Hơn 100 tấn titan “bốc hơi”
Ngày 24.1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết sẽ kiểm tra việc thiếu hụt 106 tấn titan tang vật do Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh bảo quản.
Ngày 16.1.2013, Công ty TNHH dịch vụ vận tải An Thy (TP.HCM) ký hợp đồng mua lô hàng hơn 434 tấn titan bán đấu giá, do Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Bình Định tổ chức, với tổng số tiền trên 527 triệu đồng. Sau khi chuyển đủ tiền, Công ty An Thy đến kho của chi nhánh Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart) tại Bình Định nhận hàng thì chỉ có khoảng 328 tấn, thiếu 106 tấn so với hợp đồng (tương đương 130 triệu đồng).
Đoàn xe chở lô hàng hơn 434 tấn titan bị tạm giữ vào tháng 1.2012 – Ảnh: CTV
Lô hàng hơn 434 tấn titan này do Công an Bình Định phối hợp Chi cục QLTT Bình Định phát hiện và tạm giữ từ tháng 1.2012, do đơn vị chủ quản không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Tháng 4.2012, UBND tỉnh Bình Định ra quyết định tịch thu lô hàng và Chi cục QLTT Bình Định được giao bảo quản tang vật để trong kho của Vitranschart, chờ xử lý.
Khó bốc hơi đến 40%
Trao đổi với PV Thanh Niên, một chuyên gia về khai thác titan tại Bình Định (đề nghị không nêu tên), cho biết chuyện trọng lượng titan thay đổi theo điều kiện độ ẩm là có, nhưng chỉ trong khoảng 10-15%. Mỗi khi cân đong nhập hay xuất kho titan, hai bên đều phải có hợp đồng thống nhất điều kiện về độ ẩm tại thời điểm để xử lý tình trạng tăng hay giảm khối lượng titan. Với hơn 434 tấn titan mà hao hụt đến 106 tấn thì tỷ lệ quá cao, khó có thể xảy ra.
Theo ông Lê Công Tâm, Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Định, trách nhiệm để xảy ra thiếu hụt 106 tấn titan thuộc về Chi cục QLTT Bình Định. “Về nguyên tắc, QLTT Bình Định phải giao đủ số titan đã bán trên giấy tờ hoặc trả lại số tiền tương đương 106 tấn titan theo đơn giá trong hợp đồng. Chúng tôi yêu cầu Chi cục QLTT tỉnh phải giải quyết dứt điểm sự việc này với Công ty An Thy trước ngày 31.1.2013″, ông Tâm nói.
Lúng túng xử lý
Theo ông Mai Xuân Hoàng, Phó chi cục QLTT Bình Định, việc hao hụt 106 tấn titan là mức hao hụt trong phạm vi cho phép. Trong những thời điểm khác nhau, điều kiện bảo quản khác nhau, việc cân đong sai lệch là hiện tượng hết sức bình thường (!). Qua thực tế kiểm tra, tỷ lệ hao hụt lưu hành trong hoạt động mua bán titan sa khoáng ở Bình Định là 30-40%. Chi cục QLTT Bình Định không trực tiếp trông coi hơn 434 tấn quặng titan mà ký hợp đồng trách nhiệm với
Video đang HOT
Vitranschart Bình Định. “Thời điểm bị tạm giữ, 434 tấn quặng titan vừa được khai thác nên mức độ ngậm nước còn lớn. Qua một năm sau thì titan rút nước nên nhẹ hơn. Đưa titan về kho Vitranschart thì điều kiện bảo quản cũng chỉ là sân bãi tự nhiên nên việc hao hụt là hệ quả tất yếu”, ông Hoàng nói. Trong khi đó, Vitranschart Bình Định cho biết họ chỉ là đơn vị cho thuê bãi, không phải là hợp đồng thuê giữ hàng với Đội QLTT số 7 (Chi cục QLTT Bình Định).
Bà Nguyễn Thị Hoa, Đội trưởng Đội QLTT số 7, thừa nhận đơn vị này chịu trách nhiệm quản lý lô hàng titan tịch thu trên nhưng vì “mới đảm nhiệm chức Đội trưởng Đội QLTT số 7 hơn 4 tháng nay nên không rõ vì sao bị thất thoát”.
Theo TNO
Không để thất thoát vốn từ ngân hàng
Tiền vốn của ngân hàng có nguy cơ mất mát hoặc hao hụt khi cổ phiếu thế chấp không có giá trị hoặc rơi vào tranh chấp. Trong "kho" tài sản thế chấp có giá trị lớn của các NH, còn bao nhiêu tài sản như thế là điều cần được làm rõ.
Minh họa: DAD
Áp lực cổ đông lớn ?
Ngoài CP của Công ty thép Hòa Phát, ông Nguyễn Đức Kiên còn cầm cố một số CP khác ở ACB.
Việc 20 triệu cổ phần của Công ty thép Hòa Phát (thuộc Tập đoàn Hòa Phát - HPG) của ông Nguyễn Đức Kiên đang thế chấp tại NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đồng thời được bán cho HPG với giá 264 tỉ đồng khiến dư luận sửng sốt. HPG đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm rõ sự việc để bảo vệ quyền lợi cổ đông trong khi ACB khẳng định họ đang nắm giữ số CP này. Ai đúng - ai sai thì chưa rõ nhưng câu hỏi đặt ra là, làm sao một lô CP đã được thế chấp lại có thể mang đi bán dễ dàng như vậy?
Theo nguyên tắc, khi nhận cầm cố, thế chấp bằng CP, NH và người cầm cố phải mang sổ cổ đông đến công ty để phong tỏa số CP này. Chủ tịch HĐQT và kế toán của công ty sẽ ký xác nhận và khi đó, số CP này không được quyền chuyển nhượng. Việc này cũng như khi thế chấp bằng bất động sản, hai bên phải làm thủ tục công chứng để bảo đảm bất động sản đó không được tiếp tục sang nhượng hay mang đi thế chấp ở nơi khác.
Đây là khâu không thể thiếu trong quản trị rủi ro ở các NH. Vì không thực hiện các thủ tục này, chủ sở hữu hoàn toàn có thể làm đơn cớ mất để xin cấp lại giấy tờ. Khi đó, NH sẽ mất trắng.
Nếu làm đúng nguyên tắc nói trên, CP của ông Nguyễn Đức Kiên đã thế chấp ở ACB không thể tiếp tục sang nhượng cho HPG. Nhưng nếu ACB đã thực hiện phong tỏa số CP này thì HPG càng không thể "sập bẫy" bỏ ra 264 tỉ đồng để mua số CP này khi họ sở hữu tới 85% cổ phần Công ty thép Hòa Phát, đơn vị ký xác nhận phong tỏa số CP. Như vậy, xảy ra 2 khả năng, hoặc là số CP này đã không được phong tỏa, HPG thắng thế vì CP vẫn ở trong tay họ. Cũng có nghĩa là CP cầm cố ở ACB thực tế chỉ còn là tờ giấy, ACB bị mất vốn. Ngược lại, nếu NH đúng thì HPG mất vốn.
Sự việc này cũng tương tự như vụ dùng 25 triệu cổ phiếu của Công ty Bianfishco, trị giá 250 tỉ đồng, đi thế chấp 2 NH rồi tiếp tục bán cho bên Công ty Hồ Mây của bà Diệu Hiền, Tổng giám đốc Bianfishco lúc đó. Nếu NH đúng thì Công ty Hồ Mây sai. Vậy không lẽ khi bỏ ra số tiền hàng trăm tỉ đồng để mua CP của bà Diệu Hiền, Công ty Hồ Mây không làm thủ tục chuyển giao sở hữu (sang tên)? Nếu thiếu bước quan trọng này, người bán hoàn toàn có thể đi bán cho người khác nữa.
Trong khi thông thường, ngay cả ra công chứng thì người mua cũng phải "chắc ăn" đến độ, chuyển tên xong mới giao tiền thì hà cớ gì các công ty này lại chấp nhận rủi ro cực lớn về mình như vậy? Phải chăng áp lực của cổ đông lớn khiến NH bỏ qua cả những chuẩn mực về quản trị rủi ro trong việc cấp vốn?
Nhiều dạng rủi ro mất vốn
Trường hợp cá nhân sở hữu CP đã lưu ký muốn bán phải lên trung tâm lưu ký, mở tài khoản giao dịch trực tiếp trên thị trường chứ không phải đưa CP rồi nhận tiền. CP không phải là tờ giấy để muốn bán cho ai thì bán.
Đây là chuyển sở hữu, trung tâm lưu ký sẽ làm công việc chuyển giao và đảm bảo quyền sở hữu cho cổ đông. Nếu công ty chưa đại chúng thì Sở Kế hoạch - Đầu tư thay đổi giấy phép trong trường hợp là cổ đông sáng lập, cổ đông lớn. Còn với các cổ đông nhỏ, giao dịch nhỏ, sẽ phải làm chuyển sổ cổ đông.
Theo một chuyên gia tài chính tại TP.HCM
Hai trường hợp trên cho thấy rủi ro của những hợp đồng mua bán, cầm cố, thế chấp để vay vốn NH bằng CP là hết sức lớn.
Nguy hiểm hơn là tình trạng có những cá nhân là cổ đông lớn của chính CP mà họ mang đi giao dịch với NH để vay vốn. Họ hoàn toàn có thể tự ký xác nhận phong tỏa cho một nơi rồi tiếp tục ký hợp đồng bán cho một nơi khác cho cùng một lô CP. Trường hợp bà Diệu Hiền là minh chứng rõ nhất. Một tay ký xác nhận phong tỏa lô 25 triệu CP của Công ty Bianfisco khi mang cầm cố NH còn một tay kia bà vẫn ký bán chính lô CP này cho Công ty Hồ Mây.
Trong "kho" của nhiều NH hiện nay, tài sản thế chấp, đảm bảo bằng CP, chứng thư bảo lãnh cho các hợp đồng vay vốn nhưng rất nhiều CP, chứng thư có nguy cơ chỉ là tờ giấy không có giá trị. Đầu tiên là trường hợp CP đã được sang nhượng nhưng vẫn được NH chấp nhận làm tài sản đảm bảo.
Trường hợp thứ 2 là CP cầm cố của những công ty không có vốn, hoặc vốn quá nhỏ, không đáng kể. Chúng ta đều biết, ngoài những ngành có điều kiện, bắt buộc phải thực góp vốn pháp định, còn rất nhiều công ty vốn chỉ là đăng ký mà không thực góp. Nên CP, cổ phần của các công ty này không có giá trị bao nhiêu. Các loại CP này được chấp nhận là tài sản đảm bảo thì nguy cơ mất vốn của NH là cực lớn.
Trường hợp thứ 3 là tài sản bảo đảm bằng chứng thư bảo lãnh không giá trị. Thực tế đã chứng minh không ít chứng thư được ký bởi những người không có thẩm quyền ký hoặc có thẩm quyền nhưng đã hết hạn mức. Vụ Giám đốc chi nhánh Agribank Hồng Hà bị bắt và khởi tố về hành vi "lạm quyền trong khi thi hành công vụ" do ký chứng thư bảo lãnh thanh toán là minh chứng điển hình. Cần làm rõ trong "kho" tài sản đảm bảo của không ít NH, chứng thư bảo lãnh chiếm giá trị mức nào, bao nhiêu chứng thư rơi vào tình trạng nói trên?
Chỉ khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hay khi Công ty Bianfisco của bà Diệu Hiền đối diện với phá sản, các vụ việc này mới đổ bể. Lãi suất không thể giảm có phải vì bù đắp cho những khoản hụt vốn dạng này? Vậy việc kiểm soát dòng vốn của NH bình thường được thực hiện thế nào? Ai giám sát, quản lý?...
Còn quá nhiều điều cần phải được làm rõ và chấn chỉnh trong việc làm lành mạnh hoạt động của các NH.
Theo TNO
4 năm, hơn 13 tỷ đồng "bốc hơi" từ chương trình kiên cố hóa trường học Chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm thực hiện Đề án chương trình kiên cố hóa trường học, nhà công vụ cho giáo viên nhưng đã có tới 13 tỷ đồng từ chương trình này bị "bốc hơi"! Nghệ An còn quá nhiều trường học tạm thế này, trong khi đó chương trình kiên cố hóa trường học, nhà công vụ cho giáo...