Hơn 1.100 cựu quan chức yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ từ chức
Hơn 1.100 cựu quan chức Bộ Tư pháp và cựu công tố viên cùng ký đơn yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp William Barr từ chức với lý do ông này cố ý can thiệp nhằm giảm án cho bạn thân ông Trump.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr (trái) và Tổng thống Donald Trump họp báo tại Nhà Trắng hồi tháng 7-2019. Ảnh: AFP
Theo tờ The New York Times ngày 16-2, những người ký vào đơn kiến nghị nói trên biết rõ lá đơn không đủ gây sức ép để buộc Bộ trưởng Tư pháp William Barr từ chức. Do vậy, nhóm này kêu gọi những người làm việc lâu năm trong Bộ Tư pháp “hãy giữ lời tuyên thệ khi nhậm chức là bảo vệ công lý, không để bị ảnh hưởng bởi phe phái, chính trị”.
“Đáng tiếc là hành động của ông Barr trong việc tuân hành các chỉ thị cá nhân của Tổng thống, đã cho thấy điều khác hẳn với lời nói của ông. Những hành động đó, cùng với các thiệt hại gây ra cho danh tiếng và sự liêm chính của Bộ Tư pháp đòi hỏi ông Barr phải từ chức”, nhóm cựu quan chức tuyên bố.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. Ảnh: CNBC
Video đang HOT
Được biết, nguyên nhân của các diễn biến trên bắt nguồn từ việc cố vấn chính trị lâu năm của Tổng thống Donald Trump – ông Roger Stone hôm 25-1 năm 2019 bị bắt giữ với bảy tội danh liên quan đến cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Các tội danh này bao gồm năm lần nói dối trước Quốc hội, một tội danh mua chuộc nhân chứng và cản trở quá trình điều tra của Ủy ban Quốc hội.
Ông Stone cũng bị cáo buộc nhiều lần liên hệ với WikiLeaks thông qua trung gian để có được những email bị đánh cắp từ Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và ban vận động tranh cử của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Sau đó, ông đã chuyển thông tin về tài liệu này cho đội ngũ của ông Trump.
Đến ngày 11-2 năm nay, bốn Công tố viên liên bang trong vụ truy tố ông Stone đã đề nghị với tòa mức án từ 7 năm đến 9 năm tù. Tổng thống Trump lập tức viết nhiều dòng trạng thái trên trang Twitter cá nhân chỉ trích đề nghị này.
Sau đó, do yêu cầu của Bộ trưởng Barr, Bộ Tư pháp đưa ra một đề nghị khác, nói rằng ông Stone nên được hưởng sự khoan hồng và lãnh án tù nhẹ hơn. Cả bốn Công tố viên trên đồng loạt đệ đơn từ chức một ngày sau đó.
Trước làn sóng chỉ trích kịch liệt, Bộ Tư pháp phải lên tiếng khẳng định ông Barr không hề nói chuyện trực tiếp với ông Trump trước khi đề nghị giảm án, do đó không thể nói ông chủ Nhà Trắng có ảnh hưởng gì đáng kể.
Dù vậy, trong một cuộc phỏng vấn hôm 14-2 với đài ABC News, ông Barr cũng phải thừa nhận những phát ngôn của Tổng thống Trump khiến ông “gặp nhiều khó khăn khi làm việc, đảm bảo sự chính trực và công tâm”.
VĨ CƯỜNG
Theo plo.vn
Ông Trump "làm phiền" Bộ trưởng Tư pháp
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr vừa bất ngờ lên tiếng phàn nàn công việc "bị cản trở" khi Tổng thống Donald Trump thường xuyên cho đăng tải thông điệp về cơ quan này trên Twitter.
Tổng thống Trump (trái) và Bộ trưởng Tư pháp Barr. Ảnh: Philadelphia Inquirer
Đây được xem là phản ứng hiếm hoi của người đứng đầu ngành tư pháp Mỹ sau nhiều cáo buộc ông "cúi đầu" trước áp lực từ tổng thống. Nói với kênh ABC News, Bộ trưởng Barr cho rằng đã đến lúc nên dừng những dòng tweet đề cập Bộ Tư pháp, về những người đang làm việc tại đây và các vụ án hình sự mà cơ quan này đang thụ lý. "Tôi không thể làm tròn công việc khi các bài bình luận phía sau liên tục triệt uy tín của tôi" - vị Bộ trưởng giãi bày. Đứng về phía ngành tư pháp, lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mitch McConnell cũng đồng ý tổng thống Trump nên lắng nghe ý kiến của ông Barr.
Diễn biến trên xuất hiện giữa lúc Bộ Tư pháp đang xem xét sự vụ liên quan cựu cố vấn của ông Trump - Roger Stone. Nhân vật này bị kết án trong một vụ án hình sự sau khi cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 kết thúc. Nhóm công tố viên liên bang đã đề nghị mức án 7 đến 9 năm tù giam đối với nhân vật này, bao gồm tội danh khai man trước quốc hội và cản trở cuộc điều tra.
Tổng thống Trump cho điều này là "không công bằng" và lên tiếng phản đối. Có 4 công tố viên đã từ chức sau khi Bộ Tư pháp bác đề nghị của chính nhóm công tố. Tổng thống Trump sau đó ca ngợi Bộ trưởng Barr hành động "có trách nhiệm". Tuy chưa rõ thực hư, nhưng tin tức Bộ Tư pháp đang xem xét giảm án đối với ông Stone lập tức dấy lên làn sóng bất bình. Được bổ nhiệm hồi tháng 2-2019, ông Barr được xem là đồng minh thân cận của tổng thống, trái ngược quan hệ căng thẳng giữa người tiền nhiệm Jeff Sessions với chủ nhân Nhà Trắng. Do vậy, nhiều người đang chờ xem liệu ông Barr có thay Tổng thống Trump can thiệp vụ án hay không.
Trước đó, các nghị sĩ đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump nhúng tay vào quá trình xét xử và yêu cầu mở cuộc điều tra nhưng bị phe Cộng hòa bác bỏ. Trong buổi phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Barr khẳng định tổng thống chưa bao giờ đề nghị ông làm bất cứ điều gì trong vụ án kể trên. Ông cũng nhấn mạnh bản thân không bị bắt chẹt hoặc bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ai, cho dù đó là quốc hội, tổng thống hay giới truyền thông. Tuy vậy, những dòng tweet của người đứng đầu Nhà Trắng trên mạng xã hội lại khiến ông khó hoàn thành tốt công việc và hy vọng Tổng thống Trump sẽ tôn trọng sự góp ý này.
Ông Trump muốn ngăn cố vấn nghe điện đàm
Theo CNN, Tổng thống Trump đang có ý muốn ngăn các cố vấn cùng nghe các cuộc điện đàm giữa ông với lãnh đạo nước ngoài. Ý tưởng được xem xét sau vụ ông bị luận tội liên quan cuộc đối thoại với Tổng thống Ukraine hồi tháng 7 năm ngoái. Thường sẽ có hàng chục quan chức cùng có mặt trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ với lãnh đạo nước ngoài. Một trong những gương mặt quen thuộc bao gồm phó tổng thống, cố vấn an ninh quốc gia, ngoại trưởng hoặc người đứng đầu hội đồng an ninh quốc gia. Ngoài ra sẽ có hai trợ lý cung cấp thông tin hoặc ghi lại nội dung hội thoại.
MAI QUYÊN
Theo Cantho online
Mỹ gia hạn giấy phép hợp tác với Huawei 90 ngày Chính quyền Trump hôm 18/11 gia hạn giấy phép hợp tác với Huawei 90 ngày, cho phép các công ty Mỹ tiếp tục làm ăn với Tập đoàn công nghệ Trung Quốc. Sau khi thêm Huawei vào danh sách đen hồi tháng 5 vì lý do an ninh quốc gia, Bộ Thương mại Mỹ cho phép Huawei mua trở lại một số hàng...