Hơn 1.000 trường đại học cao đẳng ở Mỹ bỏ điểm SAT khỏi tiêu chí tuyển sinh bắt buộc
Nhiều người cho rằng các kỳ thi này tạo ra rào cản không công bằng cho những sinh viên không thể chi trả cho những khóa ôn thi đắt đỏ. Đồng thời kỳ thi cũng được cho là quá khắc nghiệt, buộc học sinh phải “học đến chết”
Ảnh minh họa
Hôm qua (21/5), hội đồng quản trị Viện đại học California đã bỏ phiếu nhất trí trong 5 năm nữa sẽ tiến tới ngừng sử dụng chứng chỉ SAT và ACT, hai kỳ thi đánh giá năng lực chuẩn hóa từ nhiều năm nay vẫn được sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ. Động thái này định hình lại quá trình tuyển sinh của một trong những hệ thống trường đại học lớn nhất và danh tiếng nhất ở Mỹ, đồng thời là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp thi tuyển đại học trị giá hàng tỷ USD.
Từ nhiều năm nay, đã có 1 cuộc chiến nổ ra xung quanh các kỳ thi năng lực chuẩn hóa bởi trung bình thì điểm số của nhóm sinh viên thiểu số thường thấp hơn so với các bạn học da trắng. Nhiều người cho rằng các kỳ thi này tạo ra rào cản không công bằng cho những sinh viên không thể chi trả cho những khóa ôn thi đắt đỏ. Đồng thời kỳ thi cũng được cho là quá khắc nghiệt, buộc học sinh phải “học đến chết”.
Hiện hơn 1.000 trường cao đẳng đại học ở Mỹ đã chuyển sang chế độ “không bắt buộc phải có các chứng chỉ này”, và trong mấy năm gần đây số trường từ bỏ đã tăng lên nhanh chóng.
Video đang HOT
Viện ĐH California nhận được hơn 176.000 hồ sơ dự tuyển trong năm ngoái, trong đó khoảng 116.000 là các sinh viên trong bang. Quyết định bỏ SAT và ACT mở ra cánh cửa cho các trường khác áp dụng chính sách tương tự.
5 năm tới là quãng thời gian để Viện ĐH California một bài kiểm tra khác để tuyển sinh.
Trước đó trường thông báo ngừng yêu cầu chứng chỉ SAT và ACT cho các thí sinh dự tuyển năm 2021 vì dịch bệnh khiến các trường học vốn thường được sử dụng làm nơi tổ chức thi phải đóng cửa.
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ triển khai kế hoạch ứng phó với dịch bệnh Covid-19
Từ ngày 25/2, khi Thụy Sỹ ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ đã nhanh chóng triển khai một loạt các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh trong nội bộ cơ quan đại diện và xây dựng kế hoạch ứng phó với dịch bệnh.
Thụy Sỹ là một trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch Covid-19. Hình ảnh người dân đeo khẩu trang tại thành phố Geneva. (Nguồn: AFP)
Tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lây lan tới hơn 180 nước và hơn 30 nước đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Châu Âu trở thành tâm của đại dịch với tốc độ lây lan nhanh chóng, tỷ lệ tử vong tăng cao.
Đến chiều ngày 22/3, Thụy Sỹ có 7.230 ca nhiễm Covid-19, 85 ca tử vong. Riêng trong ngày 21/3 tăng thêm 1.273 ca, tăng 26% so với ngày trước đó. Thụy Sỹ là một trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch Covid-19. Thụy Sỹ cũng là nước có tốc độ lây lan nhanh và mật độ ca nhiễm trên dân số đứng thứ 2 trên thế giới với 835 ca/triệu người so với 886 ca/triệu người của Italy.
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ đang đẩy mạnh công tác thông tin, hỗ trợ sinh viên và cộng đồng, tích cực bảo hộ công dân. Hiện tại, Thụy Sỹ có khoảng hơn 340 sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học tại Thụy Sỹ cùng với khoảng 300 nghiên cứu sinh và cán bộ người Việt làm việc tại các cơ quan đại diện, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp ở Thụy Sỹ. Cộng đồng người Việt sinh sống, làm ăn ở Thụy Sỹ (trong đó nhiều người đã có quốc tịch Thụy Sỹ) có khoảng 10.000 người.
Diễn biến nhanh của bệnh dịch tại Thụy Sỹ và châu Âu đã tác động mạnh đến tâm lý và cuộc sống, học tập của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh và kiều bào Việt Nam tại Thụy Sỹ (trường học đóng cửa, chỗ thực tập, làm việc của đa số sinh viên học khách sạn du lịch cũng bị đóng cửa, sinh viên không có chỗ làm, chỗ ở trong khi chi phí sinh hoạt tại Thụy Sỹ đắt đỏ).
Trên cơ sở dự báo mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ đã nhanh chóng triển khai một loạt các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh trong nội bộ cơ quan đại diện và xây dựng kế hoạch ứng phó với dịch bệnh.
Thứ nhất, Đại sứ quán phối hợp với nhóm chuyên gia công nghệ người Việt thuộc Hội trí thức chuyên gia, thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Thụy Sỹ rà soát, cập nhật dữ liệu số học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, đang học tập, làm việc tại Thụy Sỹ. Đến nay, Đại sứ quán đã có danh sách tương đối đầy đủ với thông tin nhân thân, địa chỉ liên hệ email, trường học của các em sinh viên.
Thứ hai, thông qua Website của Đại sứ quán, đầu mối và các trang facebook của Hội người Việt, Đại sứ quán đã thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin về bệnh dịch, về các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam, những quy định trong phòng chống dịch, chủ trương chính sách có liên quan của Chính phủ Việt Nam, những thông tin hữu ích về việc đi lại, xuất nhập cảnh vào Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh này.
Thứ ba, cung cấp và trực đường dây nóng Bảo hộ Công dân của Đại sứ quán. Hỗ trợ tối đa cho công dân Việt Nam tại Thụy Sỹ trong việc làm các giấy tờ lãnh sự, hộ tịch. Hỗ trợ, cung cấp thông tin và hướng dẫn cho công dân Việt Nam (nhất là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh) khi về Việt Nam. Đến nay, trên 200 sinh viên đã về nước an toàn. Một số trường hợp công dân Việt Nam gặp khó khăn trong quá trình về nước do các hãng hàng không bỏ chuyến, hoặc dừng ở điểm quá cảnh cũng đã được Đại sứ quán hỗ trợ kịp thời.
Thứ tư, chuẩn bị nội dung kịch bản sẵn sàng bảo hộ, sơ tán công dân trong trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của Chính phủ (xây dựng dữ liệu, kết nối thông tin, phương án di chuyển, công tác hậu cần hỗ trợ...)
Thứ năm, thông tin và vận động cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sỹ, Hội hữu nghị Thụy Sỹ - Việt Nam có hình thức đóng góp ủng hộ chiến dịch phòng chống Covid-19 của Việt Nam.
QT.
Nhiều quốc gia châu Âu đóng cửa trường học Ireland đóng cửa trường học trên toàn quốc từ ngày 13/3, trong khi Pháp, Bồ Đào Nha cho học sinh cả nước nghỉ học từ 16/3. Ảnh minh họa Tại Ireland, trong cuộc họp báo ngày 12/3, Thủ tướng Leo Varadkar quyết định đóng cửa toàn bộ trung tâm chăm sóc trẻ em, trường phổ thông, cao đẳng, đại học từ ngày 13/3...