Hơn 1.000 camera được lắp tại khu dân cư để nhận diện khuôn mặt
Hơn 1.000 camera tại TP.HCM đã được tích hợp về một nơi duy nhất để giúp cơ quan quản lý nhà nước nhận diện khuôn mặt, phát hiện đám đông, an ninh trật tự .
Sau 18 tháng triển khai đề án xây dựng Đô thị thông minh tại TP.HCM, tổng số camera được tích hợp về Trung tâm điều hành đô thị thông minh là hơn 1.000 camera. Trong đó phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc 50 camera gồm: nhận diện khuôn mặt, nhận dạng phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự…
Đồng thời, TP.HCM cũng triển khai thí điểm mô hình Đô thị thông minh tại quận 1 và quận 12.
Hơn 1.000 camera tại TP.HCM đã được tích hợp về một nơi duy nhất để giúp cơ quan quản lý nhà nước nhận diện khuôn mặt, phát hiện đám đông, an ninh trật tự… Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Theo báo cáo, quận 12 đã triển khai xây dựng trung tâm chỉ huy hình ảnh và an ninh, trong đó đã tích hợp hơn 600 camera hiện hữu tại các khu dân cư.
Quận 1 tích hợp hơn 750 mắt camera của dân cư và trụ sở công an 10 phường trên địa bàn. Bên cạnh đó là hệ thống camera quan sát tầm xa tại các vị trí trọng điểm phục vụ an ninh trật tự. Trong hơn 1 năm triển khai thí điểm, hệ thống camera đã hỗ trợ phục vụ tốt trong công tác chỉ đạo, điều hành xử lý các tình huống phát sinh vào các ngày lễ, tết…; phòng chống các tình huống bạo động, biểu tình, các hành vi gây rối trật tự công cộng…
Theo ông Lê Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhìn nhận số lượng hơn 1.000 camera tích hợp về Trung tâm điều hành đô thị thông minh của thành phố là còn rất ít so với con số hơn 37.000 camera trong xã hội, chưa kể các camera của các sở ban ngành.
Đánh giá tổng quát quá trình thực hiện đề án thời gian qua, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu xem xét lại cách làm, thời gian và mục tiêu cụ thể trong việc xây dựng mô hình đô thị thông minh:
“Nếu sau 18 tháng không đạt mục tiêu thì phải xác định sau 1 hoặc 2 năm đạt được mục tiêu cụ thể nào? Tôi có cảm nhận là có lúc chúng ta vừa làm, vừa đặt mục tiêu. Cách làm này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu thực hiện đề án. Trong thời gian tới, chúng ta không được làm như thế, vì như vậy thì không biết khi nào đề án mới thực hiện xong”, ông Nhân chỉ đạo.
Tuyết Lan
Theo Vietnamnet
Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa: Ngành Tư pháp phải mạnh dạn hơn nữa
Ngày 21-6-2019, ông Trương Quang Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng làm việc với Sở Tư pháp TP Đà Nẵng về công tác xây dựng Đảng và tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị thời gian qua.
Báo cáo của Sở Tư pháp cho thấy, năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân sự, kinh phí hoạt động nhưng ngành Tư pháp Đà Nẵng vẫn vươn lên, hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa chỉ đạo tại buổi làm việc.
Cụ thể, ngành tổ chức thẩm định 113 dự thảo văn bản, góp ý gần 1.000 lượt văn bản của Trung ương và TP Đà Nẵng, thực hiện tốt công tác hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp và tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu, phục vụ kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, ngành Tư pháp còn làm tốt công tác hộ tịch, chứng thực..., đảm bảo các hồ sơ đều được giải quyết đúng hạn.
Đặc biệt, với công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý cũng được chú trọng. Cụ thể, yêu cầu 16 văn phòng công chứng hoạt động theo hình thức công ty hợp danh trên địa bàn không thực hiện việc "ký gửi, ký chờ" khi chứng thực các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đảm bảo hơn 100 tổ chức, chi nhánh hành nghề Luật sư tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Liên tục từ năm 2013 đến năm 2018, Sở Tư pháp được Bộ Tư pháp xếp hạng xuất sắc và tặng cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Tư pháp. Đảng bộ Sở Tư pháp được công nhận trong sạch vững mạnh tiêu biểu trong 2 năm 2017, 2018.
Kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đánh giá cao kết quả của Đảng ủy Sở Tư pháp trong công tác lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Bí thư Thành ủy lưu ý, thành phố đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW với rất nhiều nhiệm vụ đang đặt ra. Trong đó, Sở Tư pháp có vai trò rất lớn cùng các sở, ngành trong tham mưu cho thành phố cơ chế, chính sách mới cho thành phố phát triển. Cơ chế, chính sách mới đảm bảo cho thành phố tạo được bước phát triển đột phá nhưng không đụng chạm đến thể chế, đảm bảo đúng pháp luật. Trước mắt, Sở Tư pháp cần tích cực tham mưu cho UBND thành phố tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc pháp lý các dự án lớn của thành phố, các dự án liên quan đến việc thực hiện Kết luận số 2852/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, nhiệm vụ phát triển thành phố phía trước còn nặng nề và nhiều khó khăn, thách thức, sở Tư pháp phải nỗ lực, mạnh dạn hơn nữa trong tham mưu cho lãnh đạo thành phố tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thậm chí là dũng cảm hơn chứ không tham mưu cho đảm bảo an toàn. Ngoài ra, Sở Tư pháp tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo khi ban hành phải đúng thẩm quyền của từng cấp chính quyền. Mặt khác, tiếp tục rà soát các văn bản hết hiệu lực, ban hành quá lâu, không còn hiệu lực và kiện toàn đội ngũ cán bộ pháp chế chuyên trách tại các sở, ngành để phát huy trách nhiệm của các đơn vị này trong công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Theo CAĐN
TP.HCM xử lý hơn 50 đảng viên sai phạm do dân phát hiện "Năm 2018, TP.HCM đã xử lý trên 100 cán bộ, công chức, trong đó trên 50 đảng viên có sai phạm do nhân dân phát hiện" - Bí thư Nhân thông tin. Trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 20-6 của Tổ đại biểu số 10 (đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM) tại quận 8, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu...