Hơn 1.000 thủ tục hành chính đã được cắt giảm, đơn giản hóa
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 đã được Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức chiều 18/3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: THỐNG NHẤT
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Hội nghị.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ cho biết, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cải cách hành chính luôn là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng ta, trong chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 kèm theo Nghi quyêt 30c/NQ-CP với hệ thống các giải pháp và bước đi phù hợp, nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước Việt Nam dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cải cách hành chính được xác định là một trong ba giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020.
Mười năm qua, cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên tất cả 6 nội dung: cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính. Qua đó, thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế; dân chủ hóa đời sống xã hội; hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố và duy trì ổn định chính trị; phòng chống tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, cải cách thủ tục hành chính được xác định là một khâu đột phá và đã được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến tháng 11/2020, đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Các bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền. Việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông đạt được kết quả tích cực, việc giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện, giảm thiểu tình trạng chậm muộn, nhũng nhiễu, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 97,37%.
Trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các bộ, ngành Trung ương về cơ bản khắc phục được những tồn tại, hạn chế của các giai đoạn trước, bổ khuyết những thiếu sót thể chế về tổ chức và bộ máy, bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập ở các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã được thực hiện có kết quả.
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, công tác hiện đại hóa nền hành chính, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số là điểm sáng thúc đẩy thay đổi lề lối, phương thức làm việc của các cơ quan nhà nước. Cơ chế, thể chế, chính sách về khung pháp lý về xây dựng Chính phủ điện tử dần được hoàn thiện. Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia tạo lập nền tảng Chính phủ điện tử được xây dựng, vận hành, tạo sự thay đổi rõ rệt về phương thức làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, giúp tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, mặc dù đạt được những kết quả tích cực trong cải cách hành chính giai đoạn vừa qua, song, một số mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính còn chưa đạt so với mong muốn, kết quả đạt được trên một số lĩnh vực còn chưa đồng bộ. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong thực hiện Chương trình tổng thể giai đoan 2011-2020, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó, đóng góp, đề xuất, xây dựng dự thảo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 với những mục tiêu, nội dung mang tính cải cách nổi bật, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030 và những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với khát vọng mãnh liệt về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.
Coi con người là mục tiêu của sự phát triển
Đóng góp thêm vào dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, nhiều ý kiến đã thể hiện sự đồng lòng, nhất trí cao về quan điểm phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển.
Cùng với đó, các ý kiến cũng bày tỏ sự tâm đắc với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội...
Bệnh viện Tim Hà Nội chăm sóc, điều trị cho trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh. Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội:
Một người dân khỏe mạnh là cả nước mạnh khỏe
Tôi rất tán thành với dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong đó, dự thảo Báo cáo đã chỉ rõ những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Cụ thể, số bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 7,2 bác sĩ năm 2010 lên khoảng 9 bác sĩ năm 2020. Số giường bệnh trên 1 vạn dân tăng từ 21,9 giường năm 2010 lên 28 giường năm 2020, vượt mục tiêu đề ra (26 giường).
Tình trạng quá tải bệnh viện, nhất là tuyến trung ương và tuyến cuối từng bước được khắc phục. Dự thảo cũng đề cập đến kết quả đạt được của y tế dự phòng khi khẳng định, y tế dự phòng được tăng cường, cơ bản không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đặc biệt, thời gian qua, Việt Nam từng bước kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, được thế giới ghi nhận, đánh giá cao.
Trong phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo đề cập đến việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ số trong khám, chữa bệnh; khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện... Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2030 phấn đấu đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ trên 1 vạn dân... Theo tôi, đây là những nhiệm vụ và định hướng rất quan trọng từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại nước ta. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; một người dân khỏe mạnh là cả nước mạnh khỏe.
Thầy giáo Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên):
Phát triển hài hòa giáo dục giữa các vùng, miền
Với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tôi rất tâm đắc với chủ trương được nêu tại dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Đó là: "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế".
Bên cạnh đó, là: "Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế". Theo tôi, đây là định hướng rất lớn và là nền tảng quan trọng để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, thực sự là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Định hướng nhiệm vụ này không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt của ngành Giáo dục và Đào tạo, mà còn phù hợp xu thế phát triển, mang tính lâu dài và căn cơ hơn.
Một điểm đáng chú ý nữa, đó là sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo... Đây là chủ trương khẳng định tính ưu việt của chế độ ta, mọi chính sách phát triển đều vì nhân dân, mọi thành quả phát triển của đất nước đều thuộc về nhân dân.
Ông Trần Văn Lợi, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Oai:
Văn hóa, con người là động lực phát triển đất nước
Nhiều năm công tác trong lĩnh vực văn hóa cơ sở, khi tiếp cận với dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tôi nhất trí cao với nội dung đánh giá về nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Việt Nam, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện Chiến lược. Đặc biệt, dự thảo Báo cáo cũng vạch ra những giải pháp căn cơ cho mục tiêu xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; mục tiêu chiến lược giai đoạn 2021-2030, trong đó có một mục riêng: "Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân". Tinh thần này đã thể hiện sự quan tâm mang tính xuyên suốt đối với vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững của đất nước. Khi văn hóa là nền tảng tinh thần và là mục đích, văn hóa có tác dụng trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Viện Nghiên cứu phát triển (Pháp) hợp tác với Đại học Cần Thơ nghiên cứu biến đổi khí hậu Trường Đại học Cần Thơ vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn trong các lĩnh vực môi trường, nông nghiệp, thích ứng và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. Ngày 17/3, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh cùng lãnh...