Hơn 11.000 người làm tuần đường, gác chắn đường sắt: Lương đã thấp còn bị nợ
Hơn 11.300 lao động ngành đường sắt trong các lĩnh vực như tuần đường, gác chắn, duy tu… công việc vất vả với mức lương thấp (5-6 triệu đồng/tháng) nhưng từ đầu năm 2020 còn bị chậm lương, nợ lương.
Tổng số nhân lực mà ngành đường sắt bố trí để đảm bảo an toàn, chạy tàu thông suốt trên cả mạng lưới vào khoảng 11.300 lao động, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực tuần đường, gác chắn.
Đáng nói, từ đầu năm 2020 đến nay, cả vạn công nhân viên đường sắt đang rơi vào cảnh bị chậm trả lương do các công ty đường sắt gặp khó khăn từ việc phân bổ tiền bảo trì đường sắt hàng năm.
Ba tháng sống bằng lương tạm ứng
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty được giao quản lý, khai thác, bảo trì toàn bộ hệ thống đường sắt quốc gia gồm 15 tuyến đường sắt, qua 34 tỉnh, thành phố; có tổng chiều dài 3.143km; 297 nhà ga và khu ga. Đồng thời, VNR phải đảm bảo an toàn 652 điểm gác chắn đường ngang, 380 đường ngang cảnh báo tự động, 486 đường ngang biển báo, 4.172 lối đi dân tự mở.
Để quản lý hệ thống đó, ngành đường sắt có 11.315 người, trong đó có 1.241 lao động tuần cầu, tuần đường, tuần hầm; 6.278 lao động thực hiện công việc bảo trì đường sắt; 2.881 lao động gác chắn đường ngang, hầm, cầu; 915 lao động gián tiếp.
Với những công nhân làm công việc như gác chắn, tuần đường, vốn dĩ thu nhập tiền lương đã thấp (khoảng 5-6 triệu đồng/tháng), đến nay, còn gặp khó khăn hơn, dù công việc vẫn phải đảm bảo.
Công nhân duy tu đường sắt tại ga Hòa Vinh Tây, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi (ảnh Nguyễn Duy)
Video đang HOT
Tính từ Tết Nguyên đán 2020 tới nay, người lao động tại Công ty CP Đường sắt Hà Thái chỉ được công ty cho tạm ứng lương từ 2-3 triệu đồng/người (tùy vị trí làm việc).
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Công ty CP Đường sắt Hà Thái thừa nhận, do chưa ký được hợp đồng bảo trì năm 2020 với VNR, đơn vị chưa có cơ sở tính toán sản lượng, doanh thu, lương, tiền tạm ứng trả lương cho người lao động.
“Hợp đồng chưa ký nhưng công nhân vẫn phải thực hiện công việc, đảm bảo an toàn, thông suốt chạy tàu, nên Công ty đã đi vay nợ để tạm ứng lương, đợi tháo gỡ cơ chế”- ông Tâm chia sẻ.
Tương tự, Công ty CP Đường sắt Hà Ninh đang có khoảng 600 lao động, chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, gác chắn đoạn đường sắt dài khoảng 130km, từ Thường Tín (Hà Nội) tới Thanh Hóa, ông Đậu Văn Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường sắt Hà Ninh cho biết, trước đây, vào cuối tháng 12 hàng năm, VNR ký hợp đồng đặt hàng cho 20 Công ty CP để thực hiện sản phẩm công ích, đảm bảo ATGT gồm tuần đường, gác chắn, đảm bảo duy tu bảo trì, đảm bảo cho tàu chạy thông suốt.
Tuy nhiên, sau khi VNR chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2020, vốn duy tu, bảo dưỡng hạ tầng đường sắt từ Ngân sách nhà nước không “rót xuống” VNR khiến Tổng công ty không có kinh phí để ký hợp đồng với các đơn vị bên dưới.
“Từ đầu năm 2020 đến nay, Công ty vẫn phải tạm ứng tiền lương mỗi tháng vài ba triệu cho công nhân để tiếp tục thực hiện các công việc duy tu, bảo dưỡng, tuần đường, gác chắn… Mỗi tháng chi phí tiền lương cho người lao động khoảng 5 tỷ đồng, chưa kể bảo hiểm xã hội.
Tiền mua vật tư, thiết bị công ty vẫn nợ các nhà cung cấp, còn tiền lương cho người lao động lấy từ các khoản khác chuyển sang. Tình trạng này cũng chỉ có thể kéo dài tới hết tháng Ba, nếu không được giải quyết, đơn vị cũng chưa biết lấy tiền đâu để tiếp tục công việc” ông Long phân trần.
Lương thấp, việc nặng nhọc
Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR, từ nguồn vốn bảo trì hàng năm, đơn vị này chi cho công tác bảo dưỡng thường xuyên, chiếm đến 90-92% tổng nguồn vốn.
Khoảng 8-10% nguồn vốn còn lại để giải quyết các công việc như sửa chữa định kỳ, kiểm định, khắc phục hậu quả bão lũ và sửa chữa đột xuất (chiếm khoảng 7-8,5% nguồn vốn); tổ chức quản lý dự án, chi phí khác trong công tác bảo dưỡng thường xuyên (chiếm khoảng 0,5% nguồn vốn).
Trong số vốn chi cho công tác bảo dưỡng thường xuyên, 69% để chi trả lương cho người lao động.
Trong đó, lương cho hệ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm, gác chắn chiếm đến 48% với bình quân khoảng 5,5-6 triệu đồng/tháng, tùy vào bậc thợ (bao gồm các khoản đóng bảo hiểm… theo quy định); 52% còn lại dành cho công nhân duy tu mức lương dao động từ 6-6,5 triệu/tháng, tùy vào bậc thợ.
Bảo trì đường sắt là sản phẩm công ích, Nhà nước đặt hàng thực hiện, trong khi đó từ nguồn ngân sách cấp cho công tác duy tu, bảo đảm an toàn chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Bởi vậy, lương người lao động nằm trong gói ngân sách này cũng bị thấp theo.
Chưa kể, con số thực lĩnh đến tay người lao động còn thấp nữa, do phụ thuộc công lao động, bậc thợ… và trừ các loại phí bảo hiểm.
“Mặc dù lao động tuần đường, gác chắn đặc thù công việc vất vả song chức danh lao động hưởng lương theo bậc thợ, không có năng suất lao động nên không có cơ sở để nâng lương so với mức lương cơ bản, chỉ có thể tăng lương khi doanh nghiệp có lợi nhuận”- lãnh đạo VNR nhìn nhận.
Được biết, Bộ GTVT đã công bố số liệu giao dự toán chi 2.800 tỷ vốn bảo trì đường sắt từ ngân sách năm 2020 nhưng đến nay số vốn này vẫn chưa thể tiến hành ký hợp đồng đặt hàng với các doanh nghiệp bảo trì bởi vướng mắc các quy định pháp lý.
Hiện nay, VNR đã cho 20 đơn vị bảo trì đường sắt tạm vay 165 tỷ đồng để chi trả lương cho người lao động làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
Theo ANTD
Chấn chỉnh công tác phòng vệ khi thi công đường sắt
Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết vừa yêu cầu các đơn vị rà soát, chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
Vụ tai nạn ô tô đâm gãy chân nhân viên đang làm vệ sinh trên mặt đường ngang tuyến đường sắt Bắc - Nam
Việc chấn chỉnh được yêu cầu thực hiện sau khi xảy ra vụ tai nạn ô tô đâm gãy chân nhân viên đang làm vệ sinh trên mặt đường ngang tuyến đường sắt Bắc - Nam (xã Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Cụ thể, Tổng công ty ĐSVN phải tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt khi thi công, bảo trì kết cấu hạ tầng trên các tuyến đường sắt quốc gia. Trong mọi trường hợp phải tổ chức cắm biển phòng vệ thi công theo quy định nhằm tránh các trường hợp tương tự xảy ra.
Bên cạnh đó, Cục ĐSVN yêu cầu người đứng đầu các đơn vị phải kiểm tra và có biện pháp xử lý khắc phục ngay các tồn tại tiềm ẩn tai nạn đường sắt, các hành vi vi phạm quy trình tác nghiệp trong quá trình thi công bảo trì kết cấu hạ tầng, bảo đảm an toàn thi công, an toàn chạy tàu và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Người đứng đầu đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông do lỗi chủ quan của mình gây ra.
BÍCH QUYÊN
Theo SGGP
Hà Nội: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đảm bảo trật tự ATGT đường sắt Ban An toàn giao thông Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 93/BATGT-VP về triển khai các nhiệm vụ cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt. Ảnh minh họa Để triển khai các nhiệm vụ cấp bách bảo đảm TT,ATGT đường sắt, tăng cường công tác phối hợp đảm bảo trật tự ATGT tại các...