Hơn 1.000 “lính” sẵn sàng “đánh trận” hội Gióng Phù Đổng
Hội Gióng Phù Đổng – Gia Lâm được khai mạc từ 9/5/2011 (mồng 7/4 âm lịch). Nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc đã diễn ra. Nhưng hàng vạn người dân và du khách đang trông đợi trận đánh độc đáo nhất hội Gióng với hơn 1 nghìn quân “tham chiến” vào chiều ngày 11/5/2011.
Trao đổi với PVDân trí, ông Hoàng Đức Cường – Chủ tịch UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội), Phó ban tổ chức Lễ hội Gióng 2011 – cho biết: “Lễ hội Gióng Phù Đổng năm nay là lễ hội đầu tiên được tổ chức sau khi Hội Gióng Phù Đổng chính thức được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong không khí tưng bừng và niềm vui chung của nhân dân và du khách như vậy, Hội Gióng làng Phù Đổng được khai mạc sớm từ ngày 9/5/2011 (mồng 7/4 âm lịch). Đến ngày chính hội Gióng thứ nhất mồng 8/4 âm lịch đã có khoảng trên 2,5 vạn du khách về tham dự lễ hội.
Hội Gióng Phù Đổng trong ngày Unesco trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Ảnh: Anh Thế).
Trong ngày 10/5/2011, nghi lễ “Rước nước” để tôi luyện khí giới cho quân lính trước khi xuất trận đã được thực hiện theo đúng nghi lễ truyền thống một cách tôn nghiêm. Bên cạnh các nghi lễ Hội Gióng, nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, bóng chuyền, cầu lông… cũng đã được tổ chức thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự”.
Theo ông Cường, phần lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của Hội Gióng Phù Đổng được người dân và du khách ngóng đợi nhất là phần đánh trận sẽ diễn ra từ 12h30 chiều nay, ngày 11/5/2011 (tức đúng chính hội 9/4 âm lịch). Trận đánh được tái hiện một cách công phu với các ông “Hiệu”, hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù Giá”, đội quân chính quy, các “Cô Tướng”, tượng trưng các đạo quân xâm lược, Phường “Ải Lao”, trong đó có “Ông Hổ”, đội quân tổng hợp, “Làng áo đỏ”, đội quân trinh sát nhỏ tuổi, “Làng áo đen”, đội dân binh v.v… với khoảng 1.300 quân “tham chiến”.
Màn tái hiện các trận đánh trong Hội Gióng Phù Đổng đặc biệt hấp dẫn người dân và du khách.
Các trận đánh tiêu biểu như Rước Trận Soi Bia mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gẫy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc. Với chiến thắng huy hoàng của Ông Gióng, “Trận Soi Bia” là chiếc bia soi muôn đời đối với những kẻ nào muốn nhòm ngó đất nước sẽ đặc biệt hấp dẫn du khách.
Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tứng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Chọn phái đẹp đóng vai tướng giặc. Còn các màn rước lễ “Kén tướng”, “Kén Phù Giá”, và màn diễn “Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân… sẽ đặc biệt hấp dẫn du khách.
Video đang HOT
Để phục vụ cho lượng du khách lớn đổ về dự hội, BTC Hội Gióng đã cho mở rộng khu vực bãi để xe, tổ chức khu vực dịch vụ bán hàng, ăn uống tách riêng với khu vực lễ hội. An ninh trật tự được đặc biệt coi trọng. “Trên 70 chiến sĩ công an huyện Gia Lâm phối hợp với công an xã Phù Đổng đảm bảo an ninh lễ hội. Tuy nhiên, ngày chính hội hôm nay, các đối tượng trộm cắp, móc túi sẽ lợi dụng đông du khách tràn về vì vậy bà con phải tự cảnh giác cao tránh bị mất cắp”, ông Cường khẳng định.
Theo Dân Trí
6 sự thật bất ngờ về chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của nhân loại
Tàu vũ trụ chở Gagarin không thể hạ cánh với du hành gia bên trong hay Gagarin đã nhảy xuống khỏi xe để "giải quyết nỗi buồn" khi trên đường tới bệ phóng...là những bất ngờ thú vị về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ tròn 50 năm trước.
50 năm trước, vào ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ người Nga Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian, đánh dấu kỷ nguyên bay vào vũ trụ của nhân loại.
Tên lửa đưa tàu vũ trụ Vostok 1 chở Gagarin được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Baikonur vào 6h07 sáng (giờ địa phương).
Khi đạt tốc độ chưa từng có tiền lệ vào thời điểm đó, con tàu đã thoát ra khỏi sức hút của trái đất, tiến vào quỹ đạo, bay một vòng trước khi tiến trở lại bầu khí quyển và hạ cánh xuống đất Liên Xô (cũ).
Dưới đây là sáu sự thực thú vị về sứ mệnh lịch sử trên của Gagarin.
Gagarin ở trong vũ trụ bao lâu?
Tổng thời gian của sứ mệnh bay vào không gian đầu tiên của con người kéo dài 108 phút, nhưng hành trình bay quanh quỹ đạo trái đất, với vận tốc 17.500 dặm/giờ (hơn 28.000km/h) diễn ra chưa đầy 1 tiếng 30 phút.
Trong thời gian đó, Vostok 1 bay chưa hết hoàn toàn một vòng quỹ đạo, với độ cao tối đa là 203 dặm (326km), trước khi giảm tốc tới điểm khoang tàu vũ trụ được kéo trở lại bầu khí quyển để trở về trái đất.
Tàu vũ trụ Vostok 1 là loại tàu gì?
Vostok là khoang tàu hình cầu, được thiết kế nhằm triệt tiêu những thay đổi ở tâm trọng lực. Theo cách này, tàu có thể đảm bảo cho nhà du hành duy nhất được thoải mái dù đi theo hướng nào. Tuy nhiên, tàu không được thiết kế để hạ cánh xuống trái đất khi nhà du hành vẫn ở bên trong.
Không giống như những tàu vũ trụ sau này của Nga, như loại tàu Soyuz hiện đại, Vostok 1 không được trang bị hệ thống giúp nó giảm tốc khi hướng trở lại trái đất, vì vậy Gagarin phải bật dù ra ngoài trước khi chạm đất, ở độ cao khoảng 4 dặm (6,5km).
Khiếm khuyết trên đã được người Nga giữ bí mật trong thông cáo báo chí chính thức của mình, do sứ mệnh có thể bị xem là không thành công.
Điều gì khiến các tàu trước đó không bay được vào quỹ đạo?
Đó là tốc độ.
Để thoát khỏi lực hút của trái đất, tàu vũ trụ cần phải đạt tới vận tốc 17.500 dặm/h, hay khoảng 5 dặm/giây. Trước sứ mệnh Vostok 1, không có tên lửa nào đủ mạnh để đẩy tàu đi với vận tốc nhanh như vậy. Chính hình dạng cầu của Vostok đã giúp cho tên lửa đẩy được nó đạt được vận tốc cần thiết.
Vostok được thử nghiệm như thế nào trước sứ mệnh của Gagarin?
Vài tuần trước đó, một mô hình tàu của Gagarin, Vostok 3KA-2 đã hoành thành chuyến bay quanh quỹ đạo thấp của trái đất, mang theo một hình nộm bằng người thật có tên gọi Ivan Ivanovich và một con chó có tên gọi Zvezdochk.
Ivan đã được bán trong phiên đấu giá của Sotheby năm 1993.
Yuri Gagarin là ai?
Yuri Gagarin là phi công 27 tuổi thuộc Không quân Liên Xô khi thực hiện chuyến bay đầu tiên và duy nhất của mình vào vũ trụ. Sau chuyến trở về vang dội, anh luôn là một "báu vật" của quốc gia, khiến nhiều người cho rằng anh không nên thực hiện thêm một sứ mệnh nguy hiểm nữa.
Nhưng cuối cùng Gagarin lại tiếp tục chuẩn bị để trở lại vũ trụ một lần nữa. Và anh đã qua đời trong một vụ tai nạn khi đang thực hiện buổi tập luyện thường lệ. Gagarin vẫn là anh hùng sau khi Liên Xô tan rã.
Như đã thành thông lệ, các nhà du hành vũ trụ ngày nay vẫn tiến hành một truyền thống "thiêng" trong ngày rời trái đất, dựa trên các bước chuẩn bị trước chuyến bay năm 1961. Trên đường tới bệ phóng, chiếc xe chở các nhà du hành thường dừng lại để các thành viên trong đoàn có thể nhảy xuống xe và "giải quyết nỗi buồn" như Gagarin đã từng làm trong buổi sáng làm nên lịch sử của mình.
Bệ phóng vẫn được sử dụng
Một di sản vẫn còn trong chuyến bay lịch sử của Gagarin là bệ phóng của sứ mệnh năm đó tại trung tâm Baikonur. Bệ phóng vẫn được sử dụng cho đến ngày này, với du hành đoàn gần đây nhất lên Trạm vũ trụ quốc tế cất cánh vào tuần trước, ngày 5/2 (giờ địa phương).
Trung tâm Baikonur là một trong nhiều trung tâm phóng tàu vũ trụ của Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (được biết đến với tên gọi Roscosmos), nhưng không nằm ở Nga. Trung tâm nằm ở Kazakhstan, nước từng thuộc Liên bang Xô Viết trong thời Chiến tranh Lạnh.
Các nhà du hành vũ trụ vẫn tiếp tục được phóng đi từ bệ phóng Vostok 1 của Gagarin trong suốt Chiến tranh Lạnh và truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Theo Dân Trí
Háo hức đón chờ Giờ Trái Đất "Năm nào mình cũng hưởng ứng Giờ Trái đất bằng cách tự tắt điện 1 tiếng ở nhà, năm nay trường lại tổ chức cắm trại và hội trại cũng hưởng ứng Giờ Trái đất bằng cách tắt điện 1 tiếng nên mình sẽ tới đó, vừa tắt điện ở nhà vừa tham gia hoạt động có ý nghĩa", Thu Thủy chia sẻ....