Hơn 14 ca mắc sốt xuất huyết, 3 trường hợp tử vong
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước có hơn 14.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Ảnh minh họa
Trong tuần qua, cả nước ghi nhận hơn 700 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó, số trường hợp nhập viện là 593 trường hợp. So với tuần 12, số ca mắc giảm 15%, so với cùng kỳ năm 2017 (1.381 trường hợp) số mắc giảm 45,2%. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 14.079 trường hợp mắc, 3 trường hợp tử vong tại Bình Dương, Bình Phước và Cà Mau.
Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay ghi nhận 456 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không ghi nhận ca tử vong. Trong tuần, có thêm 2 ca mắc mới.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, các ca mắc SXH đang có xu hướng giảm trong mấy tuần gần đây. So với cùng kỳ 2017 (22.416 mắc) số mắc cả nước giảm 37,2%, không có tỉnh nào ghi nhận số mắc gia tăng đột biến trong 13 tuần đầu năm 2018″.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc do biến động dân cư, giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh. Đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, công ty, nhà máy, nhà trọ, lán trại và khu tập thể cũ không được quan tâm xử lý,… tạo nhiều ổ nước đọng sau mưa, phát sinh các ổ bọ gậy khó xử lý.
Trước đó, năm 2017 dịch SXH diễn biến bất thường với gần 190.000 ca mắc, 32 người tử vong, đặc biệt số mắc tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Để phòng SXH, Bộ Y tế khuyến cáo diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) và phòng chống muỗi đốt. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. – Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá… – Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
Hồng Hải
Theo Dân trí
600 tỷ đồng chi cho tiêm phòng dại do bị chó mèo cắn mỗi năm
Tại Hội nghị tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại do Bộ Y tế phối hợp với Bộ NNPTNN tổ chức ngày 27.9 tại Bắc Giang, ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), chó mèo cắn người đã gây ra những thiệt hại lớn về tính mạng, kinh tế cho gia đình và xã hội
Theo ông Tấn, mỗi ca điều trị dự phòng động vật cắn (chủ yếu là chó) tốn khoảng 1,5 triệu đồng. Trung bình mỗi năm có khoảng 400.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng. Thiêt hai trưc tiêp về kinh tế ươc khoang 600 tỷ đồng
Chính vì số tiền khá lớn nên nhiều người dân đã không đi tiêm phòng, dẫn đến hậu quả mỗi năm có khoảng 100 người tử vong do bệnh dại.
Tiêm phòng cho chó chỉ mất 20-40.000 đồng nhưng nếu người bị cắn phải điều trị dựng phòng thì tốn 1,5-2 triệu đồng
Tính cụ thể hơn về gánh nặng do bệnh dại, ông Tấn cho biết: tổn thất lớn đến tính mạng con người. Từ năm 2005 đến năm 2016 trên cả nước có 1.055 người bị chết do bệnh dại. Tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay đã có 56 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Còn về thiệt hại kinh tế, theo con số thống kê đánh giá của Bộ NNPTNN trong 10 năm, từ năm 2005-2014, khoảng hơn 4 triệu người bị chó mèo cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại cho thấy thiệt hại kinh tế lên tới 14.608 tỷ đồng (tương đương 664 triệu USD).
Chưa kể đến các gánh nặng khác như hang triệu người bị chó mèo cắn, phần lớn là trẻ em. Chó mèo thả rông gây nên nỗi sợ hãi cho mọi người, là nguyên nhân gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông...
Theo báo cáo, Việt Nam có đàn chó "khổng lồ" với khoảng 7,7 triệu con (thống kê năm 2016). Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đánh giá Việt Nam la một trong các quốc gia đang có bệnh dại lưu hành, co nguy cơ cao lây truyên bênh dai tư đông vât sang ngươi.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Trưởng nhóm thư ký Văn phòng Dự án khống chế và loại trừ bệnh dại (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, số ca tử vong do bệnh dại là 49 ca (tương đương với cùng kỳ năm 2016). Các tỉnh dẫn đầu là Bắc Giang (6 ca), Nghệ An (5 ca), Sơn La (5 ca)... 70% các ca bị động vật cắn là do chó, 12% do mèo, còn lại là do dơi, chuột...
Nguyên nhân người dân không đi tiêm phòng dẫn đến tử vong đa số là chủ quan, cho rằng bị chó nhà cắn là bình thường. Có người điều trị bằng thuốc nam không đi tiêm đến khi lên cơn dại hoặc không có tiền để đi tiêm phòng... "100% người bị chó mèo cắn đều có nguy cơ phơi nhiễm với bệnh dại. Do đó, người dân không nên chủ quan, không đi tiêm phòng" - bà Hương nhấn mạnh.
Điều nghịch lý nhất hiện nay là chi phí tiêm phòng cho chó mèo khá rẻ chỉ 20-40.000 đồng/con. Nhưng nếu bị chó mèo cắn đi tiêm phòng, chi phí sẽ từ 1,5-2 triệu đồng/người bị cắn.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNN, số chó được tiêm vắc xin trên toàn quốc khá thấp, chỉ đạt hơn 2,9 triệu con (đến tháng 6.2016), chiếm 38,5% tổng đàn. Chỉ có 22 tỉnh, thành phố tiêm phòng đạt yêu cầu (trên 70% tổng đàn chó).
Theo Danviet
Cục trưởng Y tế: "Không thể con trai là cắt bao quy đầu như Khoái Châu" Ngày 26.7, PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, Bộ Y tế đã khẩn trương chỉ đạo điều tra dịch tễ về hiện tượng y tế công cộng làm hàng chục trẻ sùi mào gà ở Khoái Châu (Hưng Yên). Theo PGS Phu, Bộ Y tế đã có nhiều cuộc họp và quyết...