Hơn 1.000 học sinh nghỉ học ở huyện Mê Linh: Vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em
Liên quan việc hơn 1.000 học sinh nghỉ học ở huyện Mê Linh, luật sư Nguyễn Thị Hải Yến – Giám đốc Công ty Luật Nguyễn Viết (Hà Nội) cho rằng, việc các hộ gia đình cố ý, cố tình cho các con nghỉ học không có lý do chính đáng là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về quyền hợp pháp của trẻ em/học sinh.
Vừa qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Mê Linh đã cho các con, cháu trong gia đình nghỉ học, không đến trường nhiều ngày để phản đối Dự án xây dựng Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước trên địa bàn huyện.
Trường Tiểu học Tam Đồng (huyện Mê Linh) có nhiều học sinh nghỉ học.
Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Thị Hải Yến – Giám đốc Công ty Luật Nguyễn Viết (Hà Nội) cho rằng, việc các hộ gia đình tự ý, cố ý, cố tình cho các con, cháu (học sinh) nghỉ học không có lý do chính đáng (không phải nhà trường cho các học sinh nghỉ học, cũng không phải do các con ốm đau, bệnh tật…) là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về quyền hợp pháp của trẻ em/học sinh.
Cụ thể, các cha mẹ, phụ huynh vi phạm nghiêm trọng Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Hiến pháp: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập…”. Đồng thời, vi phạm nghiêm trọng hàng loạt quy định trong Luật Trẻ em: Quyền được giáo dục, học tập theo quy định tại Khoản 1 Điều 16; Khoản 2 Điều 99 Luật Trẻ em…
Video đang HOT
Ngoài ra, các cha mẹ, phụ huynh vi phạm nghiêm trọng Khoản 1 Điều 44 Luật Trẻ em: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học…”. Hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật (nêu trên) được xem như là “hành vi phi giáo dục” của cha, mẹ, ông bà, cô dì, chú bác trong gia đình, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em/học sinh. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em/học sinh.
Cụ thể, có thể gây ra sự hoang mang, lo sợ, không hiểu vì sao bản thân trẻ em/học sinh đã “bị”/phải nghỉ học khi nhà trường không có thông báo nghỉ học, không bị ốm đau, bệnh tật; Có thể gây ra sự khủng hoảng tâm lý, lo lắng khi không đến trường đi học, không học được kiến thức mới, phải học bù sau những ngày bản thân trẻ em/học sinh đã “bị nghỉ học không phép”; Có thể gây ra sự bất ổn tâm lý, phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, phiến diện, lệch lạc về chủ trương chính sách, đường lối chính sách, bộ máy chính quyền địa phương nói chung, và cuộc sống, cách hành xử, ứng xử của gia đình trẻ em/học sinh nói riêng…
Theo luật sư Nguyễn Thị Hải Yến, để giải quyết triệt để vấn đề vi phạm pháp luật này, Cơ quan quản lý chức năng nhà nước các cấp có thẩm quyền về bảo vệ quyền trẻ em sớm tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật quy định về quyền trẻ em, nghĩa vụ của người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em… để sớm ổn định việc học tập của trẻ em và cuộc sống của các hộ dân ở địa bàn huyện Mê Linh.
Theo kinhtedothi
Bí thư Huyện ủy Mê Linh: Người dân đã đưa con em đi học trở lại
Sáng 23-11, bên lề hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, ông Đỗ Đình Hồng, Bí thư Huyện ủy Mê Linh cho biết, đã trực tiếp gặp gỡ, giải đáp các thông tin người dân quan tâm liên quan đến dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước.
Bí thư Huyện ủy Mê Linh Đỗ Đình Hồng trao đổi thông tin với báo chí
Bí thư Huyện ủy Mê Linh cho biết, theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, sáng 23-11, trong sáng thứ Bảy, ở các trường học trên địa bàn còn vắng 213 em học sinh.
Những ngày trước, các bậc phụ huynh huyện Mê Linh do phản ứng không đồng tình với dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước đã cho hơn 1.700 em học sinh nghỉ học nhiều ngày.
Bí thư Huyện ủy Mê Linh cho biết, ngay khi người dân có ý kiến về dự án này, huyện đã gặp gỡ nhân dân, các đảng viên để chia sẻ về quy trình thực hiện các dự án. Trước ý kiến chưa đồng thuận của nhân dân, huyện đã kiến nghị TP tạm dừng bàn giao mốc giới của dự án để xem xét lại quy trình thủ tục.
Ông Hồng cho biết, sau khi lắng nghe, người dân bước đầu đã có sự đồng thuận. Hi vọng vào thứ Hai tới, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng thôn, bà con sẽ cho con em đi học đầy đủ trở lại.
"Việc đưa học sinh đến trường là nghĩa vụ, trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Chúng tôi cũng phân công giáo viên chủ nhiệm đến từng hộ gia đình để vận động bà con.
Nếu vẫn còn vướng mắc cá nhân, tôi sẽ tiếp tục gặp gỡ bà con. Như ngày hôm qua, tôi đã gặp gỡ, giải đáp và bà con bước đầu cũng yên lòng, tin tưởng vào thông tin đầy đủ của chính quyền", Bí thư Huyện ủy Mê Linh nhấn mạnh.
Trước băn khoăn về quy trình thực hiện dự án, ông Hồng cho biết, dự án được thực hiện vào năm 2012, các quy trình thủ tục đều được thực hiện theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, theo ông, trong quá trình thực hiện, chính quyền cần lắng nghe, giải quyết kịp thời các ý kiến nguyện vọng của người dân.
"Quá trình thực hiện dự án lúc đầu có thể chưa như thế, nếu chúng ta cập nhật, giải đáp kịp thời thì tôi tin tưởng bà con sẽ hiểu và chấp thuận.
Việc thực hiện dự án như thế nào nữa thì chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo TP trên cơ sở ghi nhận đầy đủ ý kiến của người dân. Chúng ta phải có trách nhiệm đảm bảo đời sống an sinh cho người dân trong đó có các em học sinh", ông Hồng nói.
Theo giadinh.net
Thay đổi nhận thức để giáo dục trẻ đúng cách Chiều nay (17/11), tại Hà Nội đã diễn ra chiến dịch Lan tỏa yêu thương do Hội đồng đội TW (TW Đoàn TNCS HCM) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) tổ chức. Các trẻ em tham gia chiến dịch Lan tỏa yêu thương Sự kiện nằm trong chiến dịch truyền thông "Lan tỏa yêu thương...