Hơn 100.000 người kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc
Hơn 100.000 người đã ký vào bản kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Số người kiến nghị trên trang web của Nhà Trắng đang tăng lên nhanh chóng từng phút.
Bản kiến nghị trên trang web Nhà Trắng đã thu hút rất đông người ký tên.
Bản kiến nghị do một người có tên là T.D ở San Diego, California đưa lên trang web của Nhà Trắng nhằm kêu gọi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bằng việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Kiến nghị viết: “Mối quan hệ giữa Việt nam và Mỹ đang trên đang trên đà phát triển tốt đẹp trong sự hợp tác và hòa bình. Chúng tôi, những người Việt Nam trên khắp thế giới, kêu gọi Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt cương quyết chống lại Trung Quốc vì vi phạm trắng trợn luật pháp thế giới và biên giới lãnh thổ bằng việc triển khai giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981, làm tổn hại môi trường sinh thái, trong vùng biển của Việt Nam.
Sự lên án bằng ngôn từ sẽ là không đủ. Chúng tôi mong muốn Nhà Trắng xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Trung Quốc, vì đây sẽ là biện pháp trừng phạt hiệu quả duy nhất”.
Tính tới chiều ngày 27/5 giờ Việt Nam, bản kiến nghị đã nhận được hơn 100.000 chữ ký. Số người ký tên đang tăng lên nhanh chóng từng phút.
Theo quy định của Nhà Trắng, một bản kiến nghị nếu muốn xuất hiện trang web Nhà Trắng phải có ít nhất 150 chữ ký và cần ít nhất 100.000 chữ ký để Nhà Trắng phản hồi.
Bản kiến nghị trừng phạt Trung Quốc cần 100.000 chữ ký trước ngày 12/6.
Hướng dẫn cách ký tên vào bản kiến nghị
Mọi người dùng internet đều có thể ký vào bản kiến nghị.
Video đang HOT
Trước hết, vào đường link kiến nghị trên trang web Nhà Trắng
https://petitions.whitehouse.gov/petition/put-sanctions-china-invading-vietnam-territory-deployment-oil-rig-haiyang-981/p2b7Rnnv
Vào phần Create an account (tạo tài khoản)
Điền các thông tin bên dưới: Địa chỉ e-mail, tên, họ. Ô Zip không cần điền
Đọc kỹ câu hỏi tại phần Challenge Question (Câu hỏi này để xác minh người ký tên là thật) và điền cầu trả lời xuống ô bên dưới.
Câu hỏi Challenge Question bằng tiếng Anh, nên đòi hỏi người ký kết phải đọc hiểu câu hỏi. Tuy vậy, các câu hỏi thường rất đơn giản, ví dụ như: Trong các số 21, 16, 38 số nào lớn nhất?”. Người ký tên sau đó đánh số 38 vào ô trả lời.
Sau đó bấm Create an Account
Nếu các thông tin người ký tên điền là đúng và tài khoản được tạo hợp lệ, một thông báo sẽ cho biết bạn đã đăng ký xong.
Vào lại hòm thư cá nhân đã khai trong bản ký tên, chờ vài phút để nhận được e-mail xác nhận từ trang web Nhà Trắng gửi từ Whitehouse.gov.
Kích chuột vào đường link trong email gửi kèm.
Khi bấm vào đường link, bạn sẽ quay lại trang web kiến nghị của Nhà Trắng. Sau đó bạn kích vào ô “Sign This Petition”.
Như vậy bạn đã hoàn thành việc ký vào đơn kiến nghị.
Trang web ngay sau đó sẽ cho biết bạn đã ký tên thành công và thông báo rằng bạn có thể chia sẻ kiến nghị trên các mạng xã hội Facebook và Twitter để mời những người khác cùng ký tên.
An Bình
Theo Dantri
Con đường đúng đắn nhất để giải quyết tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Thương lượng hòa bình chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Hiến chương Liên Hợp Quốc nghiêm cấm việc đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong quan hệ giữa các nước. Liên Hợp Quốc cũng đã quy định các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ với nhau bằng các biện pháp hoà bình.
Rõ ràng, thương lượng hòa bình chính là con đường đúng đắn nhất để giải quyết cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã ba lần sử dụng vũ lực để xâm chiếm: năm 1956 đối với bộ phận phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và toàn bộ quần đảo này năm 1974; và năm 1988 đối với một số đá, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Chính sách pháo hạm này của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với xu thế trên thế giới và trong khu vực.
Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định: "Các quốc gia có bổn phận không dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia".
Trên cơ sở của luật pháp quốc tế, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình đồng thời tôn trọng nguyên tắc không đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, trước sau như một chủ trương giải quyết bằng thương lượng hoà bình mọi tranh chấp giữa hai nước, đặc biệt là tranh chấp ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, mới đây, phát biểu trước Quốc hội đã nhấn mạnh lại chủ trương này của Việt Nam: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đây đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng Việt Nam chủ trương đàm phán giải quyết đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Chủ trương của chúng ta ở quần đảo Trường Sa là: Phai nghiêm túc thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà Việt Nam và Trung Quốc vưa ky kêt. Chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên hiện trạng, không co nhưng hanh đông làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này."
Trước đó, tuyên bố chung về chuyến thăm chính thức CHND Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã nêu rõ: "Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở biển Đông".
Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký kết "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển".
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ (ảnh: Vietnamnet)
TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho rằng, để thực hiện có hiệu quả những cam kết này, yêu cầu đặt ra là các bên trong đàm phán phải thực sự thiện chí chứ không phải bằng tương quan lực lượng: "Muốn giải quyết vấn đề này, muốn thúc đẩy quá trình làm tình hình Biển Đông ổn định, tránh xung đột, tránh sự tham gia của các thế lực khác thì chính bản thân các nước phải thiện chí, phải cầu thị. Khi đưa ra yêu sách không đúng thì phải rút để thúc đẩy đàm phán phát triển".
Giải quyết hoà bình cuộc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là đáp ứng nguyện vọng hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, phù hợp với các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với lợi ích của hoà bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Đó là con đường đúng đắn nhất.
Là một trong 5 nước uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ lớn tôn trọng và thực hiện Hiến chương Liên hợp quốc. Dư luận ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới chờ đợi sự đáp ứng tích cực của phía Trung Quốc.
Theo Lê Phúc-Lê Bình-Thùy Vân-Thu Lan
VOV
"Tàu Trung Quốc có đâm thì mình vẫn vươn khơi bám biển!" "Tàu mình bị tàu Trung Quốc đâm thì mình vẫn tiếp tục vươn khơi. Dân biển mà không bám biển lấy gì mà ăn, còn để bảo vệ chủ quyền của đất nước nữa chứ" - chị Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu ĐNa-90152 bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm chiều 26/5 nói. Sáng 27/5, nhà chị Huỳnh Thị Như Hoa (sinh...