Hơn 10.000 người Pháp ký đơn phản đối chính phủ chặt cây
Hơn 10.000 người dân Pháp ký tên vào hai đơn kiến nghị nhằm kêu gọi chính phủ Pháp hủy bỏ kế hoạch chặt những cây xanh ven đường vì lý do an toàn giao thông.
Chính sách của Pháp là chặt bỏ các cây nằm trong phạm vi 1,5 m của lề đường. Ảnh: Alamy
Những hàng cây nằm dọc các đường quốc lộ tạo nên cảnh quan thơ mộng cho vùng nông thôn Pháp. Tuy nhiên, một dự luật an toàn giao thông Pháp hồi đầu tháng cho rằng chúng là mối đe dọa và yêu cầu chặt hạ tất cả các cây “nằm quá sát đường” để tránh tai nạn chết người.
Theo Telegraph, thống kê gần đây cho thấy có 400 người thiệt mạng mỗi năm do đâm vào các cây ven đường.
“Trên các con đường có trồng cây hai bên, một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến chết người. Trong vài thập kỷ qua, chúng đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người”, bà Chantal Perrichon, quan chức thuộc ủy ban an toàn đường bộ Pháp, nói.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã yêu cầu chính quyền địa phương liệt kê tất cả các điểm nguy hiểm và có hành động ứng phó. Chính sách lâu nay của Pháp là loại bỏ các cây nằm trong phạm vi 1,5 m của lề đường. Hàng nghìn cây xanh đã trở thành nạn nhân của chính sách này.
Trước khả năng số lượng cây bị đốn hạ sẽ còn cao hơn, hơn 10.000 người dân đã ký vào hai đơn kiến nghị phản đối kế hoạch mới trên. Họ cho rằng cây xanh là biểu hiện của đa dạng sinh học và thực tế còn giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn.
“Những cây này hấp thụ khí CO2 và các chất ô nhiễm. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người dân”, Georgs Cingal, thành viên ủy ban môi trường và xã hội châu Âu, nói. Đơn kiến nghị của ông thu hút hơn 6.500 người ủng hộ.
Họ chỉ ra rằng theo các nghiên cứu, cây xanh có thể tăng cường an toàn bằng cách giúp các tài xế đánh giá được vận tốc lái xe của họ, các khúc cua, dốc và các ngã tư.
Video đang HOT
Chantal Pradines, một chuyên gia an toàn đường bộ thuộc hội đồng châu Âu, cũng cho rằng “các cây trên đã đạt đến độ tuổi không thể thay thế. Chúng là nơi sinh sống của nhiều loài côn trùng, là nơi săn mồi ưa thích của loài dơi và là các hành lang môi trường”.
Tuy nhiên, bà Perrichon cho rằng chiến dịch chặt cây đã bị thổi phồng. “Chúng tôi không muốn đốn hạ tất cả chúng, chỉ những cây ở những địa điểm nguy hiểm” bà nói.
Nước Pháp đã tranh cãi về số phận của những hàng cây ven đường suốt nửa thế kỷ qua. Cố tổng thống Georges Pompidou, được xem là một người yêu xe hơi, từng viết vào năm 1970: “Nước Pháp không chỉ dành cho những người thích lái xe. Yêu cầu về an toàn đường bộ không nên làm mất vẻ đẹp cảnh quan của vùng nông thôn Pháp”.
Nhà thơ Raymond Queneau thời đó cũng viết: “Cây tiêu huyền không còn phát triển bên đường. Chúng đã chuyển đến những nơi yên tĩnh hơn. Chúng đã có đủ lần bị những chiếc xe đâm vào thân với tốc độ cao. Chúng đã nghe đủ những quý ông quý bà cáo buộc chúng phải chịu trách nhiệm cho nguy hiểm về tính mạng”.
Trong khi Pháp chuẩn bị đốn cây các tiêu huyền ven đường, chính phủ nước này cũng đang bơm hàng triệu USD để cứu hàng nghìn cây che phủ bên bờ kênh Canal du Midi, di sản thế giới được UNESCO công nhận. Chúng đang tàn lụi dần vì một dịch bệnh nan y.
Từ năm 2006, một dịch bệnh tai ương đã giết chết 13.000 cây tiêu huyền dọc con kênh nổi tiếng, với 90% số cây bị có nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngân sách để chặt bỏ các cây bệnh và trồng thay thế các cây khỏe mạnh dự kiến lên tới hơn 200 triệu USD.
Anh Ngọc
Theo VNE
Đại biểu Quốc hội: Việc chặt hạ cây xanh của Hà Nội có vấn đề!
ĐBQH Bùi Thị An thẳng thắn cho rằng, chủ trương chung là thay thế và bổ sung cây xanh chứ không phải là đốn hạ hàng loạt như cách mà TP Hà Nội đang làm. Rõ ràng phải xem lại quan điểm và cách tổ chức thực hiện của UBND TP Hà Nội có bị lệch mục tiêu không?
Vừa qua, Hà Nội đã bắt đầu tiến hành chặt và thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố ở 10 quận nội thành gây xôn xao dư luận. Ngày 20/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chính thức chỉ đạo dừng việc chặt hạ cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
Nhiều người đi đường trên vỉa hè này tới đây không còn một bóng mát.
Trao đổi với PV, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng: "Tôi hoan nghênh ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu UBND TP Hà Nội. Nếu như các đồng chí ấy lắng nghe dân, rà soát, kiểm tra một cách cẩn thận thì vấn đề thay thế cây xanh sẽ hiệu quả hơn nhiều".
ĐBQH Bùi Thị An cho rằng cách tổ chức thực hiện đốn hạ 6.700 cây xanh của UBND TP.Hà Nội có vấn đề.
ĐBQH Bùi Thị An cũng nói rõ: "Chủ trương là thay thế cây xanh và bổ sung chứ không phải là chặt đốn hàng loạt như vậy. Cũng phải nói thêm rằng, tới đây khi TP Hà Nội được công nhận là "Thành phố Hòa Bình" thì yếu tố cây xanh là vấn đề rất quan trọng. Do vậy, không thể thực hiện một cách vội vàng được".
"Thay thế cây sâu, mọt là cần thiết nhưng phải nghiên cứu rất kỹ cây nào cần thay vì để cây có bóng mát là rất lâu, không dễ tí nào. Có những tuyến phố có nhiều cây xà cừ đứng hàng bao năm nay nay. Phải biết rõ trong một tuyến phố cụ thể hiện giờ có bao nhiêu cây, gồm loại cây nào, cây nào đang sống khỏe, cây nào có hiện tượng sâu mọt, cây nào rễ đang lung lay? Do đó phải có khảo sát, trên cơ sở đó mới thay thế. Nếu làm đồng loạt mà không hiệu quả sẽ rất khó khăn", bà Bùi Thị An nhấn mạnh.
Cũng theo lời bà An, Thủ đô Hà Nội là của cả nước chứ không riêng người Hà Nội vì vậy phải lắng nghe ý kiến người dân.
"Phải truy trách nhiệm các cơ quan quá vội vàng trong việc này. Nếu UBND TP.Hà Nội giao cho Sở Xây dựng thì Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm. Tôi nói rõ là truy trách nhiệm rõ ràng chứ không thể đổ lỗi tại nhà tài trợ nôn nóng chặt cây được", bà An nói.
Cùng bàn về vấn đề này, trao đổi với báo chí, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, người đã tham gia thẩm tra Luật Thủ đô trước khi trình Quốc hội ban hành cho biết: Việc UBND TP Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ đô.
Theo ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương, việc Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ đô.
Theo ông Cương, Điều 14 Luật Thủ đô đã quy định rất rõ việc quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
Đặc biệt tại khoản 2 Điều này quy định: "Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích".
"Quy định là như vậy nhưng Hà Nội lại cho lập dự án chặt hàng loạt cây xanh. Phải chăng đó là hành vi vi phạm pháp luật?"- ông Cương đặt vấn đề.
Hơn nữa, tại Điều 10 Luật Thủ đô quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị đã nêu rõ: "UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định".
Nhưng cho đến nay, đã gần 2 năm kể từ khi Luật Thủ đô có hiệu lực (01/7/2013) Hà Nội vẫn chưa thực hiện quy định này (?!).
"Cần phải nói rõ việc chặt hạ cây xanh hoàn toàn khác với việc chặt, tỉa cây xanh trước mùa giông bão mà từ xưa đến nay vẫn làm. Việc chặt bỏ, thay thế một số lượng lớn cây xanh phải được hiểu trong nội hàm "tái thiết đô thị" tại các quận trung tâm Hà Nội mà Hà Nội phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định chứ không được tự ý làm" - ông Cương phân tích.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng đã đến lúc Chính phủ cần có ý kiến về việc này.
"Nếu việc chặt hạ hàng loạt cây xanh được xác định là vi phạm quy định của Luật Thủ đô thì cần kiểm điểm trách nhiệm và xử lý các cá nhân có liên quan của Hà Nội" - ông Cương nói thêm.
Theo PetroTimes
Sau chặt cây, Hà Nội có còn xanh - sạch? Ngay từ khi mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng việc trồng cây. Chính Bác là người đã phát động Tết trồng cây để toàn dân hàng năm vào mùa Xuân đều đi trồng cây. Nhưng mùa Xuân năm nay Thủ đô của cả nước đã làm một điều ngược lại. LTS: Hà Nội đã quyết...