Hơn 1.000 hộ dân ở Huế xin rút khỏi dự án nhà chống lũ
Cho rằng kinh phí hỗ trợ quá ít, vốn vay lại thấp nhiều hộ nghèo nằm trong dự án xây dựng nhà chống bão, lũ ở Huế viết đơn xin rút.
Trước thực trạng bão lũ thường xuyên ở miền Trung, năm 2014 Chính phủ ban hành Quyết định số 48 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà phòng tránh bão, lụt ở 14 tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
Theo quyết định này, các hộ nằm trong dự án sẽ được hỗ trợ từ 12-16 triệu đồng, vay tối đa 15 triệu đồng với nhiều ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Các hộ nhận hỗ trợ phải xây dựng gian nhà phòng, tránh bão, lụt hoặc cải tạo, nâng tầng nhà hiện có, đảm bảo sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt cao nhất tại vị trí xây dựng; diện tích xây dựng sàn tối thiểu 10 m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn, mái tương đương kết cấu của nhà ở xây dựng kiên cố.
Nhiều hộ dân không có khả năng xây dựng nhà đúng theo quy định. Ảnh: Võ Thạnh.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 3.900 hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà chống lũ theo Quyết định 48, với kinh phí trên 52 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Sau 2 năm thực hiện, hơn 1.000 hộ có đơn xin rút, trong đó nhiều nhất là huyện Phú Vang với 220 hộ, Quảng Điền 232 hộ và Phú Lộc 298 hộ.
Video đang HOT
Ông Trần Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu (Phú Vang) cho biết, toàn xã có 54 trường hợp nằm trong dự án thì 23 trường hợp làm đơn xin rút. Các hộ cho rằng, kinh phí hỗ trợ và vốn vay quá thấp (tối đa 30 triệu) trong khi chi phí xây dựng nhà đúng quy định tối thiểu khoảng 50 triệu đồng.
Theo ông Lê Quang Dũng, phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu chỉ dựa vào tiền hỗ trợ từ Quyết định 48 thì các hộ không đủ làm một căn nhà phòng chống lụt, bão theo quy định. Những hộ được hưởng chính sách đa phần rất khó khăn, không có tiền bù thêm, cộng với tâm lý ngại vay ngân hàng nên nhiều hộ xin rút lui.
“Hiện các địa phương đã bổ sung 223 hộ thay thế cho hơn 1.000 trường hợp rút. Hai năm qua, tỉnh đã giải ngân trên 31 tỷ đồng cho hơn 2.200 hộ xây dựng hoàn thành nhà chống lũ”, ông Dũng cho biết.
Võ Thạnh
Theo VNE
Lật tàu ở Huế, đường sắt Bắc - Nam tê liệt
Đêm qua, một chiếc tàu hỏa chở đá gặp nạn khiến 3 toa tàu bị lật nghiêng, bánh tàu văng ra khỏi toa tàu.
Hiện trường vụ lật tàu hỏa
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 20h30 phút tối 19/10 trên tuyến đường sắt Bắc- Nam đoạn đi qua xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cách phía Nam hầm Phước Tượng khoảng chừng 600 mét.
Theo quan sát của PV, có 3 toa tàu trên tổng số 7 toa của đoàn tàu bị lật nghiêng bánh tàu rời khỏi đường sắt. Có toa còn văng cả bánh tàu ra ngoài.
Nhận được tin báo lực lượng chức năng đã kịp thời có mặt tại hiện trường để xử lý vụ tai nạn. Đồng thời khẩn trương đưa đoàn tàu rời khỏi vị trí gặp nạn để lưu thông tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc chi nhánh khai thác đường sắt Thừa Thiên - Huế cho biết đang cứu hộ đoàn tàu chở đá lật tại khu vực hầm đường bộ Phước Tượng (đoạn qua xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc).
Theo ông Sơn, rất may không thiệt hại về người. Tuy nhiên việc cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn vì khu vực xảy ra tai nạn không thể đưa xe cẩu vào được, phải chờ cần cẩu chuyện dụng chạy trên đường sắt từ Đà Nẵng ra mới có thể tiếp cận và cẩu 3 toa tàu bị lật lên.
Bánh văng ra khỏi toa tàu
Vụ tai nạn khiến trục đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt trong nhiều giờ liền. Đoàn tàu SE7 (đi Hà Nội - TP.HCM) phải dừng lại ở ga Huế chờ thông đường.
Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người.
Hiện cho đến 0h30 ngày 20/10 công tác khắc phục vẫn đang được lực lượng chức năng tiếp tục triển khai.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan có thẩm quyền điều tra nguyên nhân làm rõ.
Theo Nguyễn Phương (Dân Việt)
Mưa lũ kỷ lục ở miền Trung, 42 người thương vong Mưa lũ ở khu vực miền Trung đã khiến 15 người chết, 9 người mất tích và 18 người khác bị thương; gần 100.000 ngôi nhà bị hư hỏng; cây xanh, hoa màu... chìm trong biển nước. Người dân vận chuyển đồ đạc ra khỏi vùng bị nước lũ cô lập. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tình...