Hơn 12 triệu lượt tiêm chủng COVID-19 được thực hiện trên thế giới
Theo dữ liệu của Bloomberg, kể từ khi chiến dịch tiêm chủng COVID-19 bắt đầu, hơn 12 triệu liều vaccine được sử dụng ở 30 quốc gia.
Để hoàn toàn ngăn chặn đại dịch toàn cầu COVID-19, các nước sẽ cần cung cấp thêm hàng tỷ liều vaccine. Đây là một trong những thách thức lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Nước Mỹ bắt đầu triển khai việc tiêm chủng từ hôm 14/12. Đến nay, 4,28 triệu liều vaccine đã được sử dụng, theo số liệu của tờ Bloomberg và dữ liệu từ trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Hiện Mỹ đang phân phối vaccine COVID-19 phát triển bởi các công ty Moderna và Pfizer – BioNTech tới các tiểu bang.
Cả hai loại vaccine đều cần người sử dụng tiêm hai liều cách nhau vài tuần, liều thứ hai đang được dự trữ cho đến khi chúng sẵn sàng được sử dụng. Nước này đặt mục tiêu phân phối 20 triệu liều thuốc vào đầu tháng 1/2021.
Video đang HOT
Hơn 12 triệu liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng ở 30 quốc gia trên thế giới. (Ảnh: Reuters)
Vaccine Pfizer-BioNTech hiện được cấp phép sử dụng trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Đông. Trên thế giới có ít nhất 30 quốc gia đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng.
Một loại vaccine khác do công ty AstraZeneca và đại học Oxford phát triển cũng được Vương quốc Anh chính thức công nhận hôm 30/12 vừa qua. Tại Trung Quốc, vaccine Sinopharm được đưa vào sử dụng rộng rãi, nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 50 triệu công dân vào đầu tháng 2.
Trước đó, Trung Quốc và Nga đã cho phép tiêm thử các loại vaccine đang trong quá trình hoàn thiện từ tháng 7 và tháng 8.
Kết quả thử nghiệm với hàng chục nghìn tình nguyện viên cho thấy việc tiêm chủng làm giảm 95% ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2.
Hiện có tổng cộng 7 loại vaccine COVID-19 được cấp phép và phân phối với số lượng hạn chế ở hàng chục quốc gia.
Những loại vaccine này là thành quả của việc các nước đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển công nghệ sản xuất vaccine, thử nghiệm chúng lên hàng nghìn tình nguyện viên, mở rộng quy mô sản xuất và phân phối ra thị trường trong thời gian ngắn kỷ lục.
Hiện tại, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,8 triệu người và gây ra thảm họa kinh tế toàn cầu.
Chủng nCov mới tại Anh 'vượt khỏi tầm kiểm soát'
Bộ trưởng Y tế Anh cho biết chính phủ phải áp lệnh phong tỏa Giáng sinh ở London và phía đông nam đất nước do chủng nCoV mới đã "vượt tầm kiểm soát".
Bộ trưởng Matt Hancock hôm nay đồng thời cảnh báo các biện pháp giới hạn nghiêm ngặt mới có thể được áp dụng cho tới khi chiến dịch tiêm chủng Covid-19 được thực hiện đầy đủ trên cả nước.
"Chúng tôi đã hành động rất nhanh chóng và quyết liệt", Bộ trưởng Y tế Anh nói với Sky News, lý giải cho việc ra lệnh "ở yên trong nhà" và đóng các cửa hàng không thiết yếu, gây ảnh hưởng tới khoảng 1/3 dân số nước này. "Thật không may, chủng virus mới đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng ta phải kiểm soát lại được tình hình".
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock tại một cuộc họp báo ở số 10 phố Downing hồi tháng 4. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 19/12 thông báo hàng triệu người dân Anh sẽ phải hủy các kế hoạch Giáng sinh và ở yên trong nhà do chủng virus corona mới đang lây lan rất nhanh. Bộ trưởng Hancock nhấn mạnh lại rằng tình hình đang "nghiêm trọng chết người".
"Rất khó để giữ mọi chuyện trong tầm kiểm soát cho tới khi chúng ta tung ra vaccine", ông nói, thêm rằng "đây là những gì mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong vài tháng tới".
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đầu tuần này thông báo tổ chức đang nắm thông tin về một chủng nCoV mới xuất hiện trên 1.000 người tại Anh, nhưng thêm rằng chưa có bằng chứng cho thấy nó hoạt động khác với những chủng đã được ghi nhận.
"Giới chức đang nghiên cứu tầm quan trọng của nó. Chúng tôi đã gặp nhiều biến chủng, loại virus này liên tục phát triển và thay đổi", giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan nói hôm 14/12.
Các nhà khoa học Anh tin rằng biến thể mới không gây tình trạng nghiêm trọng hơn bản gốc, song nó có khả năng lây truyền cao hơn tới 70%.
Anh bắt đầu tiêm vaccine Pfizer Giới chức Anh khởi động chiến dịch tiêm chủng Covid-19, đặt tên là "V-Day" (Ngày Vaccine), từ ngày 8/12. Đây là chương trình chiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay của Anh. Tên gọi V-day được Bộ trưởng Y tế Matt Hancock lựa chọn. Trước đó, ông tình nguyện phát trực tiếp quá trình tiêm vaccine Pfizer trên truyền hình như một...