Hơn 1.000 F0 tại TP HCM nặng, nguy kịch
1.026 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 người phải can thiệp ECMO, tại các bệnh viện điều trị Covid-19 ở TP HCM, sáng 2/8.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, lượng bệnh nhân nặng, nguy kịch này nằm trong tổng số 33.474 F0 đang điều trị. Trong ngày 1/8, thành phố ghi nhận thêm 170 trường hợp tử vong.
TP HCM đang áp dụng mô hình điều trị tháp 5 tầng thay vì 3, 4 tầng như trước. Trong đó, tầng 4 gồm các bệnh viện điều trị người có bệnh lý đi kèm nặng cần can thiệp điều trị chuyên khoa. Tầng 5 là bệnh viện hồi sức Covid-19, chuyên tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Thành phố hiện có 3 đơn vị hồi sức lớn là Bệnh viện Hồi sức Covid-19, Chợ Rẫy và Bệnh Nhiệt đới. Bộ Y tế đang thiết lập nhiều trung tâm hồi sức bệnh nhân nguy kịch tại TP HCM, do các bệnh viện lớn tuyến trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế phụ trách, với mục tiêu lớn nhất là giảm số tử vong ở người mắc Covid-19.
Bộ Y tế mới đây cũng phân loại 4 nhóm nguy cơ người nhiễm nCoV. Nhóm nguy cơ cao gồm những người tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền, phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 5 tuổi, người có SpO2 từ 93% đến 94%. Nhóm nguy cơ rất cao gồm người tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền, người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu, người có SpO2 từ 92% trở xuống, người bệnh đang có tình trạng như thở máy, đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, đang điều trị hóa xạ trị.
Video đang HOT
Nhân viên y tế điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, TP Thủ Đức, TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.
Hôm qua, 3.127 người tại các bệnh viện Covid-19 TP HCM xuất viện về theo dõi tại nhà, nâng tổng số điều trị khỏi từ khi đại dịch xuất hiện lên 40.973. Những ngày qua, số xuất viện ở các bệnh viện điều trị Covid-19 dao động khoảng 3.000-4.000 người một ngày.
Sáng 2/8, Bộ Y tế công bố 1.998 ca Covid-19 mới tại TP HCM, nâng tổng số ca trong đợt dịch thứ 4 tại thành phố lên hơn 100.500. Thành phố vừa phát hiện thêm một ổ dịch mới tại khu dân cư tại quận 4. Hiện, 29 ổ dịch đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt.
Theo quy định hiện nay, người có xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính, có triệu chứng hoặc thuộc nguy cơ cao sẽ được nhanh chóng thực hiện xét nghiệm RT-PCR và chuyển đến khu cách ly tập trung tại quận huyện. Người có xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính không có triệu chứng, không thuộc nhóm nguy cơ cao, tạm thời theo dõi, chăm sóc, cách ly tại nhà trong khi chờ xét nghiệm RT-PCR. F0, F1 trước khi kết thúc cách ly có thể được xét nghiệm bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc RT-PCR.
Thành phố phối hợp với mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, điều phối bởi Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, tư vấn cho người nhiễm hoặc có nguy cơ cao mắc Covid-19 tại cộng đồng. Dựa vào thông tin hàng ngày của tất cả F0 và F1 trên kho dữ liệu chung, mạng lưới sẽ phân chia các trường hợp này cho bác sĩ để chủ động liên hệ sàng lọc tình trạng bệnh, phân loại mức nguy cơ, từ 0 đến 4, nhưng vẫn đảm bảo bí mật thông tin người bệnh. Người dân cũng có thể gọi 1022 – nhấn phím 3 để được tư vấn chăm sóc sức khỏe về Covid-19.
Tính đến ngày 3/8, TP HCM đã tiêm hơn 900.000 liều vaccine phòng Covid-19, hoàn thành cơ bản chiến dịch tiêm đợt 5.
HCDC nhận định tình hình dịch bệnh tại thành phố đã có những chuyển biến tích cực, trong đó một phần là nhờ vào sự chung tay, đồng hành của người dân thông qua các mô hình tự quản, bảo vệ vùng xanh. Để tiếp tục kéo giảm số ca mắc, mở rộng vùng xanh, người dân cần thực hiện tốt các quy định của chỉ thị 16, tuân thủ 5K và các quy định tại khu cách ly, khu phong tỏa, hạn chế tối đa tiếp xúc người khác.
Số ca tử vong toàn cầu do COVID-19 trong nửa đầu 2021 đã vượt quá con số cả năm 2020
Số người tử vong vì COVID-19 trong những tháng đầu năm 2021 đã vượt quá tổng số ca của cả năm 2020 và điều này cho thấy đại dịch toàn cầu chưa thể kết thúc cho dù việc tiêm chủng vaccine rộng rãi ở các quốc gia giàu hơn đã kiểm soát được phần nào tình hình.
Chuẩn bị hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Guwahati, Assam, Ấn Độ, ngày 5/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn số liệu Đại học John Hopkins thu thập được tờ Wall Street Journal tiến hành phân tích cho thấy, thế giới đã ghi nhận hơn 1,88 triệu ca tử vong vì COVID-19 trong chưa đầy 6 tháng đầu năm nay, vượt quá tổng số người chết vì đại dịch trong cả năm 2020. Con số này cho thấy khoảng cách ngày càng tệ trong nỗ lực kiểm soát đại dịch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Trong lúc Mỹ, Anh, Canada đều ghi nhận số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 ngày càng giảm thì đại dịch lại bùng lên ở một số khu vực châu Á và Mỹ Latin. Argentina hiện đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 hết sức nghiêm trọng, mỗi ngày ghi nhận số ca tử vong hơn 500 người khiến chính phủ nước này lại phải đóng cửa nhiều hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đáng ghi nhận là số ca tử vong trung bình trong 7 ngày trên toàn cầu trong những tuần vừa qua có xu hướng giảm xuống dưới 10.000 ca mỗi ngày. Hồi cuối tháng Một- 2021, các nước trên thế giới ghi nhận mỗi ngày trung bình có tới hơn 14.000 ca tử vong vì COVID-19.
Tại thời điểm cuối năm 2020, châu Âu và Bắc Mỹ chiếm tới 73% số ca nhiễm mỗi ngày và 72% số ca tử vong trên toàn thế giới. Thế nhưng giờ đây, hơn 80% số ca nhiễm và ca tử vong lại xảy ra ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.
Tỷ lệ tiêm chủng vaccine không đồng đều ở các nước đang khiến tình hình kiểm soát đại dịch trên toàn cầu ngày càng khác biệt. Chỉ khoảng 2% người dân châu Phi và 6% người dân châu Á đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine COVID-19, theo số liệu của Our World in Data (Thế giới qua số liệu) trong khi Nam Mỹ đã tiêm chủng xong khoảng 22% dân số, Liên minh châu Âu tiêm chủng xong hơn 40% dân số và Mỹ đã tiêm chủng xong hơn một nửa dân số.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Anh, lãnh đạo các nước tham dự sẽ thảo luận giải pháp ứng phó với đại dịch, đặc biệt là nỗ lực chung tay để tiêm chủng được càng nhiều càng tốt cho thế giới. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hỗ trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer cho thế giới, trong đó 200 triệu liều sẽ được chuyển ngay trong năm nay và 300 triệu liều được chuyển vào năm 2022 thông qua chương trình COVAX của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ các nước nghèo.
Tại Ấn Độ, các chủng virus lan nhanh như Alpha, vốn được phát hiện ban đầu tại Anh năm 2020 và Delta, phát hiện tại Ấn Độ cũng vào cuối năm 2020, là nguyên nhân chính khiến gần 30 triệu dân nhiễm bệnh, gây tử vong cho 359.500 người. Giới chuyên gia cũng nhận định chủng Delta khiến nhiều người trẻ nhiễm bệnh hơn các chủng khác. Hiện Chính phủ Ấn Độ đã cam kết sẽ tiêm chủng miễn phí cho người dân kể từ ngày 21/6 tới.
Tại châu Á, Nhật Bản ghi nhận nhiều ca tử vong trong năm nay hơn so với 2020 và Thái Lan đã có khoảng 1.300 người tử vong mà phần lớn các ca này đều xảy ra vào năm 2021.
Tình hình đại dịch tại châu Phi hiên nay cũng đang lan rộng mấy tuần vừa qua, với khoảng 68.000 ca tử vong trong gần 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn 65.000 ca tử vong ghi nhận tại đây trong cả nhăm 2020.
Theo giới chuyên gia, tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn trong tình trạng có nguy cơ để đại dịch bùng phát lại bởi các chủng virus mới nguy hiểm hơn vẫn có thể phát sinh trong thời gian tới.
Hai bệnh viện lớn của Nepal cạn kiệt nguồn oxy Ngày 5/5, giới chức Nepal cho biết hai bệnh viện nhà nước lớn tại thủ đô Kathmandu đang đối mặt với nguy cơ thiếu oxy nghiêm trọng. Hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Kathmandu, Nepal, ngày 3/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Sukraraj được chuyển thành bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 và Trung...