Hơn 1.000 người mắc sốt rét, xuất hiện ký sinh trùng kháng thuốc ở Bình Phước
Qua nghiên cứu của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng TƯ, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xuất hiện ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Có thể, đây là lý do khiến số ca sốt rét ở tỉnh này tăng cao khi có tới 1.000 ca mắc từ đầu năm đến nay.
Theo thống kê của Sở Y tế Bình Phước, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 1.000 trường hợp mắc sốt rét, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Tại huyện Bù Gia Mập đang ở mức báo động với gần 600 ca, tăng 68,7% so với cùng kỳ, chiếm 60% số ca mắc toàn tỉnh.
Theo đánh giá, nguyên nhân số ca mắc sốt rét tăng là do người dân sống ở các vùng sâu, vùng xa, gần các cánh rừng điều, cao su chưa ý thức tốt về biện pháp phòng chống sốt rét. Người dân chủ quan trong công tác phòng chống, quản lý ca bệnh cũng như điều trị, chống tái phát lây lan.
Một số loại thuốc được dùng để điều trị sốt rét đã bị giảm hiệu lực điều trị. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc có khả năng lan rộng ra nhiều nơi, gây trở ngại cho công tác phòng, chống, loại trừ sốt rét và hạn chế những thành quả của việc phòng, chống, loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh.
Người dân cần bỏ màn khi ngủ để tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét
Theo bác sĩ Ngô Hoàng Long, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TƯ, Bình Phước đã ghi nhận ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc điều trị tại một số địa bàn. Muỗi truyền bệnh sốt rét có mật độ khá cao tại một số điểm trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, người dân chủ quan, chưa thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt rét theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Video đang HOT
Đề đề phòng bệnh sốt rét, người dân cần tránh muỗi đốt, biện pháp tốt nhất là ngủ trong màn đã được tẩm hóa chất xua muỗi, màn tẩm này không độc đến sức khoẻ người dùng.
Người dân buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay, có thể sử dụng hương xua muỗi, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; khơi thông cống rãnh, không để nước đọng, nước tù là nơi cho muỗi đẻ trứng, phun thuốc diệt muỗi.
Ngoài ra, có thể trồng hoặc đặt những loại cây như cây sả, cây húng thơm, hương thảo, cúc vạn thọ trong nhà, sân vườn giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.
Những người đi vào vùng rừng núi làm ăn mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm để nếu có ký sinh trùng sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
Người mắc bệnh sốt rét cần điều trị đúng phác đồ, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ là nguồn bệnh để lây sang người khác làm nhiều người mắc, gây nên dịch sốt rét.
Theo phunuvietnam.vn
12 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành
Mặc dù đã được đẩy lui nhưng sốt rét vẫn lưu hành "dai dẳng" và được cảnh báo có nguy cơ bùng phát do di dân và một số địa phương chưa quan tâm phòng chông và loại trừ sôt rét.
Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên kháng thể sốt rét tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư - THÚY ANH
10 tỉnh đứng đầu về sốt rét
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư so với cùng kỳ năm 2017, 6 tháng đầu năm 2018 số bệnh nhân sốt rét toàn quốc giảm 15,43% (3.141/3.714 bệnh nhân); Bệnh nhân sốt rét ác tính giảm 10 trường hợp (5/15); tử vong do sốt rét (1 trường hợp), tương đương so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng trong 6 tháng đầu năm nay cả nước không có dịch sốt rét xảy ra các các địa phương nhưng tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên 1.000 dân tăng 44,18%; ký sinh trùng sốt rét tăng 49,86% (2.104/1.404 trường hợp). Có 10 tỉnh có số lượng ký sinh trùng sốt rét cao nhất (chiếm đến 88,56% tổng số ký sinh trùng toàn quốc (1.866/2.104). Trong đó tỉnh Bình Phước cao nhất nước với 972 trường hợp có ký sinh trùng sốt rét (chiếm 46% toàn quốc); Gia Lai (287 Đắk Lắk (151), Lâm Đồng (112), Đắk Nông (111), Khánh Hòa (59), Bình Thuận (53), Kon Tum (43), Quảng Bình (41), Phú Yên (37).
Các chuyên gia về sốt rét nhận định một trong những nguyên nhân ký sinh trùng sốt rét tăng tại một số tỉnh có thể do tỷ lệ người dân được bảo vệ bằng biện pháp phun tồn lưu và tẩm màn diệt muỗi thấp do không có kinh phí mua hóa chất. Để khắc phục, trong 6 tháng đầu năm nay người dân tại những tỉnh được Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét tài trợ đã được bảo vệ bằng sử dụng hóa chất diệt muỗi bằng màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu đã cấp cho
Nghiên cứu về chủng ký sinh trùng sốt rét trên động vật - THÚY ANH
Cảnh báo bùng phát sốt rét
Theo đánh giá của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư về một số khó khăn trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét: dân sống trong vùng bệnh sốt rét lưu hành chủ yếu là dân nghèo, dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, vùng Tây Nguyên, vùng biên giới. Vấn đề giám sát, quản lý phòng chống sốt rét cho đối tượng là dân di biến động vẫn còn là một thách thức lớn đối với công tác phòng chống và loại trừ sốt rét hiện nay. Đặc biệt là những đối tượng đi làm ăn theo thời vụ từ vùng không có sốt rét và vùng sốt rét lưu hành nhẹ đến vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch.
Trong nước hiện có khoảng 12 triệu người đang sống trong vùng sốt rét lưu hành. Tại vùng sốt rét lưu hành, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người, người lao động thời vụ tại nương rẫy vẫn chưa thực sự tích cực tham gia vào công tác phòng chống sốt rét: không phun hóa chất tồn lưu; đi nương rẫy không ngủ màn, không uống thuốc đúng, đủ liều khi bị bệnh. Trong khi đó, chính quyền ở một số địa phương có sốt rét lưu hành chưa quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức và kịp thời; chưa chủ động bố trí kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét.
Các chuyên gia khuyến cáo các tháng cuối năm thường là thời kỳ thuận lợi cho bệnh sốt rét phát triển, nhiều vùng có thể bùng phát dịch nếu không được giám sát chặt chẽ và can thiệp kịp thời. Vì vậy, các địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra giám sát, phòng chống muỗi sốt rét, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý bệnh nhân, giáo dục truyền thông phòng chống và loại trừ sốt rét.
Theo thanhnien.vn
Sẵn sàng để loại trừ sốt rét Với hơn 40 tỉnh không có sốt rét lưu hành, Việt Nam đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về Phòng, chống sốt rét giai đoạn 2011 - 2020. Có được kết quả trên nhờ Việt Nam đã thay đổi cách tiếp cận từ kiểm soát sốt rét sang loại trừ sốt rét. Tuy nhiên,...