Hơn 100 phụ nữ, trẻ em gái tố lính Liên Hợp Quốc lạm dụng tình dục
Hơn 100 người ở nước Cộng hoà Trung Phi lên tiếng về các vụ lạm dụng tình dục của lính gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc và lính Pháp, trong đó có cả việc quan hệ tình dục với động vật.
Lực lượng MINUSCA của LHQ đang chấn động trước làn sóng cáo buộc rằng quân gìn giữ hoà bình ở Cộng hoà Trung Phi cưỡng hiếp và lạm dụng phụ nữ, thiếu nữ. Ảnh: AFP
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon “bị sốc đến tận xương tuỷ” trước các cáo buộc mới xuất hiện, sau khi một đội của Liên Hợp Quốc (LHQ) đi tới tỉnh Kemo, miền nam Cộng hoà Trung Phi để phỏng vấn các phụ nữ và thiếu nữ.
“Chúng ta phải đối mặt với thực tế là một số lính được cử tới để bảo vệ người dân nhưng thay vào đó lại hành động với trái tim đen tối”, AFP dẫn lời phát ngôn viên Stephane Dujarric của LHQ nói.
Video đang HOT
Đến nay, các nhân viên về nhân quyền của LHQ đã phỏng vấn 108 người được cho là nạn nhân, trong đó “đa số” là các cô gái chưa đến tuổi trưởng thành bị lính nước ngoài cưỡng hiếp, lạm dụng tình dụng và lợi dụng, ông nói.
Theo tổ chức AIDS-Free World, một tổ chức theo dõi các vụ lạm dụng tình dục, ba cô gái nói họ bị một người lính thuộc lực lượng Sangaris của Pháp trói, lột đồ, và buộc họ quan hệ tình dục với chó để đổi lấy tiền. Tổ chức này còn cho biết mỗi cô gái nhận 5.000 Franc Trung Phi, tương đương 9 USD sau khi quan hệ với chó, và cô gái thứ 4 sau đó qua đời không rõ vì bệnh gì.
AP dẫn lời ông Dujarric cho biết LHQ không thể xác nhận về báo cáo của AIDS-Free World, nhưng nói cuộc điều tra đang tiếp diễn.
Những lời cáo buộc xuất hiện từ năm 2013 đến năm ngoái và vượt xa con số 12 vụ cáo buộc lạm dụng tình dục và lợi dụng ở Cộng hoà Trung Phi mà LHQ tháng trước báo cáo.
Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền, cho biết tổ chức đang xem xét nghiêm túc các cáo buộc và cuộc điều tra “không được bỏ sót một ngóc ngách nào”. Ông Hussein cũng cho rằng các nước gửi quân sẽ phải trừng phạt những kẻ thực hiện hành vi phạm tội với các bản án thích đáng.
Lực lượng can thiệp Sangaris được gửi tới Cộng hoà Trung Phi năm 2013. Những người lính này không thuộc phái đoàn gìn giữ hoà bình MINUSCA của Liên Hợp Quốc, nhưng được lệnh của Hội đồng Bảo an để tái thiết hoà bình ở nước này. Hội đồng Bảo an cũng đang nghe báo cáo về các vụ lạm dụng tình dục, trong đó có những hành vi của lính gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc ở Burundi và Gabon, cũng thuộc MINUSCA.
Trọng Giáp
Theo VNE
Cuộc mặc cả mới cho vị trí tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Nhiệm kỳ của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon, người Hàn Quốc, mãi đến cuối năm nay mới kết thúc và việc bầu người kế nhiệm sẽ diễn ra ở khóa họp Đại hội đồng LHQ vào mùa thu tới.
Cuộc chạy đua giành chiếc ghế do ông Ban Ki-moon để lại đã bắt đầu sôi động - Ảnh: AFP
Nhưng hiện tại, cuộc chạy đua giành chiếc ghế này đã bắt đầu sôi động. Các nước châu Âu đã lên tiếng đòi quyền cử người của họ. Lần cuối cùng một người châu Âu đảm trách cương vị Tổng thư ký LHQ là ông Kurt Waldheim, người Áo, từ 1972 - 1981.
Giữa các thành viên khác của LHQ dường như không có bất đồng quan điểm về việc một người châu Âu sẽ kế nhiệm ông Ban. Nhưng giữa các nước châu Âu với nhau lại không có sự nhất trí quan điểm về người đại diện, cụ thể là người này thuộc vùng nào của châu Âu hay đến từ quốc gia thuộc phe phái, tổ chức, liên minh liên kết nào ở châu Âu.
Sự bất đồng quan điểm này sẽ không đến nỗi khó khắc phục nếu như không có chuyện Nga có quyền phủ quyết mà một khi phụ thuộc vào Nga thì lại không thể tách rời thực trạng mối quan hệ chẳng tốt đẹp gì giữa Mỹ, EU và NATO với Nga. Mỹ và EU cùng một số đồng minh khác vẫn duy trì chủ ý cô lập Nga về chính trị, trừng phạt Nga về kinh tế. Nga có thể sử dụng quyền phủ quyết này để làm phá sản mọi chủ định nhân sự của EU. Tức là sẽ phải có cuộc mặc cả mới. Vừa rồi, phía Nga đã cho biết muốn một đại diện của các nước ở Đông Âu trở thành tổng thư ký mới của LHQ.
Mục đích của Nga trước hết là nhắc nhở các nước châu Âu rằng thỏa hiệp với Moscow trước còn hơn là sẽ bị phủ quyết sau ở LHQ, là phải "có đi có lại" mới đạt được mục đích. Đó cũng còn là cách Nga phân rẽ các nước Đông Âu với các nước Tây và Bắc Âu.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tổng thư ký LHQ gặp gỡ 'nô lệ tình dục Nhật Bản' hiếm hoi còn sống Hôm 11-3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã gặp gỡ một trong số chưa tới 50 nạn nhân còn sống sót của hệ thống nhà thổ thời chiến do quân đội Nhật Bản tổ chức. Trong thời chiến, rất nhiều phụ nữ Trung Quốc và Hàn Quốc đã bị buộc trở thành nô lệ tình dục phục vụ cho quân...