng tâm lý ỷ lại, không trả lãi vay và nợ. Hiện tổng số tiền lãi tồn đọng và nợ quá hạn lên đến hơn 14 tỉ đồng, trong khi nhiều SV đã tốt nghiệp, đi làm nhưng chưa trả nợ.
Được biết, tỷ lệ vay vốn tập trung nhiều vào SV ĐH, kế tiếp là CĐ, học sinh hệ trung cấp và học nghề.
H.X.H
Theo thanh niên
Cô giáo miền xuôi hơn 25 năm gieo chữ nơi miền sơn cước
Hơn 25 năm làm nghề "chèo con đò chở chữ" đưa bao thế hệ học trò trưởng thành, cô Trần Thị Hà, giáo viên Trường THCS Phú Nhuận, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) luôn được học trò và đồng nghiệp cảm phục bởi lòng nhiệt huyết yêu nghề và những thành tích mà cô đạt được.
Video đang HOT
Gieo chữ nơi đại ngàn
Sinh ra trên mảnh đất thành phố Thanh Hóa, tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, thế nhưng nơi cô Hà tìm về trên chuyến hành trình gieo chữ cho lứa học trò đầu tiên của mình lại là một vùng đất xa xôi hẻo lánh thuộc huyện miền núi Như Xuân. Ngôi trường cấp II Thượng Ninh nơi cô đến nằm giữa những ngọn núi heo hút. Để đến được trường, cô phải vượt hàng chục cây số đường rừng cheo leo hiểm trở, những con dốc cao, đặc biệt là con dốc Bích dựng đứng như muốn ngăn bước chân người đi.
Cô Trần Thị Hà cùng học trò của mình tại Trường THCS Phú Nhuận, huyện Như Thanh (Thanh Hóa).
Ấy thế mà ở tuổi 20 với bao ước mơ, hoài bão đã vượt lên tất cả mọi gian nan, thử thách, cô giáo Hà giã từ phố phường nhộn nhịp để về với núi rừng với đám học trò nghèo nheo nhóc đói cái bụng và "đói" cả con chữ. Ngày ấy, ngôi trường THCS Thượng Ninh chỉ là những ngôi nhà tranh vách nứa, nơi ở của giáo viên cắm bản cũng là những ngôi lều dựng tạm, đêm về những cơn gió rít ùa vào trong vách, còn mưa xuống thì dột lỗ chỗ nước.
Người Thượng Ninh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, cái đói cái nghèo còn đeo bám, cái bụng còn chưa no thì chuyện học chữ cũng không được người ta mặn mà. Việc đầu tiên của những người cắm bản là đi vận động học trò đến lớp. Khó khăn, nhọc nhằn xếp chồng chất nhưng dường như tình yêu nghề, trái tim thương lũ học trò đã không làm nản lòng cô giáo dạy văn này.
Cũng chính điều đó lại càng giúp cô Hà nhiệt huyết hơn với cái nghiệp trồng người của mình. Việc dạy cho trẻ vùng cao không đơn giản khi trình độ của các em còn nhiều hạn chế, thế nhưng cô đã luôn tận tình, cố gắng hết khả năng của mình để dìu dắt học trò. Và cái công của nhà giáo trẻ ấy đã được đền đáp khi năm đầu tiên giảng dạy tại đây, cô Hà đã có học sinh (HS) đạt giải HS giỏi cấp huyện, cũng là HS đầu tiên của trường đạt giải.
Dạy ở đây được 1 kỳ, cô Hà được cử về trường cấp II Thanh Quân, nơi đây còn xa và heo hút hơn, nhưng trong chuyến hành trình gieo chữ dường như cái khó, cái khổ đã được đổi bằng cả trái tim yêu thương học trò, dân bản của cô giáo trẻ miền xuôi này.
Nhắc về kỷ niệm trong 25 năm đứng trên bục giảng, cô Hà bồi hồi nhớ: "Ngày 20/11 ở ngôi trường ấy, học trò mang đến cho mình 1 bò gạo, 2 quả trứng và 1 cây mía, các em bảo góp làm quà cho cô giáo. Lúc đó mình hạnh phúc vô cùng, thấy ấm lòng giữa cái lạnh giá đầu đông nơi miền sơn cước".
Công tác được hơn 1 năm trên Như Xuân thì cô Hà lại được điều về trường THCS Phú Nhuận của huyện Như Thanh giảng dạy cho đến bây giờ. Phú Nhuận cũng là mảnh đất núi rừng cằn cỗi, nơi này cái đói nghèo vẫn còn đeo bám vì thế giữ làm sao cho học trò không bỏ học giữa chừng theo cha mẹ lên rẫy cũng là một điều vô cùng khó khăn. Vậy mà cái điều khó khăn ấy cô giáo Hà đã làm được, không những thế, sĩ số lớp còn ngày càng tăng lên, học lực cũng chuyển biến đáng kể.
Thành tích của hơn 25 năm trồng người
Mảnh đấtmà cô Hà bước đến và ươm mầm đều là những mảnh đất nghèo, người dân miền núi quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", ấy thế mà nơi nào có bàn tay dạy dỗ của cô giáo Hà, nơi ấy có những tấm gương đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh và có cả cấp quốc gia. 10 năm trở lại đây, năm nào cô Hà cũng có học sinh đạt giải cấp tỉnh.
Năm 2009, có 5 em đạt giải HS giỏi cấp huyện, 2 em đạt giải cấp tỉnh, có hai giải quốc gia năm 2004 và 2007... Từ năm 2004, cô là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2006, cô nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Giáo dục của Bộ GD&ĐT, bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "dạy tốt - học tốt" của UBND tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 2006 đến nay, cô Hà liên tục nhận nhiều giấy khen về giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy của huyện Như Thanh và của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa...
Nói về cô giáo Hà, thầy Trương Văn Tám - giáo viên Tổ Văn, Trường THCS Phú Nhuận cho biết: "Đối với đồng nghiệp, cô Trần Thị Hà luôn sẵn sàng trao đổi mọi kinh nghiệm sáng kiến trong nghiệp vụ giảng dạy. Từ khi cô Hà về trường, trường đã có nhiều học sinh đạt giải cao, nhiều thành tích xuất sắc. 10 năm trở lại đây, không có năm nào cô Hà không nhận được giấy khen, bằng khen của các ban ngành. Trong trường, cô Hà xứng đáng là tấm gương để đồng nghiệp học tập và noi theo".
Không chỉ là một tấm gương trong sự nghiệp giảng dạy, cô giáo Hà còn là người vợ, người mẹ hiền đảm đang.
Không chỉ là một tấm gương trong sự nghiệp giảng dạy, cô giáo Hà còn là người vợ, người mẹ hiền đảm đang. Hiện chồng của cô là hiệu trưởng Trường THCS Yên Lạc (huyện Như Thanh), con trai đầu đang học năm cuối ĐH Bách khoa, con gái thứ 2 đang học lớp 9. Hai con cô đều giành nhiều giải cao, đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
Mấy chục năm qua, cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng lòng yêu nghề, nhiệt huyết gieo chữ cho học trò nghèo vẫn cuồn cuộn cháy trong trái tim của cô giáo miền xuôi này...
Nguyễn Thùy - Duy Tuyên
Theo dân trí
Áp lực học tập Công việc của chị chỉ đơn giản là làm bài hộ em ý để em có thể đạt được điểm thật cao ở lớp. Sau khi đọc được một bài báo của một chị đi dạy gia sư với những nỗi niềm chăn trở riêng của mình, tôi thật sự rất xúc đồng cảm thấy cuộc sống bây giờ thay đổi nhiều quá,...