Hơn 100 người thương vong vụ đánh bom kép tại nhà thờ Philippines
Hai quả bom liên tiếp phát nổ nhằm vào đám đông đi lễ nhà thờ Công giáo ngày 27/1 ở đảo Jolo, Philippines khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.
Lực lượng quân đội Philipines tại hiện trường vụ nổ ngày 27/1
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi Sáng (SCMP) dẫn lời các quan chức Philippines cho biết quả bom đầu tiên đã phát nổ bên trong nhà thờ trên đảo Jolo, sau đó vụ nổ thứ hai xảy ra bên ngoài cổng nhà thờ khi lực lượng chính phủ đang nỗ lực sơ tán và giải cứu người bị nạn.
Người đứng đầu cơ quan Cảnh sát quốc gia Philippines Oscar Albayalde, vụ đánh bom khiến ít nhất 20 người chết và 81 người khác bị thương, bao gồm cả quân đội và dân thường.
Nguồn tin của SCMP cho hay, những người thiệt mạng bao gồm 15 thường dân và 5 binh sĩ. Trong số những người bị thương có 14 binh sĩ, 2 cảnh sát và 65 thường dân.
Lực lượng chức năng đưa người bị nạn ra khỏi nhà thờ
Video đang HOT
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy các mảnh vỡ và thi thể nằm trên con phố đông đúc bên ngoài Nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmel, địa điểm bị đánh bom.
Quân lính vây kín con đường chính dẫn đến nhà thờ trong khi các phương tiện vận chuyển người chết và bị thương đến bệnh viện. Một số người bị thương được sơ tán bằng máy bay đến thành phố Zamboanga gần đó.
Trong một tuyên bố đưa ra ngay sau vụ tấn công, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói: “Tôi đã chỉ đạo quân đội tăng mức độ cảnh báo, bảo vệ tất cả các địa điểm tôn giáo và nơi công cộng, khởi động biện pháp an ninh để chủ động ngăn chặn các kế hoạch thù địch”.
Trong khi đó, văn phòng tổng thống ở Manila đưa ra tuyên bố của nhà lãnh đạo Rodrigo Duterte, khẳng định: “Manila sẽ truy lùng những thủ phạm tàn nhẫn đứng sau tội ác tàn khốc này cho đến khi chúng bị đưa ra công lý và bị đưa vào song sắt. Luật pháp sẽ không tha thứ cho chúng”.
Hiện vẫn chưa có cá nhân hay tổ chức nào lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Đảo Jolo, thuộc tỉnh Sulu, từ lâu đã không còn yên bình bởi sự hiện diện của Abu Sayyaf, phiến quân bị Mỹ và Philippines đưa vào danh sách đen các tổ chức khủng bố với hoạt động đánh bom, bắt cóc và chặt đầu tàn bạo.
Ngoài Abu Sayyaf, các phiến quân khác ở Sulu còn có một nhóm nhỏ các tay súng thánh chiến trẻ tuổi, có liên kết với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, cũng đã từng thực hiện các vụ tấn công, bao gồm bắt cóc và chặt đầu.
Thùy Dương (Theo SCMP)
Theo baogiaothong
Lo Mỹ trừng phạt, Philippines từ chối vũ khí Nga
Philippines xác nhận họ sẽ mua các trực thăng quân sự của Mỹ mà không ký hợp đồng với Nga dù Moscow đưa ra mức giá tốt hơn, do Manila quan ngại sẽ bị rơi vào "danh sách đen" của Washington nếu mua vũ khí của Nga.
Trực thăng Black Hawk (Ảnh: Reuters)
Sputnik ngày 7/12 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thông báo rằng nước này đã quyết định sẽ mua 16 trực thăng quân sự Black Hawk của Mỹ thay vì mua Mi-171 của Nga. Thương vụ vũ khí này trị giá khoảng 240 triệu USD.
Trước đó, Philippines tính mua trực thăng Bell 412 của Canada nhưng thương vụ đã không thành vì Canada lo ngại Manila có thể sử dụng các vũ khí này tấn công phiến quân địa phương. Tổng cộng, Philippines đã cân nhắc 4 lựa chọn gồm 2 trực thăng kể trên cùng Surion của Hàn Quốc, và AgustaWestland's AW139 do Anh-Italy sản xuất.
Ông Lorenzana nói rằng không quân Philippines sẽ ký hợp đồng với Mỹ dù Nga đưa ra mức giá rẻ thứ 2 khi bán Mi-171.
"Sẽ rất khó để thanh toán cho Nga vì các lệnh trừng phạt của Mỹ", ông Lorenzana thừa nhận.
Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA) được thông qua hồi năm ngoái. Đây là đạo luật cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống các quốc gia mua vũ khí của Nga.
Dù bị cảnh báo trừng phạt nhưng một số quốc gia, trong đó có đồng minh của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ vẫn kiên quyết mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. Indonesia cũng đã ký hợp đồng trị giá 1,154 tỷ USD mua 11 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 dù trước đó có thông tin rằng thương vụ bị tạm hoãn do các ngân hàng không tham gia vào thương vụ, quan ngại sẽ bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt.
Black Hawk là một máy bay trực thăng đa dụng bốn cánh quạt, hai động cơ hạng trung. Loạt trực thăng Black Hawk có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với quân nhân, thiết bị chiến tranh điện tử và giải cứu đường không. Chiếc UH-60A Black Hawk chính thức trở thành máy bay trực thăng vận tải chiến thuật của Quân đội Mỹ năm 1979. Sau khi đi vào phục vụ, chiếc trực thăng được chuyển đổi cho các vai trò và phi vụ mới, gồm cả rải mìn và cứu thương.
Mi-171 là loại trực thăng do Nga nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở máy bay tiền nhiệm Mi-17. Trực thăng này nổi bật với khả năng hoạt động ổn định ở độ cao lớn. Ngoài ra, tính cơ động là một điểm mạnh của máy bay khi nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau từ vận tải hàng, binh sĩ, trinh sát và tác chiến điện tử.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Giá đắt hơn, Philippines vẫn mua trực thăng của Mỹ thay vì của Nga Philippines sẽ mua 16 máy bay trực thăng Black Hawk từ Tập đoàn máy bay Sikorsky (Mỹ) trị giá 240 triệu USD do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu quân sự của Nga. Theo Reuters hôm 7-12, ban đầu, Philippines đồng ý mua 16 chiếc trực thăng Bell 412 của Canada. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị hủy bỏ...