Hơn 100 triệu thông tin thẻ tín dụng bị tin tặc tung lên Dark Web
Tin tặc đã tấn công và làm rò rỉ hàng trăm triệu thông tin ghi nợ của người dùng trên toàn thế giới trên các trang Dark Web.
Hơn 100 triệu thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp từ Juspay
Các cuộc tấn công an ninh mạng để đánh cắp thông tin nhạy cảm không phải là điều mới mẻ trong thế giới bảo mật. Những kẻ tấn công thường khai thác các lỗ hổng và đánh cắp thông tin được mã hóa từ các hệ thống máy chủ. Và theo tin tức mới nhất, thông tin bí mật của hơn 100 triệu người dùng thẻ tín dụng đã có mặt trên Dark Web.
Theo thông tin thu được, các dữ liệu bị rò rỉ này chứa nhiều thông tin cá nhân của người dùng như tên, số điện thoại, địa chỉ email và bốn chữ số đầu tiên và cuối cùng của thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ. Theo các chuyên gia bảo mật, những kẻ tấn công đã đánh cắp dữ liệu này từ một dịch vụ có tên Juspay. Juspay thông báo trước đó rằng những kẻ tấn công đã truy cập vào dữ liệu bí mật của khách hàng trong khoảng thời gian từ tháng 3.2017 đến tháng 8.2020. Nhưng chúng không thể tìm thấy thông tin thanh toán đầy đủ hoặc dữ liệu cụ thể của các giao dịch, dữ liệu chỉ là các thông tin nhạy cảm khác nhau như số thẻ tín dụng không đầy đủ do bị che giấu và ngày hết hạn.
Điều đáng chú ý là Juspay xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi ngày, phục vụ các dịch vụ phổ biến như Swiggy, Amazon, MakeMyTrip… Điều đó có nghĩa là dữ liệu của những người đã sử dụng dịch vụ có thể nằm đâu đó trong hơn 100 triệu thông tin rò rỉ nói trên.
Theo các nhà nghiên cứu bảo mật, tin tặc đang cố gắng rao bán những thông tin này với giá cao và chủ yếu yêu cầu thanh toán bằng tiền ảo Bitcoin.
Video đang HOT
'Cá nhân X': Tin tặc bí ẩn dám cả gan đánh cắp 1 tỷ USD tiền Bitcoin từ ông trùm dark web
Sau khi đánh cắp gần 70000 BTC từ ông trùm của Silk Road, hacker bí ẩn này đã 'ôm chặt' số tài sản khổng lồ này trong suốt nhiều năm, trước khi giao nộp toàn bộ cho chính phủ Mỹ vào ngày 3/11
Vào ngày hôm qua, cộng đồng tiền điện tử thế giới đã dồn mọi sự chú ý về một phi vụ giao dịch được đánh giá là 'bom tấn', khi 69369 Bitcoin (BTC) có giá trị gần 1 tỷ USD vừa được rút ra khỏi một chiếc ví điện tử đã không hoạt động kể từ năm 2015.
Theo các chuyên gia về tiền điện tử, số BTC trong ví thuộc sở hữu bởi Silk Road - website ẩn danh trên dark web chuyên buôn bán các loại mai thúy cũng như các mặt hàng trái pháp luật. Vào 2013, website này bị chính phủ Mỹ đánh sập. Người sáng lập Silk Road là Ross Ulbricht, vốn là 'chủ nhân' thực sự của hàng chục nghìn BTC, cũng bị kết án tù chung thân 2 năm sau đó.
Ngay sau khi giao dịch này được thực hiện, nhiều chuyên gia đã đưa ra nhiều kịch bản về danh tính cá nhân hoặc tổ chức đứng sau giao dịch động trời này. Với bản chất ẩn danh của các giao dịch trên hệ thống blockchain, rất khó để xác định ai là người đã tiến hành rút số Bitcoin khổng lồ này ra khỏi ví.
Tuy nhiên, chỉ sau 1 ngày, 'tác giả' đứng sau phi vụ chuyển BTC nói trên cuối cùng cũng lộ diện. Đó là chính là chính phủ Mỹ. Đáng chú ý hơn, các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ đã thu giữ số Bitcoin này bằng cách 'thuyết phục' một hacker bí ẩn hoạt động trên dark web, vốn được các tài liệu của tòa án gọi là Cá nhân X.
Ross Ulbricht, 'ông trùm' của Silk Road, đồng thời là chủ sở hữu thực sự của gần 70000 BTC
Hacker bí ẩn nắm giữ số BTC trị giá gần 1 tỷ USD trong suốt 7 năm
Hơn 7 năm đã trôi qua kể từ thời điểm Ross Ulbricht bị cục cảnh sát liên bang Mỹ (FBI) bắt tại một thư viện ở thành phố San Francisco. Khi FBI tiếp cận máy tính xách tay của Ulbricht vào thời điểm đó, các nhân viên điều tra đã rất bất ngờ khi phát hiện phần lớn số Bitcoin mà ông trùm dark web này tích cóp sau những năm tháng buôn bán trên dark web đã 'không cánh mà bay'.
"Việc truy tố thành công người sáng lập Silk Road vào năm 2015 đã để lại câu hỏi trị giá hàng tỷ đô la. Tiền đã đi đâu?" Luật sư Mỹ David Anderson của Quận phía Bắc California cho biết trong một khiếu nại dân sự hôm thứ Năm (5/11).
Để có thể truy tìm số BTC đã biến mất này, Sở thuế vụ Mỹ (IRS) đã nhờ tới sự trợ giúp của công ty phân tích blockchain Chainalysis.
Các điều tra viên của IRS sau đó đã lần ra được 54 giao dịch chuyển hơn 70.000 bitcoin từ ví Bitcoin của Silk Road tới hai ví Bitcoin khác nhau vào 2012. Vào 2013, số BTC nằm ở trong 2 ví này đã được gộp lại tại một ví Bitcoin duy nhất. Sang tới năm 2015, một lượng nhỏ BTC tiếp tục được rút ra để chuyển tới sàn tiền điện tử BTC-e. Kể từ đó cho đến nay, ví Bitcoin nắm giữ số BTC nhiều thứ 4 thế giới này không hề thực hiện bất kỳ hoạt động giao dịch, chuyển nhượng nào khác.
Kết quả điều tra sau này cho thấy, Ross Ulbricht hoàn toàn không thực hiện việc chuyển số BTC trị giá tỷ đô vào thời điểm tháng 4/2013. Ông trùm của Silk Road càng không phải là người chuyển 101 BTC vào năm 2015, thời điểm Ulbricht đã ngồi tù được gần 2 năm.
Việc kiểm tra tài liệu, sổ sách lưu trữ trong máy tính xách tay của Ross Ulbricht cũng xác nhận Silk Road không hề ghi nhận bất kỳ giao dịch mua bán hay rút ra liên quan tới số BTC khổng lồ nói trên. Điều này có nghĩa, ví Bitcoin của Silk Road giờ đã thuộc sở hữu của một hacker, cụ thể ở đây là Cá nhân X.
Sau khi đánh cắp gần 70000 BTC từ ông trùm của Silk Road, hacker bí ẩn "Cá nhân X" đã ôm chặt số tài sản khổng lồ này trong suốt nhiều năm
Theo đơn vị điều tra hình sự của IRS, Cá nhân X đã xâm nhập thành công vào hệ thống của Silk Road vào khoảng giữa tháng 5/2012 và tháng 4/2013 để đánh cắp số BTC khổng lồ của trang web này, trước khi Silk Road bị đánh sập vào tháng 10/2013.
Khá thú vị, các tài liệu của tòa án cũng cho thấy bản thân Ross Ulbricht vào năm 2013 cũng đã sớm tự mình điều tra ra được danh tính của hacker dám 'cả gan' đánh cắp gần 70000 BTC. Vào thời điểm đó, người sáng lập của Silk Road thậm chí còn gửi tối hậu thư tới Cá nhân X để ép buộc hacker này trả lại số BTC đã chiếm đoạt.
Tuy nhiên, Cá nhân X dường như đã phớt lờ những lời đe dọa của Ulbricht. Sau khi Ulbricht bị bắt, xét xử và kết án, hacker này vẫn tiếp tục 'ôm chặt' số BTC mình đã đánh cắp trong một thời gian rất dài, đồng thời lặng lẽ chứng kiến cảnh giá bán Bitcoin bùng nổ vài năm sau đó.
Tuy nhiên, sau 7 năm nắm giữ khối tài sản khổng lồ mà không hề tiêu đến một xu. Cá nhân X cuối cùng cũng các điều tra viên của IRS lần ra được danh tính và tiến hành tiếp cận. Vì một lý do chưa được tiết lộ, hacker này đã chấp nhận yêu cầu giao nộp toàn bộ số BTC đang nắm giữ cho IRS.
Kết quả, vào ngày 3/11/2020, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã ra quyết định tịch thu hơn 69.370 bitcoin, biến đây trở thành vụ tịch thu tiền điện tử lớn nhất trong lịch sử của cơ quan này.
Thông tin của bạn có thể đang được bán trên Dark Web với giá 350.000 đồng Theo nghiên cứu mới từ Digital Shadows, thời điểm này đang có hơn 15 tỉ thông tin bị đánh cắp sẵn sàng được rao bán trên Dark Web (chợ đen dành cho tin tặc). 15 tỉ thông tin người dùng bị đánh cắp bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu đang được rao bán toàn cầu trên Dark Web Nghiên cứu mới...