Hơn 12 tỷ đồng để trục vớt hai nhịp cầu Ghềnh sập
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo đến cuối tháng 3 phải trục vớt được tàu kéo và dầm cầu Ghềnh bị sập để tiến hành sửa chữa.
Cơ quan chức năng khảo sát đáy sông Đồng Nai để lên phương án trục vớt. Ảnh: Phước Tuấn
Sáng 22/3, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã thống nhất phương án trục vớt bằng cách cắt rời các dầm cầu Ghềnh bị chìm, sau đó dùng sà lan 500 tấn cẩu đi nơi khác. Dự kiến kinh phí một công ty đưa ra cho việc trục vớt là 12,5 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu từ nay đến cuối tháng 3 phải trục vớt tàu kéo và dầm cầu Ghềnh bị sập. Muộn nhất đầu tháng 4 bắt tay thi công sửa chữa và phải hoàn thành trước 15/7.
Trong ngày, một công ty tư vấn ở TP HCM tiếp tục khảo sát dưới đáy sông để lên phương án cụ thể cho việc trục vớt. “Việc khảo sát gặp nhiều khó khăn do dòng nước chảy quá mạnh, không thể tiếp cận gần khu vực mố đá và các nhịp cầu dưới đáy sông”, thành viên đoàn khảo sát cho biết.
Qua khảo sát đoạn sông dài 2 km (bao gồm hạ lưu và thượng lưu), Cục đường thủy nội địa đề nghị tỉnh Đồng Nai giải tỏa hành lang phía sông Cái để thông tuyến chạy tàu, trước mắt là các sà lan đang kẹt trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương cho rằng nếu phân luồng qua nhánh này thì Bộ GTVT phải cho nạo vét để đảm bảo việc chạy tàu vì dòng sông này có nhiều bãi đá ngầm.
Video đang HOT
Hàng chục sà lan chở đá mắc kẹt trên sông Đồng Nai do cầu Ghềnh sập. Ảnh:Phước Tuấn
Trước đó, ngày 20/3, sà lan chở 800 tấn cát do hai tài công người miền Tây chưa có bằng lái điều khiển khi qua vùng nước xoáy đã đâm sập cầu Ghềnh. Tai nạn khiến 2 nhịp cầu đổ xuống sông, nhiều người thoát nạn bỏ xe bò lên bờ.
Sau khi cầu sập, tuyết đường sắt Bắc – Nam bị đứt mạch, tàu đến ga Biên Hòa sau đó khách được trung chuyển về Sài Gòn. Tuyến giao thông thủy qua khu vực cũng bị phong tỏa. Hai tài công và chủ sà lan đã bị bắt. Phương án khắc phục được đưa ra là xây mới hai trụ và ba nhịp cầu.
Phước Tuấn
Theo VNE
Sập Cầu Ghềnh, ghe chở vật liệu xây dựng kẹt cứng trên sông Đồng Nai
Ngày 21.3, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3, cho biết lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa tạm thời tuyến đường thủy qua khu vực Cầu Ghềnh để phục vụ công tác điều tra.
Nhiều ghe, sà lan chở cát nằm chờ trên sông Đồng Nai - Ảnh: Xuân Đức
Do tuyến đường sông độc đạo bị phong tỏa, nhiều phương tiện ghe, tàu, sà lan chở cát, đá, vật liệu xây dựng bị kẹt lại và nằm chờ ở phía thượng lưu Cầu Ghềnh.
Khác với không khí sôi động như thường lệ, tại các bến thủy nội địa và cơ sở kinh doanh cát, đá, vật liệu xây dựng (VLXD) nằm dọc sông Đồng Nai thuộc địa bàn các xã Hóa An, Tân Hạnh (TP.Biên Hòa), nhiều xáng cạp, xe múc, xe tải, sà lan chở cát, đá đóng cửa, "án binh bất động".
Anh Nguyễn Đức, chủ cơ sở VLXD T.C (xã Hóa An) cho biết từ trưa 20.3 sau khi xảy ra vụ sập Cầu Ghềnh, ghe tàu chở cát của cơ sở anh ngưng xuất bến. "Hiện tại chúng tôi chỉ cung ứng đơn hàng vận chuyển nhỏ lẻ xe tải bằng qua đường bộ, còn đường sông thì đang phải tạm ngưng", anh Đức nói.
Nhiều phương tiện chở cát, đá "án binh bất động trên sông Đồng Nai" - Ảnh: Xuân Đức
Ông Lê Hoàng Danh (47 tuổi, ngụ Bến Tre) người hơn 20 năm chuyên chở thuê VLXD trên sông Đồng Nai, cho biết ông đi ghe nổi (ghe không) từ Bến Tre về TP.Biên Hòa chở đá về phân phối cho các vựa VLXD ở miền Tây. Ông Danh nói với việc ghe phải "nằm bờ" như hiện tại thì ông thiệt hại bình quân khoảng 1 triệu đồng/ngày.
Vừa nói vừa chỉ ra khúc sông dày đặc ghe tàu chở cát, đá đang nằm chờ, ông Danh cho biết do hôm nay mới ngày đầu tuần nên nhiều ghe, sà lan từ mỏ đá Thiện Tân chưa xuống. "Vài ngày nữa mà chưa thông tuyến được thì khúc sông này sẽ kẹt cứng. Chúng tôi cũng đang nghe ngóng tình hình hàng giờ, khi nào có lệnh là đi", ông Danh nói.
Ông Trần Tuấn Anh, phụ trách kinh doanh Công ty CP kinh doanh và sản xuất VLXD Biên Hòa, cho biết đã nhận được lệnh không cho sà lan "ăn" hàng.
Theo ông Tuấn Anh, mỗi ngày công ty xuất bến khoảng 5-6 sà lan (mỗi sà lan chở ít thì 500-600 tấn cát, đá các loại, nhiều thì từ 1.200-1.300 tấn) đi các tỉnh miền Tây. Hiện tại do cầu Ghềnh sập nên công nhân sản xuất tạm nghỉ, lau chùi phương tiện nằm chờ.
Ghe chở đá về miền Tây phải nằm chờ chưa biết khi nào thông tuyến
Theo ông Mai Thành Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hạnh, trên địa bàn xã hiện có gần 20 bến thủy nội địa chuyên kinh doanh cát, đá, VLXD. Sự cố sập Cầu Ghềnh ngày 20.3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại của các phương tiện giao thông đường thủy trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, địa phương chưa nhận được bất cứ thông báo bằng văn bản nào của cơ quan chức năng để khuyến cáo bà con về việc đi lại trên sông qua địa phận xã. "Chúng tôi nghĩ cũng nhanh thôi, khoảng vài ba ngày nữa là có thể thông tuyến", ông Phương nhận định.
Xuân Đức
Theo Thanhnien
Sập Cầu Ghềnh: Hơn một tuần nữa mới biết sửa hay xây mới Đó là thông tin do ông Đới Sỹ Hưng, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty đường sắt VN cung cấp vào trưa 21.3 tại hiện trường vụ sập Cầu Ghềnh. Hơn một tuần nữa cơ quan chức năng mới biết sửa hay xây mới Cầu Ghềnh - Ảnh: Bạch Dương Theo ông Hưng sau khi xảy ra sự cố sập cầu, Bộ...