Hơn 100 trận động đất tấn công, siêu núi lửa Yellowstone sẽ nổ tung?
Núi lửa Yellowstone đã có dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ trở lại trong tháng qua, với hơn 100 cơn rung chuyển, nơi đây giống như một quả bom hẹn giờ sẵn sàng nổ tung.
Các hoạt động giám sát từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho thấy đã có 113 trận động đất ở Công viên Quốc gia gần Yellowstone trong 28 ngày qua. Các chấn động tương đối nhỏ, trong đó lớn nhất là chấn động 2,9 độ richter vào ngày 31 tháng 3. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo: “không phải các cuộc động đất lớn mới có thể làm núi lửa phun trào, điều quan trọng là tần suất của chúng.”
Tuy nhiên một số người khác không đồng ý về việc một trận động đất gần núi lửa có thể là dấu hiệu của những điều không hay sắp tới. Jamie Farrell tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake tin rằng đây chỉ là một phần trong chu kỳ tự nhiên của núi lửa Yellowstone, ông nói rằng: động đất xảy ra khá phổ biến ở khu vực Yellowstone.
Núi lửa Yellowstone, nằm ở bang Utah của Mỹ, lần phun trào cuối cùng của nó xảy ra trên quy mô lớn là vào 640.000 năm trước. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), khả năng xảy ra một vụ phun trào lịch sử tiếp theo tại Yellowstone là khoảng 1/730.000. Với 640.000 năm đã trôi qua kể từ vụ phun trào cuối cùng, Yellowstone đang tiến gần đến vụ nổ tiếp theo – nhưng có thể vẫn là hàng ngàn năm nữa.
Tuy nhiên, các chuyên gia đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất xảy ra và đang nghiên cứu làm thế nào một vụ phun trào lớn, có thể quét sạch một vùng rộng lớn của Hoa Kỳ, có thể được ngăn chặn. Một nhân viên của NASA tin rằng anh ta đã tìm ra một cách độc đáo để ngăn chặn một vụ phun trào lớn – bằng cách cho nước lạnh vào các khoang mắc-ma của Yellowstone. Kỹ sư của NASA, Brian Wilcox, hy vọng sẽ ngăn chặn được mối đe dọa của một vụ phun trào siêu tốc bằng cách hạ nhiệt mắc-ma trong bên trong lòng núi lửa.
Video đang HOT
Khoảng 60 đến 70 phần trăm nhiệt lượng được tạo ra bởi Yellowstone thấm vào khí quyển nhưng phần còn lại tích tụ bên trong. Nếu đủ tích tụ, nó có thể tự kích hoạt một vụ phun trào. Bằng cách khoan 10 km vào sâu bên trong Yellowstone, nhân viên NASA tin rằng có thể bơm nước áp lực cao, cho phép chất lỏng mát lạnh có thể hấp thụ một phần nhiệt trước khi chúng bị phun bật trở lại.
Ông Wilcox đã chia sẻ với nhà báo Bryan Walsh trong cuốn sách mới End Times, kế hoạch có thể tốn một số tiền trị giá 3,5 tỷ đô la (2,9 tỷ bảng Anh). Lợi ích của đề xuất là việc sử dụng nước và magma để tạo ra điện địa nhiệt không có carbon với giá rẻ hơn nhiều so với bất kỳ năng lượng thay thế nào hiện có trên thị trường. “Sẽ rất tốt nếu chúng ta rút đi sức nóng của nó trước khi nó có thể gây ra nhiều thiệt hại”- ông Wilcox nói.
Tuy nhiên, những người khác thấy rằng ý tưởng của ông không quá thuyết phục và mang tính khả thi. Nhà khoa học của USGS, Jake Lowenstern, nói với ông Walsh: “tất cả có vẻ phi thực tế!”
Người Việt ở Manila sống trong 'mưa' tro bụi núi lửa
Núi lửa Taal phun trào, phủ thủ đô Manila trong lớp tro bụi dày, khiến nhiều người Việt vô cùng lo lắng.
Tôi cảm thấy rất khó thở, ù tai khi đi ra đường. Khói bụi từ núi lửa Taal toàn mùi khét", Đỗ Thu Hương, một người Việt đang làm việc trong ngành tư vấn tài chính tại Makati, thuộc khu trung tâm Manila, thủ đô Philippines, nói với VnExpress. Makati cách núi lửa đang hoạt động khoảng 90 km.
Taal, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Philippines, bắt đầu phun cột khói cao hơn một km từ ngày 12/1. Ước tính 45.000 người ở trong bán kính 14 km quanh núi lửa được yêu cầu sơ tán.
Giới chức Philippines phát cảnh báo ở mức cao thứ hai về một vụ phun trào có thể xảy ra trong "vài giờ đến vài ngày tới" của Taal. Sân bay Manila tạm đóng.
Theo Hương, bụi từ núi lửa dày đặc như mưa vào tối 12/1. Sáng 13/1, mọi người vẫn đi làm nhưng phải che kín để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Các cửa hiệu bán khẩu trang lọc bụi chống độc đều cháy hàng, giá tăng gấp gần ba lần, lên mức 10 peso (tương đương 0,19 USD) một chiếc.
Ở Philippines được một năm, đây là lần đầu tiên Hương chứng kiến núi lửa hoạt động nên khá lo lắng. Taal có thể tiếp tục phun khói vài ngày nữa, kéo theo động đất. Khu vực Agoncillo, gần núi lửa đã có động đất, gây dư chấn nhẹ ở Makati. Bạn bè Hương cho biết Taal là điểm du lịch nên có đông người. Nhiều người bị kẹt lại do bụi dày đặc và đường trơn.
Lê Thủy, ở Philippines được ba năm và đang làm phiên dịch ở Pasay, Manila, thấy "hoảng" vì bầu trời xám xịt. Tuy nhiên cô phần nào yên tâm vì ở xa núi lửa, các siêu thị lớn vẫn hoạt động, nguồn nước chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Chính quyền khuyến cáo người dân hạn chế ra đường vì khói bụi. Thủy cho hay cô chưa có kế hoạch sơ tán, nhưng "phải theo dõi sát diễn biến".
Cũng ở khu trung tâm Manila, cách núi lửa Taal khoảng 70 km, Trần Đức Tâm, chuyên viên IT, cho biết cả bầu trời thủ đô Philippines phủ bụi dày đặc. Mặt đường cũng tích bụi rất dày, hầu hết mọi người đều hạn chế ra ngoài. Điều khiến Tâm lo nhất là bụi lưu huỳnh bị lan trong không khí, rất độc hại.
Từng trải qua động đất mạnh 6,3 độ hồi tháng 4/2019, Tâm cho hay anh không quá lo lắng về núi lửa nhưng khá bị động vì không thể bay về Việt Nam ăn Tết cùng gia đình.
"Sân bay dự kiến đóng đến ngày 20/1, sau đó thì chưa biết thế nào nên tôi cũng sốt ruột", Tâm nói. Anh mong chính quyền Philippines chú trọng đến việc làm sạch bụi trên đường phố, tăng cường hỗ trợ người dân ở gần khu vực có núi lửa.
Trên các diễn đàn của người Việt ở Philippines, nhiều người chia sẻ thông tin về mức độ nguy hại của núi lửa và các cách bảo vệ sức khỏe.
Có kế hoạch phòng trừ kỹ lưỡng hơn, Hương đã mua sẵn nhiều lương thực để tích trữ, phòng tình huống xấu xảy ra.
"Hiện chính quyền chưa thông báo lịch sơ tán, tôi vẫn theo sát tình hình", cô nói.
Lần gần đây nhất núi lửa Taal phun trào là năm 1977. Ngày 13/1, các nhà địa chất phát hiện nham thạch đang di chuyển từ lòng đất lên miệng núi lửa.
"Một vụ phun trào có thể xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần tới", Renato Solidum, người đứng đầu Viện Núi lửa và Địa chất Philippines, cho biết.
Theo Việt Anh (VNE)
Núi lửa Phiippines phun tro bụi cao 1 km, 8.000 dân được lệnh sơ tán Một núi lửa ở miền nam thủ đô Manila, Philippines hôm nay đã phun khói bụi cao khoảng 1 km, khiến giới chức phải ra lệnh sơ tán khoảng 8.000 dân sống gần miệng núi lửa. Núi lửa Taal phun tro bụi bốc cao lên bầu trời (Ảnh: AFP) Theo Reuters, Viện địa chất và núi lửa Philippines ngày 12/1 đã nâng cảnh...