Hơn 111 triệu ca Covid-19, hơn 200 triệu mũi vaccine được tiêm toàn cầu

Theo dõi VGT trên

Toàn cầu ghi nhận hơn 111 triệu ca nhiễm, gần 2,5 triệu ca tử vong vì nCoV, hơn 200 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm.

Thế giới đã ghi nhận 111.595.331 ca nhiễm nCoV, trong đó 2.471.015 người đã chết, tăng lần lượt 383.219 và 9.128 ca. 86.784.812 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Tổng cộng, 201.042.149 liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trên khắp thế giới tính đến 10h ngày 20/2 tại ít nhất 107 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo số liệu của AFP dựa trên các nguồn chính thức. Con số trên chưa bao gồm dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc và Nga, hai nước đã ngừng công khai tiến độ trong những ngày gần đây.

Hơn 111 triệu ca Covid-19, hơn 200 triệu mũi vaccine được tiêm toàn cầu - Hình 1

Tình nguyện viên tiêm vaccine Covid-19 tại Mỹ, tháng 10/2020. Ảnh: NY Times.

Khoảng 45% số liều vaccine được tiêm tại các nước thuộc khối G7, nơi chỉ chiếm 10% dân số thế giới. Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Italy và Nhật Bản, 7 nước thuộc G7, hôm 19/2 cam kết chia sẻ vaccine một cách công bằng hơn với những quốc gia kém phát triển hơn.

Các lãnh đạo G7 có kế hoạch tăng gấp đôi tổng số hỗ trợ của họ cho nỗ lực tiêm chủng Covid-19 toàn cầu, lên mức 7,5 tỷ USD, bao gồm cả thông qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

92% số liều vaccine toàn cầu đã được tiêm ở những nước mà Ngân hàng Thế giới (WB) phân loại là “thu nhập cao” hay “thu nhập trên trung bình”, chiếm khoảng một nửa dân số thế giới. Trong 29 nước mà WB xếp hạng “thu nhập thấp”, chỉ có Guinea và Rwanda là đã bắt đầu chương trình tiêm chủng.

Israel đang bỏ xa các nước khác trên thế giới với gần 1/2 dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. 1/3 dân số Israel đã tiêm đủ hai liều.

Một số nước khác đã tiêm chủng cho hơn 10% dân số ít nhất một liều vaccine gồm Anh (25%), Bahrain (16%), Mỹ (13%), Chile (12%), Cộng hòa Seychelles ở Đông Phi (43%) và Maldives (12%)

Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 61.990 ca nhiễm và 1.672 ca tử vong, đưa tổng số lên lần lượt là 28.670.843 và 509.641.

Phân tích dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins tính đến 19/2, CNN nói rằng ca nhiễm mới ở Mỹ giảm 29% so với một tuần trước, đây là mức giảm mạnh nhất trong một tuần mà Mỹ từng chứng kiến trong đại dịch.

Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 19/2, Giám đốc CDC Rochelle Walensky cho biết ca nhiễm mới ở Mỹ giảm liên tiếp 5 tuần, trung bình ca mới trong 7 ngày giảm 69% kể từ khi đạt đỉnh vào ngày 11/1.

Video đang HOT

Tuy nhiên, mức giảm này chưa hẳn phản ánh đúng thực tế, vì thời tiết mùa đông khắc nghiệt đã buộc các quan chức phải đóng cửa các trạm xét nghiệm, ảnh hưởng đến việc thu thập dữ liệu quan trọng.

Một số bang bị ảnh hưởng bởi các cơn bão mùa đông đang chứng kiến sự sụt giảm lớn về số ca mắc mới trong tuần này, bao gồm Texas, nơi ca mới giảm 56% so với tuần trước.

Tuy nhiên, đầu tuần này, Tiến sĩ Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Đại học Brown và Tiến sĩ Jonathan Reiner, giáo sư y khoa và phẫu thuật tại Đại học George Washington, đều chỉ ra rằng việc người dân ngày càng đeo khẩu trang nhiều hơn là một lý do khiến số ca mới giảm.

Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 14.315 ca nhiễm và 99 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV lên lần lượt 10.991.091 và 156.339.

Chính phủ Ấn Độ, nước sở hữu năng lực sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hôm qua cho biết họ sẽ tăng gấp 5 lần số điểm tiêm chủng vaccine Covid-19, sau khi tiêm gần 9 triệu liều trong một tháng. Do giới chức đặt mục tiêu tiêm phòng cho 300 triệu người trong số 1,35 tỷ dân vào tháng 8, hoạt động này sẽ phải tăng cường đáng kể.

60% trong số gần 10 triệu nhân viên y tế Ấn Độ đã được tiêm kể từ khi chiến dịch tiêm chủng khởi động vào ngày 16/1. Ấn Độ dự kiến tiêm cho toàn cộng đồng từ tháng sau, bắt đầu với nhóm trên 50 tuổi hoặc có bệnh lý nền. Nước này cũng đã xuất khẩu vaccine sang 24 quốc gia như một phần của nỗ lực ngoại giao.

Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.022 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 245.977. Số ca nhiễm nCoV tăng 57.455 trong 24 giờ qua, lên 10.139.148.

Thị trấn Serrana ngày 17/2 bắt đầu tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành, đánh dấu thử nghiệm tiêm chủng lâm sàng đầu tiên ở Brazil. Chiến dịch tiêm chủng đầy tham vọng cho 30.000 người trong số 50.000 dân của thị trấn sẽ cho phép giới chức phân tích tác động của việc tiêm chủng đối với đại dịch. Ngoại trừ phụ nữ có thai và cho con bú và những người bị bệnh, mỗi người lớn ở Serrana sẽ được tiêm hai liều vaccine Trung Quốc CoronaVac trong vòng hai tháng. CoronaVac và AstraZaneca/Oxford là hai loại vaccine duy nhất được Brazil cấp phép.

Tuy nhiên, chính quyền Brazil đang hứng chỉ trích là triển khai chiến dịch tiêm chủng chậm chạp và hỗn loạn. Một tháng sau khi triển khai, Brazil mới tiêm cho khoảng 6,2 triệu người trong 212 triệu dân. Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro kiên quyết không tiêm vaccine và bị cáo buộc “dẫn đầu chiến dịch chống tiêm chủng”, bất chấp việc quốc gia này là nơi bắt nguồn một biến chủng nCoV mới dễ lây lan hơn.

Anh , vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, ghi nhận thêm 10.406 ca nhiễm và 445 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 4.105.675 và 120.365.

Thống kê cho thấy hơn 16 triệu người đã tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên hơn hai tháng sau khi khởi động chương trình tiêm chủng. Giới chức Anh tuyên bố sẽ hoàn thành tiêm chủng cho tất cả những người trên 50 tuổi vào tháng 5 và tất cả người trưởng thành vào tháng 9.

Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 22.371 ca nhiễm và 183 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.583.135 và 84.147.

Hơn 3,3 triệu người Pháp đã tiêm vaccine Covid-19. Bộ Y tế yêu cầu cơ quan y tế khu vực và các bệnh viện “kích hoạt chế độ khủng hoảng” từ ngày 18/2, để chuẩn bị cho đợt gia tăng ca nhiễm do biến chủng virus dễ lây lan hơn. Chế độ này đòi hỏi tăng số giường bệnh hiện có, trì hoãn phẫu thuật không khẩn cấp và huy động mọi nhân sự y tế.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.271.353 ca nhiễm, tăng 8.054, trong đó 34.316 người chết, tăng 164. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp 3 lần.

Indonesia ngày 17/2 khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà thứ hai, tập trung vào những người tiếp xúc nhiều với công chúng như người buôn bán ở chợ, giáo viên, cảnh sát, công chức và người trên 60 tuổi. Giai đoạn hai được bắt đầu với việc tiêm chủng hàng loạt tại chợ dệt may Tanah Abang ở Jakarta, nơi có khoảng 55.000 tiểu thương.

Trước đó, trong giai đoạn đầu tiên tập trung vào nhân viên y tế, 1,1 triệu người đã được tiêm chủng. Vaccine được triển khai là CoronaVac của Trung Quốc, một phần được sản xuất ở Indonesia. Giai đoạn tiêm chủng thứ hai dự kiến kết thúc vào tháng 5, tiếp cận 38,5 triệu người Indonesia.

Quốc gia gần 270 triệu người này có kế hoạch tiêm chủng cho hơn 180 triệu người, nhưng các nhà phân tích ước tính việc này có thể mất vài năm.

Philippines , vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 559.288 ca nhiễm và 12.068 ca tử vong, tăng lần lượt 2.240 và 239 ca.

Từ vị trí một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất châu Á trước đại dịch, Philippines phải hứng chịu đợt suy giảm kinh tế tồi tệ nhất vào năm 2020, do lệnh phong tỏa nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp đóng cửa và đẩy hàng triệu người vào cảnh thất nghiệp. Lo ngại gia tăng khi những lô vaccine Covid-19 đầu tiên dự kiến đến nửa cuối năm nay mới tới nước này.

Do sự xuất hiện của biến chủng nCoV dễ lây lan hơn từ Anh tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte cuối tháng một quyết định tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, bất chấp lo ngại việc này sẽ khiến nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.

Cam kết xóa bỏ 'chủ nghĩa dân tộc vaccine'

Một điểm nổi bật trong tuyên bố chung tại hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trực tuyến do Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì ngày 19/2 là các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí tăng cường hợp tác trong ứng phó với đại dịch COVID-19.

Và tăng tài trợ cho chương trình sáng kiến vaccine toàn cầu lên tới 7,5 tỷ USD thông qua chương trình phân phối vaccine quốc tế COVAX, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng và dẫn dắt.

Quan trọng nhất là nhóm các nước G7 nhất trí chia sẻ một phần vaccine đã đặt mua cho các nước đang phát triển, cho dù có những ý kiến khác nhau về thời điểm san sẻ vaccine.

Cam kết xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc vaccine - Hình 1
Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), tại Paris, Pháp, ngày 19/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Cornwall (Anh) vào tháng 6 tới, đã kêu gọi lãnh đạo các nước G7 tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện chương trình tiêm COVID-19 vaccine thông qua chương trình COVAX và ủng hộ sáng kiến đẩy nhanh tiến độ phát triển vaccine xuống còn 100 ngày nếu như thế giới xuất hiện những đại dịch mới trong tương lai.

Thủ tướng Johnson, người từng nhiễm virus SARS-CoV-2, cho rằng " chẳng có nghĩa lý gì" nếu như công dân các nước giàu đều được tiêm vaccine COVID-19 khi người dân thuộc các nước đang phát triển lại không có đủ vaccine để tiêm. Nhà lãnh đạo Anh nhấn mạnh "cần phải đảm bảo cả thế giới đều được tiêm COVID-19 vaccine bởi vì đây là đại dịch toàn cầu và cũng không có tác dụng nếu một nước tiêm chủng xong sớm bỏ xa các nước khác, chúng ta cần cùng nhau hành động để cả thế giới cùng vượt qua đại dịch này".

Với dân số khoảng gần 68 triệu người, nhưng Chính phủ Anh đã đặt mua hơn 400 triệu liều vaccine, điều này có nghĩa nước Anh sẽ dư thừa vaccine. Một quan chức Anh cho biết khoảng hơn một nửa số liều vaccine thừa của Anh sẽ được chuyển cho các nước đang phát triển thông qua chương trình COVAX.

Sau cuộc họp trực tuyến, các nước G7 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh cam kết bổ sung tài chính với 4 tỷ USD cho ACT-A (Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với đại dịch COVID-19) và COVAX, sự hỗ trợ tập thể của G7 tổng cộng là 7,5 tỷ USD. ACT-A, còn gọi ACT-Accelerator, là chương trình do WHO bảo trợ, gây quỹ để phát triển vaccine, chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng gấp đôi đóng góp tài chính vào chương trình COVAX lên tới 1 tỷ euro và bà cũng mạnh mẽ kêu gọi phân phối vaccine công bằng đều khắp trên toàn thế giới. Các nước EU đều đã đóng góp trực tiếp cho chương trình COVAX. Đức cam kết chi thêm 1,5 tỷ euro cho các chương trình tiêm chủng COVID-19 toàn cầu, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định cam kết sẽ tài trợ thêm 4 tỷ USD cho chương trình COVAX , trong đó 2 tỷ USD sẽ được Mỹ chi ngay lập tức.

Trước cuộc họp G7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi các nước phương Tây nên nhanh chóng dành ra tối đa 5% lượng vaccine mua được để chia sẻ cho các nước đang phát triển. Hiện nay các nước đang phát triển đa phần đều khan hiếm vaccine, trong khi Nga và Trung Quốc đã đẩy mạnh việc cung cấp cũng như hỗ trợ cho nhiều nước trên thế giới.

Mỹ ủng hộ hỗ trợ thêm tiền cho chương trình COVAX, nhưng từ chối đề xuất của Tổng thống Macron với lập luận rằng Washington chỉ đồng ý san sẻ vaccine cho các nước đang phát triển sau khi mọi người dân Mỹ đã được tiêm đủ.

Trong khi đó, Đức nhất trí với lời kêu gọi của Tổng thống Pháp về tăng cường hỗ trợ vaccine cho các nước nghèo hơn. Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Đức nhất trí trên nguyên tắc với quan điểm của Tổng thống Pháp cho rằng các nước EU nên chia sẻ bớt vaccine trong kho của mình cho các nước nghèo mới nhận được số lượng vaccine ít ỏi hoặc chưa hề có.

Vấn đề ngoại giao vaccine đã được truyền thông quốc tế nhắc đến trong những ngày gần đây, một số bình luận báo chí đưa ra nhận xét cho rằng các nước phương Tây đã đi sau Nga và Trung Quốc trong việc tìm kiếm ảnh hưởng địa chính trị thông qua hoạt động viện trợ, hỗ trợ vaccine. Cuộc đua tìm mua vaccine giữa các nước trên thế giới bắt đầu nóng lên từ đầu năm nay khi nhiều nghiên cứu vaccine đã công bố thành công và đưa vào sản xuất.

Trên thực tế, một số nước giàu như Anh, Mỹ hay EU đã bỏ tiền đặt mua từ năm ngoái khi các vaccine còn đang nghiên cứu thử nghiệm, các nước này đều đặt mua với số lượng rất lớn và từ mọi nhà nghiên cứu sản xuất tiềm năng. Do vậy, giờ đây nước nào mới đặt mua thì sẽ phải đợi chờ và phải mua thông qua bỏ thầu. Trước nguồn cung hiện tại khan hiếm, một số nước đã nắm lấy cơ hội này, sử dụng chính sách ngoại giao vaccine để tạo ra ảnh hưởng.

Tính đến nay Trung Quốc đã cung cấp 424,3 triệu liều vaccine cho 27 nước và Nga cung cấp 388,1 triệu liều cho 20 nước. Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đang nỗ lực cung cấp vaccine COVID-19 cho các nước láng giềng cũng như những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết nước này có kế hoạch cung cấp vaccine COVID-19, hầu hết là miễn phí, cho khoảng 50 quốc gia ở Mỹ Latinh, Caribe, châu Á và châu Phi. Đến nay, New Delhi đã phân phối 22,9 triệu liều vaccine trong chiến lược "vaccine tình bạn".

Điều này không chỉ diễn ra giữa các nước lớn mà cả các nước nhỏ cũng cố gắng phát huy chính sách ngoại giao vaccine theo cách của mình. CH Serbia là một minh chứng. Từ tháng 1/2021 nước này đã nhập về lô 1 triệu liều vaccine đầu tiên từ hãng Sinopharm của Trung Quốc. Sau đó lại tiếp tục nhận tiếp hàng trăm nghìn liều vaccine Sptunik V của Nga và ký thỏa thuận xây dựng nhà máy đóng chai cho vaccine của Nga. Giờ đây, CH Serbia đang rất tự tin tuyên bố nước mình đạt tỷ lệ được tiêm vaccine nhanh nhất châu Âu. Hiện Serbia bắt đầu thực hành chính sách ngoại giao vaccine bằng cách cấp hàng nghìn liều vaccine cho nước láng giềng Bắc Macedona...

Tới nay trên thế giới có khoảng 130 nước chưa tiếp cận được vaccine, những nước như Serbia đang nổi lên như những "địa chỉ đỏ" trong cuộc đua tốc độ thực hiện chương trình tiêm chủng vaccine toàn quốc. Cung ứng vaccine trở thành biểu tượng cho chiến lược ngoại giao của Serbia, theo như đánh giá của nhà nghiên cứu Vuk Vuksanovic thuộc Trường Kinh tế chính trị London. Trong thời gian qua "chủ nghĩa dân tộc vaccine" của một số nước phương Tây đã tạo ra khoảng trống cho một số nước khác thực hiện chính sách ngoại giao vaccine thành công.

Cam kết xóa bỏ chủ nghĩa dân tộc vaccine - Hình 2
Vaccine Sputnik-V ngừa COVID-19 được giới thiệu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Giờ đây, các nước G7 đã nhất trí đẩy mạnh hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên phạm vi toàn cầu với lập luận việc phân phối vaccine cần được thực hiện một cách công bằng. Chính sách ngoại giao vaccine sẽ mang lại lợi ích ảnh hưởng địa-chính trị, từ đó sẽ kéo theo cả lợi ích kinh tế trong tương lai lâu dài. Trên tất cả vẫn là làm sao để tất cả mọi người dân trên thế giới đều được tiếp cận vaccine trong thời gian ngắn nhất vì đó là cách duy nhất để thế giới đánh bại đại dịch COVID-19 và mọi hoạt động giao thương quay trở lại bình thường, cũng tức là có có cơ hội phục hồi kinh tế toàn cầu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
10:06:01 02/02/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
09:50:24 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025

Tin đang nóng

Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?
14:09:47 02/02/2025
Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?
15:42:41 02/02/2025
Bức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn côngBức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn công
14:07:48 02/02/2025
Văn Toàn bất ngờ gọi Hoà Minzy là vợ trên mạng, có chuyện gì đây?Văn Toàn bất ngờ gọi Hoà Minzy là vợ trên mạng, có chuyện gì đây?
17:00:33 02/02/2025
Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi
15:20:56 02/02/2025
"Chủ tịch showbiz" bị 4 triệu người tẩy chay vì dối trá, tặng fan ô tô rồi... đòi lại"Chủ tịch showbiz" bị 4 triệu người tẩy chay vì dối trá, tặng fan ô tô rồi... đòi lại
16:02:31 02/02/2025
Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?
17:48:21 02/02/2025
Vụ ngoại tình mất mặt nhất showbiz: Nam diễn viên bị kiện ra toà còn lộ đối xử tệ với vợVụ ngoại tình mất mặt nhất showbiz: Nam diễn viên bị kiện ra toà còn lộ đối xử tệ với vợ
15:33:22 02/02/2025

Tin mới nhất

Khống chế hoàn toàn 2 đám cháy rừng lớn ở California sau 24 ngày

Khống chế hoàn toàn 2 đám cháy rừng lớn ở California sau 24 ngày

20:06:36 02/02/2025
Lực lượng cứu hỏa tại Mỹ đã khống chế hoàn toàn hai đám cháy Palisades và Eaton ở bang California bùng phát đầu tháng 1, thiêu rụi hơn 10.000 ha và khiến ít nhất 29 người thiệt mạng.
Thảm kịch hàng không Mỹ: quân đội giữ bí mật danh tính nữ phi công trực thăng

Thảm kịch hàng không Mỹ: quân đội giữ bí mật danh tính nữ phi công trực thăng

20:00:53 02/02/2025
Trong diễn biến liên quan, tờ The Straits Times dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay chiếc trực thăng quân sự trên đang trong chuyến bay huấn luyện thường kỳ.
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

19:57:03 02/02/2025
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hướng đến Biển Đông cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, giữa nhiều hoạt động viếng thăm của 2 nhóm tàu này trong khu vực.
Tảng băng trôi nặng 1.000 tỉ tấn bắt đầu tan vỡ ở Nam Cực

Tảng băng trôi nặng 1.000 tỉ tấn bắt đầu tan vỡ ở Nam Cực

19:51:12 02/02/2025
Các nhà khoa học cho biết tảng băng trôi lớn nhất thế giới, với diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn đã có một mảnh vỡ lớn khi đang trên đường trôi về phía đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương.
Bị Trung Quốc phản ứng, Philippines lên tiếng về hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ

Bị Trung Quốc phản ứng, Philippines lên tiếng về hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ

19:47:50 02/02/2025
Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Ao cho biết hệ thống tên lửa Typhon tại nước này chỉ nhằm mục đích phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Loài chuột 'tăng dân số' khi thời tiết ngày càng nóng

Loài chuột 'tăng dân số' khi thời tiết ngày càng nóng

19:40:13 02/02/2025
Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều.
Ukraine phát hiện động thái bất thường của lính Triều Tiên ở Nga

Ukraine phát hiện động thái bất thường của lính Triều Tiên ở Nga

19:05:48 02/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/1 tuyên bố Kiev đã bắt giữ 2 binh lính Triều Tiên bị thương ở tỉnh Kursk và các nhà điều tra đang thẩm vấn họ.
Israel có Tổng Tham mưu trưởng quân đội mới

Israel có Tổng Tham mưu trưởng quân đội mới

17:29:14 02/02/2025
Sau lễ bổ nhiệm, ông Halevi bày tỏ tin tưởng người kế nhiệm Eyal Zamir sẽ dẫn dắt IDF vượt qua những thách thức phía trước đồng thời cam kết hoàn thành việc bàn giao quyền chỉ huy IDF một cách chuyên nghiệp và hiệu quả trong những tuần ...
Iran 'khoe' căn cứ tên lửa mới dưới lòng đất

Iran 'khoe' căn cứ tên lửa mới dưới lòng đất

17:27:21 02/02/2025
Ngoài ra, Iran cũng công bố một mẫu tên lửa hành trình mới có tên Ghadr-380. Theo Tư lệnh Hải quân thuộc IRGC, Chuẩn Đô đốc Alireza Tangsiri, loại tên lửa này có khả năng chống nhiễu và tầm bắn hơn 1.000 km.
Lãnh đạo Mỹ, Ai Cập mong muốn đạt được hòa bình và ổn định ở Trung Đông

Lãnh đạo Mỹ, Ai Cập mong muốn đạt được hòa bình và ổn định ở Trung Đông

17:26:47 02/02/2025
Tổng thống El-Sisi đã mời Tổng thống Trump đến thăm Ai Cập để tăng cường quan hệ chiến lược giữa hai quốc gia và thảo luận về các vấn đề phức tạp cũng như các khủng hoảng mà Trung Đông đang phải đối mặt.
Ấn Độ công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục

Ấn Độ công bố ngân sách quốc phòng kỷ lục

16:04:10 02/02/2025
Sự gia tăng này không chỉ phản ánh sự chú trọng của chính phủ vào việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang mà còn nhấn mạnh quyết tâm tăng cường an ninh quốc gia trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.
Sudan: RSF pháo kích khu chợ khiến hàng chục người thiệt mạng

Sudan: RSF pháo kích khu chợ khiến hàng chục người thiệt mạng

16:00:08 02/02/2025
Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) thường xuyên cáo buộc RSF pháo kích quận Karari từ các vị trí của lực lượng này Bahri, một thành phố thuộc bang Khartoum.

Có thể bạn quan tâm

Con trai trùm mafia 3 lần bị mỹ nhân hàng đầu showbiz từ chối, dùng 1001 chiêu và nhờ đến mẹ mới cưới được vợ

Con trai trùm mafia 3 lần bị mỹ nhân hàng đầu showbiz từ chối, dùng 1001 chiêu và nhờ đến mẹ mới cưới được vợ

Sao châu á

20:08:59 02/02/2025
Hướng Tả cho biết con đường cưới vợ của anh vô cùng gian nan, thậm chí phải dùng đến quyền lực gia đình cùng 1001 chiêu trò khác mới chinh phục được bà xã là nữ diễn viên Quách Bích Đình.
Sau 6 tiếng, Công an bắt 2 đối tượng cướp giật tài sản ngày mùng 2 Tết

Sau 6 tiếng, Công an bắt 2 đối tượng cướp giật tài sản ngày mùng 2 Tết

Pháp luật

19:16:52 02/02/2025
Ngày 2/2, Công an huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đào Văn Thắng
Tóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ý

Tóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ý

Sao việt

18:57:43 02/02/2025
Mai Tài Phến trông rất thoải mái, vui vẻ tham gia các hoạt động cùng gia đình bạn gái tin đồn . Mỹ Tâm diện chiếc váy y hệt với ảnh khoe vào ngày Mùng 3 Tết.
4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

Tin nổi bật

18:41:47 02/02/2025
Khoảng 15h ngày 2/2 (mùng 5 Tết), trên tuyến cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, hướng Thanh Hóa - Hà Nội, xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, nhiều ô tô nhích từng đoạn.
Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng

Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng

Sức khỏe

18:35:43 02/02/2025
Sau khi chia nhau uống lọ nước màu hồng nghi là thuốc diệt chuột ngoài ruộng, 2 chị em ở Nghệ An rơi vào tình trạng nôn ói, co giật.
Haaland đã đúng về 'hiện tượng' Marmoush

Haaland đã đúng về 'hiện tượng' Marmoush

Sao thể thao

18:05:33 02/02/2025
Tiền đạo người Ai Cập mang đến làn gió mới cho Man City, giúp đội bóng của Pep Guardiola chuyển mình sang lối chơi trực diện hơn, phá vỡ những khuôn mẫu cũ và tạo nên một nhịp điệu công hoàn toàn mới.
Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sao âu mỹ

18:04:35 02/02/2025
Kanye West và Taylor Swift là kẻ thù không đội trời chung , nhưng nam rapper lại có hành động đặc biệt vốn trước đây chỉ dành cho vợ cũ Kim Kardashian.
Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Lạ vui

16:47:15 02/02/2025
Herbert và Zelmyra Fisher (sống ở bang Bắc Carolina, Mỹ) là cặp đôi chung sống với nhau lâu nhất thế giới, họ làm vợ chồng trong 86 năm 290 ngày.
4 con giáp đào hoa nhất năm Ất Tỵ

4 con giáp đào hoa nhất năm Ất Tỵ

Trắc nghiệm

15:18:23 02/02/2025
Năm mới Ất Tỵ 2025 dự báo đem đến nhiều vận may và điều mới mẻ cho 12 con giáp, trong đó có những tuổi đặc biệt có vận đào hoa nở rộ.
Đụng độ tiếp diễn ở Syria làm nhiều người thiệt mạng

Đụng độ tiếp diễn ở Syria làm nhiều người thiệt mạng

15:02:53 02/02/2025
Trong khi đó, vụ đánh bom xe cũng xảy ra tại thành phố Manbij. SOHR cho biết địa điểm phát nổ ở gần một vị trí quân sự. Trong số 9 người thiệt mạng cũng có các tay súng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn song hiện chưa rõ con số chính xác.
Chồng đi dép lê, mặc đồ bộ bị coi thường cho đến khi vợ lộ diện, netizen: Anh này chắc chắn là đại gia

Chồng đi dép lê, mặc đồ bộ bị coi thường cho đến khi vợ lộ diện, netizen: Anh này chắc chắn là đại gia

Netizen

14:22:20 02/02/2025
Mới đây trên mạng xã hội Douyin (tương tự TikTok ở Việt Nam) một cặp vợ chồng đang viral với những clip chỉ vài giây, quay vẻ bề ngoài của cả hai.