Hơn 11,9 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 11,9 triệu ca nCoV và hơn 545.000 người chết, ca nhiễm tăng nhanh tại châu Mỹ, châu Âu gần như kiểm soát được tình hình.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 11.925.729 ca nhiễm và 545.352 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 215.559 và 5.632 trong 24 giờ qua, trong khi 6.837.174 người đã bình phục.
Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Bệnh học lâm sàng Oxford hôm 6/7, các nhà khoa học cảnh báo Covid-19 có thể lây lan qua các giọt bắn siêu nhỏ từ người nhiễm với khoảng cách lên tới hai mét và đề xuất biện pháp đặt các bộ lọc không khí cao cấp, ngăn chặn quá tải trong các tòa nhà và hệ thống giao thông.
Ca nhiễm tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã vượt ba triệu với 3.088.148 trường hợp được xác nhận, trong khi 133.832 người đã tử vong, tăng lần lượt 61.276 và 989 ca trong 24 giờ qua. Gần 40 bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đang trên đường đạt đến “một chiến thắng to lớn” trước Covid-19, bất chấp số ca nhiễm mới tiếp tục tăng mạnh, và đa phần các ca nhiễm tại Mỹ “vô hại”.
Trái lại, cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci cảnh báo Mỹ vẫn đang trong làn sóng Covid-19 đầu tiên và phải hành động ngay để ngăn ca nhiễm mới tăng. Ông cho rằng số ca nhiễm ở Mỹ chưa bao giờ giảm tới “đường cơ sở” hợp lý trước khi bùng nổ như hiện nay, khiến các quan chức y tế cảnh báo về nguy cơ các bệnh viện ở miền nam và miền tây nước Mỹ tiếp tục rơi vào tình trạng quá tải.
New York vẫn là bang ghi nhận ca nhiễm lớn nhất với hơn 423.000 ca, California hơn 282.000 ca, trong khi ca nhiễm tại Texas, Florida cũng đã vượt 200.000. Texas đã phải tạm dừng phần lớn kế hoạch mở cửa trở lại hồi đầu tháng 5.California yêu cầu 19 hạt đóng cửa các hình thức kinh doanh trong nhà, như nhà hàng, nhà máy rượu và câu lạc bộ chơi bài, trong ba tuần.
Michigan cũng yêu cầu đóng cửa khu vực ngồi trong nhà của các quán bar và nhà hàng tại một số khu vực. Thành phố New York dự kiến cho phép các nhà hàng mở lại khu ăn uống trong nhà từ ngày 6/7, nhưng Thị trưởng Bill de Blasio đã thông báo hoãn kế hoạch.
Nhân viên y tế tại khu vực chăm sóc tích cực dành cho bệnh nhân nCoV thuộc Trung tâm Y tế United Memorial ở Houston, Texas, ngày 29/6. Ảnh: Reuters.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 42.518 ca nhiễm và 1.185 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.668.589 và 66.741. Các chuyên gia cho rằng con số thực tế ở Brazil có thể cao hơn nhiều.
Dù dịch bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện, các thành phố lớn vẫn mở cửa trở lại. Từ ngày 2/7, các quán bar trong Rio de Janeiro được phép hoạt động, ít người đeo khẩu trang. Sao Paulo, thành phố lớn nhất và chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất, cũng cho phép quán bar, nhà hàng, thẩm mỹ viện mở lại từ 6/7. Các cơ sở có thể mở cửa 6 giờ mỗi ngày với sức chứa không quá 40% và thực hiện các biện pháp vệ sinh, sử dụng menu điện tử.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 7/7 thông báo ông đã dương tính với nCoV sau khi có những triệu chứng như mỏi mệt và sốt. Lãnh đạo Brazil 65 tuổi nhiều lần đánh giá thấp mối đe dọa của nCoV, cho rằng Covid-19 không khác gì “cúm vặt”. Bolsonaro cũng cho rằng quá khứ từng là vận động viên sẽ giúp ông có hệ miễn dịch tốt với những triệu chứng nghiêm trọng nhất của Covid-19.
Peru ghi nhận thêm 3.575 ca nhiễm và 180 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 309.278 và 10.952, là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới. Đây là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa từ giữa tháng 3 nhưng đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất vào tháng 5.
Từ 1/7, 96% hoạt động sản xuất, bao gồm khai mỏ, các ngành công nghiệp và thương mại được nối lại nhưng phải tuân thủ các quy định y tế về chống dịch. Các nhà hàng và cửa hàng sẽ mở cửa trở lại nhưng tiếp đón lượng khách hàng hạn chế.
Video đang HOT
Chile xếp thứ 7 thế giới với 301.019 ca nhiễm và 6.434 ca tử vong, tăng lần lượt 2.462 và 50 so với hôm trước. Đây là một trong những quốc gia chậm áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn virus. Hiện chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trong khi trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
Tổng thống Sebastian Pinera hôm 6/7 công bố gói viện trợ 1,5 tỷ USD để giúp đỡ tầng lớp trung lưu trong đại dịch. Biện pháp này đang chờ được quốc hội phê chuẩn.
Mexico là vùng dịch lớn thứ 9 thế giới với 261.750 ca nhiễm và 31.119 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 4.902 và 480 ca. Thủ đô Mexico City là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh nhưng chính quyền thành phố bắt đầu mở cửa một phần kinh tế kể từ đầu tháng 7.
Nhà hàng và quán bar được phép mở lại nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất trong khi trường học vẫn đóng cửa.
Người dân bản địa trên khắp châu Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề do hệ miễn dịch yếu và hàng thế kỷ bị bỏ rơi. Tổ chức Y tế Pan American (PAHO) ước tính ít nhất 20.000 người bị nhiễm bệnh ở lưu vực sông Amazon, nơi một số khu vực chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền. PAHO cũng đã cảnh báo số người chết ở Mỹ Latinh và Caribbean có thể tăng gấp 4 lần, lên hơn 400.000 vào tháng 10 nếu không có biện pháp y tế công cộng chặt chẽ hơn.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 198 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 10.494. Số ca nhiễm tăng 6.368, lên 694.230, đánh dấu ngày thứ 12 liên tiếp ca hàng ngày dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4. Nga tuyên bố dịch bệnh trong tầm kiểm soát.
Bộ trưởng Y tế Nga ngày 3/7 nói rằng cuộc sống khó có thể trở lại bình thường cho đến sớm nhất là tháng 2/2021. Ông cho biết 3.500 người Nga vẫn phải dùng máy thở và gọi đây là “con số nghiêm trọng”.
Một số hạn chế, bao gồm lệnh cấm các chuyến bay quốc tế, duy trì đến tháng 8. Nhưng nhiều biện pháp đã được nới lỏng, với các nhà hàng, phòng gym và đi lại nội địa được phép mở lại nhưng cần tuân thủ các chỉ thị về giãn cách xã hội.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 341 ca nhiễm và 4 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 299.210 và 28.392. Tây Ban Nha chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép người từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không phải cách ly hai tuần.
Trường học vẫn phải đóng cửa. Cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện được phép phục vụ số lượng khách hạn chế, có thời gian phục vụ đặc biệt cho người cao tuổi. Quán bar được phép hoạt động trở lại với 1/3 công suất.
Anh báo cáo thêm 581 ca nhiễm và 155 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 286.369 và 44.391. Số ca tử vong tăng gấp 9 lần so với hôm qua. Tình hình dịch bệnh tại Anh đã bớt nghiêm trọng trong những tuần gần đây, Thủ tướng Boris Johnson đang dần rút lại những lệnh hạn chế toàn quốc nhằm vực dậy nền kinh tế. Người nhập cảnh vào Anh từ hơn 50 quốc gia, chủ yếu là châu Âu, Australia và New Zealand, không phải tự cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh. Mỹ, Trung Quốc không nằm trong danh sách.
Italy ghi nhận thêm 137 ca nhiễm 30 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 241.956 và 34.899. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar được mở cửa, phương tiện giao thông công cộng đã hoạt động trở lại, người dân được tự do di chuyển khắp đất nước.
Đức báo cáo thêm 298 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 198.355, trong khi số ca tử vong tăng 11, lên 9.103. Đức được cho là từng kiểm soát thành công Covid-19 với tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với hầu hết nước lớn ở châu Âu, dù các biện pháp phong tỏa khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đợt bùng phát gần đây tại lò mổ ở bang Bắc Rhine-Westphalia buộc chính quyền phong tỏa khoảng 600.000 người, đồng thời làm dấy lên lo ngại Đức vẫn dễ tổn thương trước đại dịch, bất chấp thành công ban đầu.
Liên minh châu Âu từ 1/7 mở biên với người từ 14 quốc gia, không bao gồm Nga, Brazil hay Mỹ.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.637 ca nhiễm, nâng tổng số lên 245.688, trong đó 11.931 người chết, tăng 200 ca so với hôm qua. Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cho hay Covid-19 tại các tỉnh hoặc thành phố ở biên giới vẫn chưa đạt đỉnh. “Chúng tôi vẫn trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất”, bà nói.
Toàn bộ cửa hàng, quán bar, nhà hàng, phương tiện công cộng ở Iran đã mở cửa, tuy nhiên, trường học tại một số khu vực chưa hoạt động trở lại.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 4/7 công bố các biện pháp bổ sung nhằm ngăn chặn virus. Theo đó, người dân không đeo khẩu trang sẽ bị từ chối cung cấp các dịch vụ công và nơi làm việc không tuân thủ các quy trình y tế sẽ phải nhận hình phạt đóng cửa một tuần.
Arab Saudi ghi nhận thêm 3.392 ca nhiễm và 49 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 217.108 và 2.017. Nước này chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ 21/6. Tuy nhiên, chính phủ năm nay chỉ “cho phép 1.000 người hoặc ít hơn” tới hành hương tại thánh địa Mecca và chỉ người dân Arab Saudi mới có cơ hội.
Ấn Độ báo cáo thêm 23.135 ca nhiễm và 479 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 743.481 và 20.653, trở thành vùng dịch thứ ba thế giới. Các thành phố lớn của Ấn Độ là những nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó New Delhi và Mumbai đều ghi nhận khoảng 100.000 ca nhiễm.
Ca nhiễm tăng nhanh buộc Ấn Độ phải chuyển đổi khách sạn, trung tâm tiệc cưới, địa điểm thờ phụng, thậm chí toa tàu thành nơi chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Các nhà phê bình chỉ trích chính phủ không thực hiện đủ xét nghiệm, khiến nhiều ca nhiễm có khả năng không được chẩn đoán.
Trung Quốc chưa công bố số liệu.
Giới chức Bắc Kinh, nơi bùng phát ổ dịch mới, thông báo thủ đô đã kiềm chế được ổ dịch mới và dỡ hầu hết hạn chế đi lại từ 4/7. Tất cả những người sống trong khu vực được coi là “nguy cơ thấp” có thể rời Bắc Kinh mà không cần kết quả xét nghiệm nCoV. Bắc Kinh đã xét nghiệm hơn 10 triệu người từ 11/6 đến 3/7, gần một nửa dân số thành phố.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 66.226 ca nhiễm, tăng 1.268 trường hợp so với hôm qua, trong đó 3.308 người chết, tăng 68 ca. Trường học phải tiếp tục đóng cửa cho đến ngày 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai trong khu vực, báo cáo thêm 1.540 ca nhiễm và 6 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 47.873, trong đó 1.309 trường hợp tử vong.
Theo Bộ Y tế Philippines, mức tăng đáng chú ý này có thể là do người dân tiếp xúc với nhau nhiều hơn sau khi chính quyền bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa, hạn chế nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực, với 45.140 ca nhiễm, tăng 157 ca, trong đó 26 người chết. Singapore đang nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn, trong khi cuộc tổng tuyển cử vẫn được tổ chức vào ngày 10/7. Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông quyết định tiến hành bầu cử ngay bây giờ bởi không chắc Covid-19 có thể chấm dứt vào năm sau hay không.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Hơn 11,7 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 11,7 triệu ca nCoV và gần 540.000 người chết, ca nhiễm tăng nhanh tại châu Mỹ, châu Âu gần như kiểm soát được tình hình.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 11.710.170 ca nhiễm và 539.720 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 172.717 và 3.396 trong 24 giờ qua, trong khi 6.619.477 người đã bình phục.
Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Bệnh học lâm sàng Oxford hôm 6/7, các nhà khoa học cảnh báo Covid-19 có thể lây lan qua các giọt bắn siêu nhỏ từ người nhiễm với khoảng cách lên tới hai mét và đề xuất biện pháp đặt các bộ lọc không khí cao cấp, ngăn chặn quá tải trong các tòa nhà và hệ thống giao thông.
Ca nhiễm tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã vượt ba triệu với 3.026.872 trường hợp được xác nhận, trong khi 132.843 người đã tử vong, tăng lần lượt 50.440 và 294 ca trong 24 giờ qua. Gần 40 bang Mỹ chứng kiến đà tăng ca nhiễm nCoV trở lại, trong đó một số bang ghi nhận con số kỷ lục và phải tái áp đặt biện pháp phong tỏa để hạn chế bệnh dịch lây lan.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đang trên đường đạt đến "một chiến thắng to lớn" trước Covid-19, bất chấp số ca nhiễm mới tiếp tục tăng mạnh, và đa phần các ca nhiễm tại Mỹ "vô hại". Thống đốc Massachusetts vừa ký dự luật cho phép người dân bỏ phiếu qua thư trong cuộc bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử năm nay để ngăn virus lây lan.
Một số thị trưởng nói rằng thành phố của họ đã mở cửa trở lại quá sớm. "Các nhà hàng vẫn mở cửa. Các sự kiện trong nhà có thể diễn ra bất kể quy mô. Những gì chúng tôi cần bây giờ là lệnh ở nhà", một quan chức bang Texas cho hay.
New York vẫn là bang ghi nhận ca nhiễm lớn nhất với hơn 422.000 ca, California hơn 267.000 ca, trong khi ca nhiễm tại Texas, Florida cũng đã vượt 200.000. Texas đã phải tạm dừng phần lớn kế hoạch mở cửa trở lại hồi đầu tháng 5.California yêu cầu 19 hạt đóng cửa các hình thức kinh doanh trong nhà, như nhà hàng, nhà máy rượu và câu lạc bộ chơi bài, trong ba tuần.
Michigan cũng yêu cầu đóng cửa khu vực ngồi trong nhà của các quán bar và nhà hàng tại một số khu vực. Thành phố New York dự kiến cho phép các nhà hàng mở lại khu ăn uống trong nhà từ ngày 6/7, nhưng Thị trưởng Bill de Blasio đã thông báo hoãn kế hoạch.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 18.669 ca nhiễm và 587 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.623.284 và 65.487. Các chuyên gia cho rằng con số thực tế ở Brazil có thể cao hơn nhiều.
Dù dịch bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện, các thành phố lớn vẫn mở cửa trở lại. Từ ngày 2/7, các quán bar trong Rio de Janeiro được phép hoạt động, ít người đeo khẩu trang. Sao Paulo, thành phố lớn nhất và chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất, cũng cho phép quán bar, nhà hàng, thẩm mỹ viện mở lại từ 6/7. Các cơ sở có thể mở cửa 6 giờ mỗi này với sức chứa không quá 40% và thực hiện các biện pháp vệ sinh, sử dụng menu điện tử.
Người dân cũng bắt đầu tập trung đến các bãi biển. Tổng thống Jair Bolsonaro ngày 3/7 phủ quyết các phần của một đạo luật yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi nhiều người tụ tập trong không gian kín như nhà thờ và trường học.
Peru ghi nhận thêm 2.985 ca nhiễm và 183 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 305.703 và 10.772, là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới. Đây là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa từ giữa tháng 3 nhưng đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất vào tháng 5.
Từ 1/7, 96% hoạt động sản xuất, bao gồm khai mỏ, các ngành công nghiệp và thương mại được nối lại nhưng phải tuân thủ các quy định y tế về chống dịch. Các nhà hàng và cửa hàng sẽ mở cửa trở lại nhưng tiếp đón lượng khách hàng hạn chế.
Chile xếp thứ 7 thế giới với 298.869 ca nhiễm và 6.384 ca tử vong, tăng lần lượt 3.025 và 76 so với hôm trước. Đây là một trong những quốc gia chậm áp dụng các biện pháp phong tỏa để ngăn virus. Hiện chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trong khi trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
Tổng thống Sebastian Pinera hôm 6/7 công bố gói viện trợ 1,5 tỷ USD để giúp đỡ tầng lớp trung lưu trong đại dịch. Biện pháp này đang chờ được quốc hội phê chuẩn.
Mexico là vùng dịch lớn thứ 9 thế giới với 256.848 ca nhiễm và 30.639 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 4.643 và 273 ca. Thủ đô Mexico City là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh nhưng chính quyền thành phố bắt đầu mở cửa một phần kinh tế kể từ đầu tháng 7.
Nhà hàng và quán bar được phép mở lại nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất trong khi trường học vẫn đóng cửa.
Người dân bản địa trên khắp châu Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề do hệ miễn dịch yếu và hàng thế kỷ bị bỏ rơi. Tổ chức Y tế Pan American (PAHO) ước tính ít nhất 20.000 người bị nhiễm bệnh ở lưu vực sông Amazon, nơi một số khu vực chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền. PAHO cũng đã cảnh báo số người chết ở Mỹ Latinh và Caribbean có thể tăng gấp 4 lần, lên hơn 400.000 vào tháng 10 nếu không có biện pháp y tế công cộng chặt chẽ hơn.
Cảnh sát và nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của một người qua đường tại thủ đô Mexico City, Mexico hôm 6/7. Ảnh: AFP.
Thế giới ghi nhận trên 8,29 triệu ca mắc, 446.929 ca tử vong do COVID-19 Theo trang worldometers.info, tính đến 21h ngày 17/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận thêm 48.165 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên 8.298.389 ca, trong đó có 446.929 ca tử vong. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 17/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN Trong khi châu Âu tiếp...