Hơn 100 nhà khoa học viết thư ngỏ phản đối điều chuyển 1 viện trưởng
Các nhà khoa học ngôn ngữ trong nước và quốc tế không đồng tình trước thông tin được cho là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ điều chuyển công tác GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ.
114 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã nhất loạt ký tên phản đối trong bức thư chung gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Bức thư nêu ra thời kỳ khó khăn của Viện Ngôn ngữ học cùng những bước phát triển về mặt nghiên cứu và hợp tác quốc tế cho đến hiện tại.
Những kết quả này, theo nhóm các nhà khoa học “là nhờ vào tâm huyết và khả năng tổ chức thuyết phục của lãnh đạo Viện, trong đó có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp”.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng liệt kê những đóng góp cá nhân của GS. Hiệp đối với ngành Ngôn ngữ học Việt Nam và đề nghị lãnh đạo Viện Hàn lâm hãy cân nhắc hậu quả của việc xáo trộn tổ chức, xem xét lại dự kiến điều chuyển GS Hiệp qua công tác ở một viện khác.
Video đang HOT
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Bức thư khẩn do các nhà nghiên cứu đến từ Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cũng nhấn mạnh lo ngại về “sự liên tục và ổn định trong hợp tác quốc tế với các nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới có thể sẽ bị đứt gãy”.
GS James Martin (ĐH Sydney, Úc), một GS hàng đầu của trường phái ngôn ngữ học chức năng hệ thống hiện nay nhìn nhận GS Hiệp đã “làm xuất sắc vai trò của mình trong những năm qua, góp phần làm tăng năng lực nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam qua các khoá tập huấn và hội thảo có tương tác với các đồng nghiệp quốc tế. Viện Ngôn ngữ học phải được dẫn dắt bởi một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực này”.
Ở trong nước, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia về Ngôn ngữ học và Văn hóa học đánh giá, sự việc này đã cho thấy những biến động liên quan đến Viện ngôn ngữ học không phải chỉ là chuyện của riêng Viện mà rộng hơn thế.
Theo GS Thêm, thời điểm GS Hiệp làm Viện trưởng của Viện Ngôn ngữ từ năm 2012 là năm rất khó khăn của khi nhiều cán bộ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu, trong khi cán bộ trẻ lại chưa hội đủ kinh nghiệm lẫn chuyên môn để thay thế.
Trong 7 năm, Viện Ngôn ngữ học cũng đã làm được rất nhiều việc quan trọng mà lớn nhất là “nâng cao vị thế của ngôn ngữ học nước nhà trên trường quốc tế. Điều đó thể hiện thông qua những công bố quốc tế và tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học quốc tế với sự tham gia của những nhà ngôn ngữ học danh tiếng trên thế giới như GS. James Martin”.
GS Thêm cho rằng, những kết quả như vậy không phải viện nào cũng làm được và không phải viện trưởng nào cũng có thể làm được.
“Cho nên, dự định điều chuyển nhân sự của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dường như không phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cộng đồng ngôn ngữ học”, GS Thêm nhận định.
Còn theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc điều chuyển này nếu diễn ra sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết phân tích hiệu quả đối ngoại phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. Mặt khác, người thay thế nếu thuộc chuyên môn khác sẽ rất khó, bởi “đã là viện nghiên cứu, người đứng đầu phải đúng chuyên môn”.
Thúy Nga
GS Ngô Bảo Châu làm giáo sư trung tâm nghiên cứu nổi tiếng nhất nước Pháp
GS. Ngô Bảo Châu đã chính thức trở thành giáo sư của Collège de France (Pháp).
GS Ngô Bảo Châu - Ảnh: VietnamPlus
Theo thông tin từ Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, Bộ GD&ĐT (VIASM), ngày 12/3 vừa qua, GS. Ngô Bảo Châu đã đọc bài giảng khai mạc (inaugural lecture), chính thức trở thành giáo sư của Collège de France - trung tâm nghiên cứu khoa học nổi tiếng nhất của Pháp. Trung tâm này được thành lập từ năm 1530, với thành viên là những bộ óc ưu tú nhất của nước Pháp trên tất cả mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học, nghệ thuật...
Ngày nay, thành viên của Collège de France gồm khoảng 52 giáo sư thuộc tất cả các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, khảo cổ học, ngôn ngữ học... và nhiều lĩnh vực khác của khoa học, nghệ thuật và nhân văn. Trong số này, có 10 người không phải gốc Pháp;
Có 21 nhà bác học được giải thưởng Nobel, 8 nhà toán học được trao tặng huy chương Fields. Phương châm của Collège de France là "Docet Omnia", có nghĩa là Teaches everything - giảng dạy tất cả, và mục tiêu là "teach science in the making" (có thể hiểu là giảng dạy những tri thức khoa học ngay khi còn đang trong quá trình hình thành).
Collège de France được nhà vua Francis I thành lập vào năm 1530, là tổ chức nghiên cứu và đào tạo nổi tiếng và độc đáo nhất của nước Pháp. Từ thế kỷ thứ 16, Collège de France đã thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu đỉnh cao và tham gia giảng dạy, truyền bá tri thức.
GS Ngô Bảo Châu hiện đang là Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.
NGHIÊM HUÊ (tienphong.vn)
Nỗi lo "từ điển rác" Năm 2014, dư luận dậy sóng bởi câu chuyện "từ điển Vũ Chất" - một cuốn từ điển xuất bản ở miền Nam trước 1975 với vô vàn những sai sót, ngô nghê được nhiều nhà xuất bản liên kết tái bản với chỉ dẫn "dành cho học sinh". Cuốn sách này nhanh chóng bị thu hồi. Ảnh minh họa Cũng trong dịp...