Hơn 100 trẻ nhập viện vì cúm, bác sĩ chỉ cách cần làm ngay để tránh mắc bệnh này
Hơn 100 bệnh nhân phải nhập viện điều trị với chẩn đoán mắc cúm chỉ trong 1 tuần gần đây, trong đó trẻ em chiếm 90% với các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy cơ vân, viêm tai giữa,….
Đó là tình trạng bệnh nhân đang phải điều trị tại khoa Nội – Nhi – Đông y, bệnh viện tại Đoan Hùng, Phú Thọ.
Không tiêm phòng cúm, cả nhà vào viện
Đáng chú ý, có trường hợp cả gia đình phải vào viện vì cúm và phải “nghỉ lễ” 30/4 và 1/5 luôn ở bệnh viện. Mọi kế hoạch du lịch, nghỉ ngơi trong dịp lễ của gia đình anh Quang đều phải dừng lại do con trai anh có dấu hiệu bị ho, sốt liên tục; tiếp theo là con gái 1 tuổi của anh và anh cũng có những dấu hiệu tương tự.
Khi đến bệnh viện khám, cả ba bố con anh đều được bác sĩ tư vấn phải nhập viện điều trị ngay với chẩn đoán cả ba bị nhiễm cúm A, riêng con trai anh đã có biến chứng viêm phế quản dẫn đến ho nhiều, sốt liên tục.
Vợ anh Quang cho biết, cả hai bé nhà chị chưa hề được tiêm vắc xin cúm trước đó và tất nhiên người lớn thì càng không. Lý do vì chị không rõ độ tuổi nào có thể tiêm vắc xin cúm nên gia đình đã chủ quan, không tìm hiểu.
Nhiều trẻ nhập viện vì mắc cúm biến chứng nặng do không chịu tiêm phòng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền – Phó trưởng khoa Nội – Nhi – Đông y cho biết: Trường hợp cả gia đình phải nhập viện như bệnh nhân Quang không phải hiếm tại khoa. Hiện tại, các bác sĩ trong khoa đang điều trị cho rất nhiều trường hợp là hai chị em, anh em trong cùng một nhà bị cúm và hầu như tất cả các bệnh nhân nhập viện điều trị chưa được tiêm vắc xin cúm trước đó.
Đáng lưu ý là số ca bệnh nhi nhiễm cúm B dẫn đến biến chứng tiêu cơ vân, viêm phổi khá nhiều. Chính vì sự chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cúm mùa chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, tiêu cơ vân.
Biến chứng viêm phổi thường xảy ra ở trẻ em, người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Phòng ngừa bệnh cúm cách nào?
Theo BS. Hiền, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống thật tốt.
Video đang HOT
Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m); mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim….
Tăng cường tập thể dục; ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, cách phòng ngừa chủ động tốt nhất và hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm. Việc tiêm phòng vắc xin cúm không chỉ giúp phòng ngừa chủng cúm mùa đang lưu hành mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm khác do tính miễn dịch chéo trong vắc xin.
Tiêm vắc xin phòng cúm cần được tiêm mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch trung bình một năm. Ngoài ra các virút cúm cũng thay đổi mỗi năm và thành phần vắcxin ngừa cúm được điều chỉnh hàng năm nhằm phù hợp với chủng virút cúm đang lưu hành trên thế giới.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C).
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh… Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.
Biểu hiện của bệnh thường là: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt, ho, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi… Bệnh thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng, gây các biến chứng (viêm phổi…) và có thể dẫn đến tử vong. Một số chủng cúm đã có vắc xin phòng bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.
4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cúm.
5. Người mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang và tránh đến chỗ đông người.
6. Khi có triệu chứng ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Lê Nguyên
Theo Sức khỏe & Đời sống
Mẹo phòng tránh ho khi thời tiết giao mùa ở trẻ nhỏ
Ho là vấn đề khó tránh khỏi ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có những mẹo phòng tránh ho mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.
Ho là vấn đề khó tránh khỏi ở trẻ và có những biến chứng khó lường ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ
Có thể thấy, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus sinh sôi, khiến trẻ nhỏ không thích nghi kịp sẽ dẫn tới hàng loạt dịch, bệnh về đường hô hấp với rất nhiều triệu chứng trong đó ho là phổ biến nhất.
Đối với các bệnh đường hô hấp kèm triệu chứng ho, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó nhằm ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản... Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động bảo vệ trẻ trước khi nhiễm bệnh bằng những mẹo sau:
Rửa tay thường xuyên đối với cả phụ huynh và trẻ nhỏ
Hầu hết các bệnh lây nhiễm, bao gồm cả các bệnh qua đường hô hấp đều lây truyền qua tiếp xúc. Vì vậy, bố mẹ và trẻ có thói quen rửa tay đúng cách và thường xuyên là vô cùng quan trọng giúp hạn chế cơ hội cho virus xâm nhập vào đường hô hấp.
Trẻ nên học thói quen rửa tay hàng ngày để bảo vệ sức khỏe
Trẻ nên học thói quen rửa tay sau khi chơi ở bên ngoài về, trước khi ăn cơm, khi vào nhà vệ sinh, sau khi tay bé chạm vào các con vật cưng như chó, mèo...
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể trực tiếp rửa tay cho bé. Đối với các bé lớn hơn, cha mẹ nên hướng dẫn bé rửa tay đủ các bước cả mu bàn tay, lòng bàn tay và các kẽ ngón tay...
Bên cạnh đó, những người trực tiếp chăm sóc, thường xuyên tiếp xúc với trẻ càng cần có ý thức vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nhanh.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý
Đây là cách tự nhiên, hiệu quả nhất để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, nhằm phòng tránh những bệnh lý về đường hô hấp. Nếu trẻ không được đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, khoa học; thiếu ngủ và thường xuyên mệt mỏi, hệ miễn dịch của bé sẽ suy yếu, khó tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là biện pháp hoàn thiện và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.
Đảm bảo bé ngủ đủ giấc, được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ lớn hơn cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất tinh bột, chất béo, chất đạm vitamin và khoáng chất thiết yếu là cách hiệu quả nhất phòng ngừa ho, cảm cúm, sổ mũi...ở trẻ nhỏ.
Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh để tránh lây lan các bệnh đường hô hấp gây ho
Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để bùng phát các dịch bệnh. Thời điểm này, nhiều trẻ em và cả người lớn có thể cùng đồng loạt nhiễm các virus gây bệnh đường hô hấp. Thậm chí, những người hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh, nhưng vẫn có thể mang virus đang trong giai đoạn ủ bệnh.
Vì hô hấp là bệnh dễ dàng lây lan, nên việc đưa con tới những nơi đông người có thể làm tăng nguy cơ trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, dẫn tới nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh còn có thể được thực hiện bằng cách, cần phải vệ sinh sạch sẽ những nơi trẻ thường tiếp xúc như giường ngủ, đồ chơi, sàn nhà và vệ sinh phòng ngủ cho trẻ...
Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ ổn định
Thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ và độ ẩm cũng thay đổi đột ngột. Lúc này, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ngồi điều hòa quá lạnh, nhiệt độ phòng nên để từ 26-27 độ C vào ban ngày, 27-28 độ C vào ban đêm, nhiêt đô trong nha va ngoai trơi không nên chênh lênh qua 5 đô C. Hạn chế ra vào liên tục phòng điều hòa vì có thể gây sốc nhiệt.
Tiêm phòng cúm giúp phòng chống các bệnh có thể kèm chứng ho
Tiêm phòng cúm là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp
Giao mùa là khoảng thời gian bệnh cúm lây lan nhanh và dễ dàng tạo thành dịch ở nhiều nơi. Cúm là một bệnh lý đường hô hấp với các triệu chứng ho, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi... Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cúm, và thường thì biến chứng cúm ở trẻ có mức độ nguy hiểm hơn so với người lớn. Chính vì vậy, để phòng ngừa các triệu chứng ho nói chung và bệnh cảm cúm nói riêng, cha mẹ có thể chủ động tiêm phòng vaccine cúm cho trẻ.
Theo giadinhvietnam
Trẻ cắt amidan có nguy cơ mắc hen suyễn cao gấp 3 lần bình thường Nghiên cứu mới cảnh báo, trẻ em cắt amidan có nguy cơ bị hen suyễn và các bệnh phổi nghiêm trọng cao hơn gấp 3 lần. Cắt amidan là hoạt động phổ biến trong những năm 1950 và 60, tuy nhiên hiện nay, các nhà khoa học cho biết, thay vì mang tới lợi ích, hành động này có thể gây ra các...