Hơn 10.500 xe bị xử lý sau nửa tháng CSGT TP HCM ra quân
Trong 10.500 xe bị xử phạt, đáng chú ý là các trường hợp vi phạm của môtô, khi có đến hơn 9.000 xe bị lập biên bản.
Thống kê của Phòng CSGT Đường bộ – đường sắt Công an TP HCM cho thấy, sau 15 ngày ra quân (từ 16 đến 30-7), với 14.220 trường hợp bị kiểm tra thì có tới 10.547 phương tiện vi phạm bị lập biên bản, tổng số tiền xử phạt hơn 3,8 tỉ đồng. Số trường hợp môtô vi phạm là 9.269 xe, 727 xe khách và 551 xe container.
Theo Phòng CSGT Đường bộ – đường sắt, các vi phạm chủ yếu là chở quá số người quy định; vi phạm về nồng độ cồn; chạy quá tốc độ; lưu thông không đúng phần đường, làn đường; không đội mũ bảo hiểm…
Trong đợt cao điểm, CSGT tập trung phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm như nồng độ cồn, sử dụng ma túy, chạy quá tốc độ…
Trước đó, từ ngày 15-7, Phòng CSGT Đường bộ- Đường sắt Công an TP HCM ra quân thực hiện cao điểm chuyên đề tổng kiểm soát các loại xe khách, container và môtô trên địa bàn TP HCM.
Thời gian thực hiện được chia làm 2 đợt, đợt 1 từ ngày 15 đến 29-7 và đợt 2 từ 30-7 đến 14-8. Sau thời gian này, Phòng CSGT Đường bộ- Đường sắt sẽ sơ kết, đánh giá kết quả và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.
Trong đợt thực hiện cao điểm này, CSGT tập trung phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm như nồng độ cồn, sử dụng ma túy, chạy quá tốc độ, dừng đỗ không đúng quy định, chở quá số người… Đồng thời, kết hợp đẩy mạnh các hoạt động phòng chống đua xe trái phép và tăng cuờng công tác quản lý địa bàn.
Trong quá trình thực hiện, khi dừng phương tiện, CSGT bằng các biện pháp nghiệp vụ sẽ tiến hành kiểm soát để kịp thời phát hiện các vi phạm…
Video đang HOT
Trong quá trình thực hiện, khi dừng phương tiện, CSGT bằng các biện pháp nghiệp vụ sẽ tiến hành kiểm soát để kịp thời phát hiện các loại giấy tờ giả hoặc tẩy xóa, sửa chữa… Nếu không vi phạm, CSGT trả lại giấy tờ đang kiểm soát, cảm ơn về sự hợp tác của tài xế. Trường hợp phương tiện đã được kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm mới thì bị tiếp tục kiểm soát, xử lý theo quy định.
Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng như tài xế sử dụng ma túy, vận chuyển chất cháy nổ, hàng nguy hiểm, hàng gian, hàng giả…, tùy trường hợp cụ thể sẽ bị đình chỉ lưu hành hoặc tạm giữ phương tiện và CSGT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý theo thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp xảy ra các hành vi chống đối, không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng thì lực lượng CSGT sử dụng camera để ghi nhận lại sự việc, đồng thời chủ động phối hợp với các lực lượng khác ngăn chặn hành vi chống đối, lập hồ sơ ban đầu và chuyển giao cho các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định.
Tin-ảnh: G.Minh
Theo Nguoilaodong
Vì sao CSGT không nhận hình ảnh, clip tố vi phạm qua mạng xã hội?
"PC08 là nơi duy nhất tiếp nhận tố giác của người dân vì ở đây có đầy đủ trang thiết bị để lưu trữ, phân tích, đánh giá chính xác hình ảnh", đại diện PC08 Công an TP.HCM lý giải.
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) thông báo từ 1/8 khuyến khích người dân ghi hình ảnh, clip phương tiện có dấu hiệu vi phạm Luật Giao thông đường bộ và trực tiếp gửi về trụ sở Phòng PC08 ở số 341 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM.
Chủ trương được nhiều người dân Sài Gòn ủng hộ; tuy nhiên, việc này cũng vấp phải các ý kiến cho rằng thủ tục cung cấp hình ảnh, nội dung sai phạm trực tiếp cho lực lượng chức năng còn theo cách thủ công, bất tiện.
Không thể tiếp nhận qua mạng xã hội
Trao đổi với Zing.vn, trung tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội tham mưu Phòng PC08, Công an TP.HCM, cho biết theo quy trình cung cấp thông tin về vi phạm giao thông, chủ nhân hình ảnh hoặc clip buộc phải trực tiếp mang đến địa điểm duy nhất tại Phòng PC08.
Trung tá Nguyễn Văn Bình cho biết các clip do người dân tự quay chưa được coi là bằng chứng, mà chỉ có thể xem là các tài liệu để lực lượng chức năng căn cứ vào đó tiến hành xác minh, xử lý.
Theo đó, trong quá trình xác minh, CSGT sẽ làm việc với người cung cấp tin để làm rõ nội dung, thời gian, địa điểm, lái xe, hành vi vi phạm để có căn cứ xử phạt. Thông tin được tiếp nhận qua mạng xã hội sẽ không đủ cơ sở để xác minh nội dung.
Trung tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội tham mưu Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM. Ảnh: Trần Anh.
Cũng theo ông Bình, đối với tất cả tin báo về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đều phải được ghi chép đầy đủ thông tin của người cung cấp, do đó, việc nhận thông tin qua mạng xã hội sẽ không đảm bảo theo quy định của ngành.
"Nếu người cung cấp thông tin sau khi gửi hình ảnh tố cáo đến lực lượng chức năng rồi đóng trang mạng xã hội của mình, chúng tôi không thể nào liên hệ được với họ để phối hợp làm rõ thông tin đó", trung tá Bình giải thích.
Phải đến trụ sở PC08
Theo vị trung tá đại diện PC08, người cung cấp thông tin cũng phải chịu trách nhiệm về tính khách quan của hình ảnh, clip do nhân chứng gửi tới; đồng thời, người dân phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân để tăng trách nhiệm với nội dung cung cấp.
Xử lý vi phạm qua hình ảnh, clip, không chỉ dựa theo dữ liệu của người dân cung cấp; lực lượng chức năng phải làm rõ độ xác thực thông tin vi phạm cụ thể cùng với người cung cấp, tránh trường hợp vu khống.
Từ 1/8, PC08 khuyến khích người dân ghi hình ảnh, clip phương tiện có dấu hiệu vi phạm Luật Giao thông đường bộ và trực tiếp gửi đến trụ sở đơn vị này. Ảnh: Thư Trần.
"Trụ sở Phòng PC08 là nơi duy nhất tiếp nhận tố giác của người dân vì ở đây mới có đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu lưu trữ, phân tích, đánh giá chính xác hình ảnh. Từ đó đảm bảo sự công bằng, chính xác khi đưa ra quyết định xử phạt", trung tá Bình cho hay.
Trung tá Bình cho biết chủ trương này nhằm khuyến khích người dân thành phố nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cũng như tố giác trường hợp vi phạm.
"Phòng PC08 trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm sao tạo thuận lợi nhất cho người dân trong quá trình cung cấp thông tin, tố giác vi phạm một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn", Đội trưởng Đội tham mưu Phòng CSGT đường bộ - đường sắt chia sẻ.
Người dân ủng hộ nhưng khó thực hiện vì mất thời gian
Nhiều người ủng hộ chủ trương trên của Phòng PC08; tuy nhiên, không ít người cho rằng việc mang hình ảnh, clip tố hành vi vi phạm giao thông đến tận trụ sở PC08 sẽ gây phiền hà, mất thời gian và thiếu khả thi.
"Rất bất tiện cho người dân. Không phải ai cũng có thời gian để mang hình ảnh, clip đến tận Phòng CSGT. Tôi nghĩ TP.HCM cần có một địa chỉ email để nhận hình ảnh, clip tố giác sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn cho người dân muốn hỗ trợ lực lượng CSGT", ông Phan Thanh Nhàn (ngụ quận 3, TP.HCM) nói.
Ông Trịnh Văn Hên (ngụ quận 1, TP.HCM) cũng cho rằng việc khuyến khích người dân tham gia tố hành vi vi phạm Luật Giao thông nhưng lại yêu cầu mang hình ảnh, clip đến tận PC08 thì chủ trương trên khó đi vào cuộc sống, nếu không muốn nói là bất khả thi.
"Nhiều người lo việc công khai danh tính sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, nếu danh tính người cung cấp không được bảo mật thì cũng có thể khiến họ bị trả thù sau này", ông Hên lo lắng.
Theo Zing.vn
CSGT tự trang bị camera để ghi lại quá trình xử lý vi phạm Đây là hình ảnh một CSGT đã tự trang bị cho mình camera để ghi lại quy trình xử lý vi phạm, tránh những tình huống không hay với người vi phạm. Được biết, anh phải đầu tư gần 5 triệu đồng cho mũ và camera trước khi được Phòng CSGT trang bị trong đợt ra quân cao điểm. Mới đây, phòng CSGT...