Hơn 124.000 tỉ đồng phát triển đồng bộ giao thông TP.HCM
Ngày 21.8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết UBND TP đã thống nhất kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2016 – 2020) nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.
Ảnh minh họa
Theo đó, TP bố trí và huy động hơn 124.000 tỉ đồng tập trung đầu tư xây dựng một số nút giao trọng điểm để giảm nhanh ùn tắc và tai nạn giao thông khu vực: xây dựng cầu vượt thép tại nút giao ngã 6 Gò Vấp (Q.Gò Vấp), nút giao thông vòng xoay Mỹ Thủy và nút giao thông An Phú (Q.2), nút giao Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh (Q.7), xây dựng hầm chui tại ngã tư An Sương (Q.12 và H.Hóc Môn), nút giao Cộng Hòa – Trường Chinh (Q.Tân Bình); tập trung nâng cấp, mở rộng các tuyến cửa ngõ ra vào TP như QL50, QL1 (H.Bình Chánh), đường Tân Kỳ Tân Quý (Q.Tân Phú); xây dựng trung tâm điều khiển giao thông TP, các tuyến đường trên cao, các bãi đậu xe ngầm.
Cũng trong giai đoạn 2016 – 2020, TP tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông kết nối trực tiếp với các dự án, công trình trọng điểm do T.Ư đầu tư như đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đầu tư các trục đường đối ngoại kết nối TP.HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía nam, khép kín đường Vành đai 2, tiến hành xây dựng đường Vành đai 3…
Tân Phú
Theo Thanhnien
Bệnh sĩ của người Việt và những kỷ lục hay công trình ngàn tỷ
"Muốn thay đổi bệnh sĩ diện là điều không dễ, nhưng không đồng nghĩa với việc không thể thay đổi", PGS.TS Nguyễn Hồi Loan nói về "bệnh sĩ của người Việt.
GS.Nguyễn Minh Thuyết: "Dạy học sinh chống tham nhũng như nước đổ lá khoai"
LTS: Thời gian gần đây, hàng loạt kỷ lục lớn nhất tại Việt Nam đã được xác nhận, như bánh chưng, bánh giầy, tô hủ tiếu, cái bánh tét cho đến cả chai rượu...
Sắp tới Việt Nam có thể xây dựng tháp truyền hình và một số công trình mang giá trị lịch sử, văn hóa khác, có quy mô lớn, được đầu tư lên tới cả nghìn tỷ đồng...
Một số chuyên gia nhận định, đây là cái cách người Việt thỏa mãn thói sĩ diện hão của mình.
Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, chuyên gia tâm lý, Đại học Khoa học - Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Video đang HOT
PV: Ông đánh giá như thế nào về "căn bệnh" thích "to" của phần đông người Việt?
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Việc xây cái "to", làm cái lớn thực chất là để thỏa mãn bệnh sĩ hay thói quen sĩ diện hão của phần đông người Việt.
Những suy nghĩ, hành vi này của con người đối lập với những gì họ đang có, đang phải đối diện.
Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế thị trường, khi người ta cạnh tranh nhau về các giá trị vật chất, thì các yếu tố phi thực tế cũng sẽ được thổi phồng lên. Điều này khiến không ít người ảo tưởng về bản thân.
Giá trị của vật thể có phụ thuộc vào kích cỡ, quy mô đầu tư?
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Công bằng mà nói, phải nhìn nhận vấn đề trên ở hai phương diện.
Ví dụ những vật thể (đặc biệt là những vật thể, biểu tượng văn hóa, lịch sử) được xây dựng ở mỗi giai đoạn, dù ít hay nhiều, đều lưu giữ các giá trị đi kèm.
Nhưng cũng nên lưu ý rằng, những công trình được đầu tư số tiền lớn như vậy cũng phải tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi vùng, miền, rộng hơn là phạm vi quốc gia.
Không phải thấy người ta làm cái gì là mình làm theo cái đó. Bởi lẽ cái giá phải trả đằng sau những vật thể lớn ấy là không hề nhỏ.
Chai rượu khổng lồ của một hãng nói là làm để tiến cúng các vua Hùng nhân dịp giỗ tổ từng bị cả nước phê bình là quảng cáo trá hình và cũng là một biểu hiện của thói sĩ diện. Ảnh nld.com.vn
Trước đây (thời kỳ phong kiến) nhiều công trình có giá trị văn hóa, lịch sử được xây dựng để phục vụ cho tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử... biểu hiện đặc trưng của của giai cấp thống trị. Nhưng cái (giá trị vật chất, tinh thần) mà người ta phải đánh đổi để có được nó thì quá đắt.
Hay gần đây, thông tin sắp xây dựng tháp truyền hình "khủng" cũng phô diễn rất nhiều điều bất hợp lý.
Người Nhật làm được tháp truyền hình lớn, bởi có rất nhiều yếu tố (kinh tế, xã hội) đảm bảo cho họ làm được những công trình tầm cỡ như vậy.
Còn Việt Nam thì sao? Trong thời điểm hiện nay, chúng ta liệu có đủ điều kiện và tính cần thiết phải có tháp truyền hình lớn như vậy không?.
Theo quan điểm của tôi, điều này chưa cần thiết...
Theo ông, có cần thiết phải xem xét ý kiến của người dân khi thực hiện đầu tư xây dựng những công trình này, đặc biệt là những công trình sử dụng nguồn ngân sách nhà nước?
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Đứng trên phương diện quản lý nhà nước, không loại trừ người ta áp đặt tư duy đối với những công trình xây dựng được đầu tư bằng tiền ngân sách.
Còn về phương diện người dân, tôi tin chắc họ sẽ không ủng hộ lắm!
Việc sử dụng đồng tiền, đặc biệt là tiền thuế của nhân
dân vào bất kỳ công việc gì cũng phải hỏi ý kiến của dân.
Dân sẽ góp ý cho nhà quản lý nên hay không nên làm? làm mức độ như thế nào thì đủ?
Những đóp góp ý kiến của người dân là cần thiết và hay hơn rất nhiều khi những quyết sách quan trọng chỉ được thông qua bởi một số người.
Ông từng nhắc tới "căn bệnh" sĩ diện hão của phần đông người Việt. Vậy theo, ông đâu là nguyên nhân?
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Điều này tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Trong cuộc sống, khi con người phải đối diện với nhiều khó khăn, sẽ dẫn tới sự tự ti, mặc cảm.
Khi đó trong tâm trí họ luôn thường trực suy nghĩ muốn thể hiện mình cho oai, kể cả ngay bản thân họ không có nội lực.
Khi gặp phải sự phản ứng thì người ta mới nhận thức được những hành vi thiếu thực tế, không đem lại hiệu ứng như mong muốn.
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Đại học Khoa học - Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ảnh: Báo Kiến thức)
Mặt khác, trong xã hội hiện nay, con người có điều kiện thụ hưởng nhiều giá trị vật chất, tinh thần. Do đó các giá trị cuộc sống cũng dần thay đổi theo. Điều này dễ dẫn dắt con người ta đến việc bắt chước một cách mù quáng, làm mọi cách để cho bằng người khác...
Cũng cần đề cập đến yếu tố giáo dục. Một xã hội coi trọng vấn đề thi cử,bệnh háo danh, sẽ tạo nên các giá trị ảo trong đời sống.
Theo ông, cần làm gì để thay đổi thói quen sĩ diện hão của phần đông người Việt?
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Muốn thay đổi suy nghĩ này là không dễ. Không dễ không đồng nghĩa với việc không thể thay đổi được.
Sự thay đổi (nếu có) trước tiên, phải xuất phát từ các nhà hoạch định chính sách. Theo đó việc xây dựng các trương trình kế hoạch, dự án, phải luôn luôn phải mang tính thực tiễn, bám sát lợi ích cốt lõi của nhân dân...
Mới đây, Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ra Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP. Sơn La, tổng mức đầu tư là 1.400 tỷ đồng.
Dự án được thực hiện từ năm 2015-2019. Dự kiến lễ động thổ khởi công xây dựng vào ngày 11/10/2015, nhân kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Sơn La.
Được biết, Sơn La hiện vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30a).
Hiện tại, có nhiều ý kiến về khoản chi 1.400 tỷ đồng và Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Sơn La báo cáo trước ngày 15/8.
XUÂN QUANG
Theo Dantri
5 chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 8 Quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; quy định sử dụng quỹ từ Ngân sách nhà nước sai mục đích... có hiệu lực từ 1/8. Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên thông tin về vụ bắt cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí6 trường hợp không bị hoãn xuất cảnh khi thi hành án dân sựThủ tướng bổ nhiệm...