Hơn 13.6 triệu trẻ em ở Mỹ mắc COVID-19
Theo báo cáo mới nhất của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội bệnh viện trẻ em của nước này, hơn 13,6 triệu trẻ em ở Mỹ đã mắc COVID-19 kể từ khi dịch bệnh này bùng phát.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer cho trẻ nhỏ ở trung tâm y tế cộng đồng thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Báo cáo cho biết, trong tuần kết thúc ngày 16/6 vừa qua, số trẻ em mắc COVID-19 tại Mỹ là hơn 83.000 trẻ, cao hơn nhiều so với con số 15.000 bệnh nhi COVID-19 ghi nhận một năm trước đây, trong tuần tính đến ngày 17/6/2021.
Từ đầu năm 2022 đến nay có khoảng 5,7 triệu ca mắc COVID-19 tại Mỹ là trẻ em, trong đó gần 371.000 ca được ghi nhận trong 4 tuần qua.
AAP nhấn mạnh vấn đề cấp bách hiện nay là thu thập thêm các dữ liệu bệnh nhân COVID-19 theo từng nhóm tuổi, qua đó có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh này liên quan đến các biến thể mới cũng như những di chứng lâu dài tiềm ẩn của căn bệnh này đối với thể chất, tinh thần, phát triển xã hội của thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay.
Trong ngày 21/6, Mỹ đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi. Các bệnh viện, phòng khám và hiệu thuốc trên khắp nước Mỹ thực hiện tiêm chủng cho trẻ.
Để phục vụ chiến dịch này, chính quyền Mỹ đã mua số lượng lớn vaccine cho nhóm tuổi này, với 10 triệu liều vaccine của các hãng Moderna và Pfizer/BioNTech đã có sẵn và hàng triệu liều trong những tuần tới.
Vaccine của Moderna được sử dụng tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, với hai mũi tiêm cách nhau một tháng, mỗi mũi tiêm 25 microgam, bằng 1/2 liều tiêm cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi và 1/4 liều cho người từ 12 tuổi trở lên. Vaccine của Pfizer/BioNTech dành cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, liều tiêm bằng 1/10 liều dành cho người lớn và cần tiêm 3 mũi. Hai mũi đầu tiên được tiêm cách nhau 3 tuần và mũi cuối cùng tiêm ít nhất 2 tháng sau đó.
Khảo sát: Trẻ em ít gặp phản ứng phụ với vaccine ngừa COVID-19 hơn người lớn
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả khảo sát mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy trẻ em ở nhóm tuổi từ 5-11 có tỷ lệ sốt thấp hơn so với người lớn sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai phòng COVID-19.
Nhật Bản bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi từ tháng 2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Suminobu Ito thuộc Đại học Juntendo đã tiến hành nghiên cứu về phản ứng phụ của 106 trẻ ở độ tuổi từ 5-11. Các em được tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine của hãng Pfizer - loại vaccine phòng COVID-19 duy nhất dành cho trẻ em được cấp phép ở Nhật Bản cho tới thời điểm này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 62 em có phản ứng sau tiêm. Cụ thể, có 11,3% bị sốt từ 37,5 độ C trở lên sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai, thấp hơn rất nhiều so với con số 38,1% của những người từ 20 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, chỉ có 22,6% bị mệt mỏi và 14,5% có biểu hiện đau đầu, thấp hơn nhiều so với các con số tương ứng 68,8% và 53,1% của người lớn. Đáng chú ý, các em đều không gặp phải bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng nào.
Nhật Bản bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi từ tháng 2, thời điểm nước này đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 6, với số ca mắc mới có lúc lên tới hơn 100.000 ca/ngày, trong đó thanh, thiếu niên chiếm tỷ lệ cao nhất.
Trong một diễn biến liên quan khác, thời gian gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 đã lắng dịu ở Nhật Bản. Ngày 12/6, nước này chỉ ghi nhận thêm 13.394 ca mắc mới, giảm 1.713 ca so với một tuần trước đó, trong đó thủ đô Tokyo chỉ có 1.546 ca.
Mỹ đẩy nhanh nỗ lực tiêm phòng COVID-19 trước mùa Thu - Đông Ngày 22/5, Giám đốc Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky đã phê chuẩn khuyến nghị của ủy ban cố vấn độc lập của CDC về miễn dịch về việc tiêm mũi thứ ba bằng vaccine của hãng Pfizer cho nhóm tuổi từ 5-11. Tuy nhiên, nhu cầu vaccine cho nhóm trẻ nhỏ hơn đang tăng lên tại...